‘Có tiêu cực trong hoạt động thanh tra’
Phủ nhận việc lựa chọn “hệ số an toàn cao” trong thanh tra các vụ liên quan quan tới tham nhũng song Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh thừa nhận, có tiêu cực trong đội ngũ cán bộ.
Tại phiên chất vấn Tổng thanh tra Chính phủ sáng 22/8, đại biểu Lê Như Tiến đã dẫn số liệu về báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng của Chính phủ. Theo đó, toàn ngành thực hiện gần 63.000 cuộc thanh tra, kết thúc gần 53.000 vụ, tuy nhiên, số vụ chuyển cơ quan điều tra chiếm chưa tới 1%, còn lại là xử lý hành chính.
“Báo cáo thừa nhận thất thoát tài sản liên quan tới tham nhũng được phát hiện và xử lý lên tới hàng nghìn ha đất, hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng với số vụ chuyển cơ quan điều tra ít như vậy, có xu hướng hành chính hóa các vụ tham nhũng không?”, ông Tiến đặt câu hỏi.
Vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng cũng yêu cầu Tổng thanh tra trả lời liệu có việc né tránh, sợ va chạm hoặc lựa chọn “hệ số an toàn cao” trong thanh tra các vụ liên quan tới tham nhũng.
Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh thừa nhận có tiêu cực, nhũng nhiễu, để lộ lọt thông tin trong đội ngũ thanh tra viên. Ảnh: N.Hưng.
Video đang HOT
Theo Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh, nguyên nhân số vụ chuyển cơ quan điều tra ít là do mục đích thanh tra chủ yếu tìm ra mặt làm được, chưa được của đối tượng thanh tra để chấn chỉnh sai phạm, thiếu sót, đặc biệt là thực hiện kết luận sau thanh tra.
“Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chúng tôi phải bàn bạc với cơ quan điều tra để thống nhất dấu hiệu để chuyển sang. Cho nên sai phạm nhiều, xử lý hành chính nhiều, chuyển cơ quan điều tra ít”, ông Tranh trả lời.
Giải thích về việc ra kết luận chậm, ông Tranh cho biết, công tác thanh tra phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, thanh tra theo đúng các nội dung mà quyết định thanh tra đã ban hành. “Sau khi thanh tra, để tạo sự đồng thuận của các cơ quan chức năng chuyên ngành, chúng tôi lấy ý kiến của các cơ quan đó làm sao cho chính xác, trung thực, khánh quan. Vì vậy, kết luận thanh tra có phần chậm nhưng không phải là e ngại hay chọn hệ số an toàn cao”, ông Tranh nói
Cũng liên quan tới hoạt động của ngành thanh tra, đại biểu Lê Như Tiến phản ánh về tiêu cực, nhũng nhiễu của thanh tra viên. Quá trình thanh tra, cơ quan, doanh nghiệp phải lo chăm sóc chu đáo, khi thanh tra về phải lo tiễn đưa hậu hĩnh, “kính gửi đậm đà”…
“Đó là các khoản lệ phí gia tăng theo kiểu luật bất thành văn. Đây có phải là nguyên nhân có của hàng trăm cuộc thanh tra không có kết quả?”, đại biểu Tiến chất vấn.
Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh thừa nhận có tiêu cực, nhũng nhiễu, để lộ lọt thông tin trong đội ngũ thanh tra viên. Từ năm 2007 tới 2012, 16 cán bộ thanh tra đã bị xử lý, trong đó 2 người bị xử lý hình sự, một người bị buộc thôi việc.
Trả lời câu hỏi về giám sát việc kê khai tài sản để góp phần chống tham nhũng của đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau), ông Tranh cho hay, hàng năm trên 100.000 cán bộ, công chức thuộc diện kê khai tài sản. Song, việc này rất hình thức và không công khai. “Tới đây sửa luật phòng, chống tham nhũng, mở rộng đối tượng kê khai, buộc phải công khai tại nơi làm việc, nơi cư trú, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm”, ông Tranh nói
Ông Huỳnh Phong Tranh cho hay, trong thời gian qua, số lượng các vụ khiếu nại tố cáo tăng cao, nguyên nhân là do do có nhiều vụ việc chưa giải quyết đến nơi đến chốn. Trách nhiệm này thuộc các cấp, các ngành, trong đó có Thanh tra Chính phủ. Hiện, còn 528 vụ việc kéo dài, tình hình rất phức tạp, gây mất ổn định. Thanh tra Chính phủ đang tiến hành rà soát giải quyết 300 vụ việc.
Kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu người đứng đầu Thanh tra Chính phủ thúc đẩy việc giải quyết cơ bản các vụ khiếu kiện tồn đọng phức tạp ở cấp trung ương và địa phương trong thời gian từ nay tới năm 2013, đồng thời, không để hoặc hạn chế tối đa phát sinh các vụ việc mới.
Nói về hoạt động của thanh tra đối với đấu tranh phòng chống tham nhũng, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, đây là “trách nhiệm lớn của Thanh tra Chính phủ trước Đảng, Nhà nước và nhân dân”. “Đề nghị các đồng chí chỉ đạo, trong quá trình thanh tra, có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cho cơ quan điều tra để phối hợp và xử lý nghiêm”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói.
Liên quan tới hoạt động thanh tra các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Chủ tịch Quốc hội giao nhiệm vụ ngành thanh tra góp phần ngăn chặn thất thoát và cũng như tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Theo VNE
Phát hiện tham nhũng, chuyển ngay sang cơ quan điều tra
Trước ý kiến về việc có dấu hiệu "hành chính hóa" các vụ tham nhũng, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết cơ quan thanh tra sẽ chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan điều tra nếu phát hiện vi phạm hình sự mà không chờ kết luận thanh tra.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh: VGP/Thành Chung
Đây là một giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng được Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho biết trong phiên chất vấn sáng 22/8 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trước đó, đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) đưa ra con số 464 vụ thanh tra được Thanh tra Chính phủ chuyển sang cơ quan điều tra (chiếm chưa tới 1% tổng số vụ thanh tra trong 5 năm qua), trong khi cơ quan thanh tra cũng thừa nhận thất thoát tài sản liên quan đến tham nhũng được phát hiện lên tới hàng nghìn ha đất, hàng chục nghìn tỉ đồng. Đại biểu đặt vấn đề "có xu hướng hành chính hóa các vụ tham nhũng hay không?".
Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, thời gian qua, công tác thanh tra ở một số nơi, lĩnh vực còn chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa đi đến cuối cùng của vi phạm, nên việc phát hiện tham nhũng và đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc chưa nhiều là trách nhiệm của ngành.
Tiếp thu câu hỏi của đại biểu, Tổng Thanh tra cho biết cơ quan thanh tra sẽ tiếp tục xem xét và trong quá trình làm việc, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, sẽ chuyển ngay sang cơ quan điều tra mà không cần chờ kết luận thanh tra. Năm 2012, Thanh tra Chính phủ đã chuyển 3 vụ thanh tra có dấu hiệu tham nhũng lớn sang cơ quan điều tra tiếp tục xử lý.
Trong phần trả lời bổ sung, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cho biết nguyên nhân các vụ thanh tra chuyển sang điều tra ít là do tội phạm tham nhũng có kinh nghiệm che dấu hành vi phạm tội nên việc phát hiện không dễ dàng.
Những năm qua, Công an các địa phương đã nhận 8 vụ chuyển sang từ thanh tra địa phương. Thứ trưởng đề nghị, khi đã có dấu hiệu tội phạm thì thanh tra nên chuyển hồ sơ sớm để cơ quan Công an điều tra.
Kịp thời ra quyết định thanh tra
Một số đại biểu cho rằng ngành thanh tra ra quyết định thanh tra chậm chạp đã ảnh hưởng đến phòng, chống tham nhũng. Thừa nhận việc này xảy ra ở một số vụ việc, Tổng Thanh tra cho biết để khắc phục, ngành ban hành quy chế để ra quyết định kịp thời.
Tổng Thanh tra cũng chia sẻ, vấn đề chậm ra quyết định thanh tra là do ngành phải trao đổi ý kiến các cơ quan chuyên ngành vì nhiều lĩnh vực thanh tra không nắm hết được. Ông lấy ví dụ, "vừa qua, có bộ, ngành được chúng tôi xin ý kiến mà 2 tháng chưa trả lời" và kiến nghị nâng cao hơn trách nhiệm các bộ, ngành, địa phương khi phối hợp tham gia với cơ quan thanh tra.
Bên cạnh việc "ra quyết định", việc thực hiện kết luận thanh tra cũng chưa tốt. Theo ông Huỳnh Phong Tranh, từ 2007- 2011, thanh tra nhiều việc nhưng tỷ lệ thực hiện kết luận sau thanh tra là dưới 40% về tiền và 20% về đất đai.
Theo Tổng Thanh tra, nguyên nhân là do chế tài xử lý việc không thực hiện kết luận thanh tra chưa mạnh, không có đơn vị theo dõi giám sát việc thực hiện kết luận.
Tổng Thanh tra đề nghị cần tăng chế tài và thành lập một Vụ Giám sát kết luận thanh tra để đôn đốc việc thực hiện.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, Luật Phòng, chống tham nhũng đang được sửa đổi theo ba hướng: Một là mở rộng đối tượng kê khai tài sản hai là công khai bản kê khai tài sản tại nơi công tác và cư trú ba là đối tượng kê khai phải giải trình lý do tăng thu nhập giữa hai kỳ kê khai.
Dự Luật sửa đổi này bao gồm 7 nội dung chính: Quy định trách nhiệm giải trình cán bộ, công chức trong đơn vị công tác quy định đối tượng kê khai quy định về bản kê khai tài sản thu nhập việc xử lý tài sản không được giải trình hợp lý biện pháp đình chỉ, chuyển công tác đối với người vi phạm trách nhiệm của Chính phủ và cơ quan nhà nước các cấp.
Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật này trong kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2012. Theo VNE
Nam Định: Xử lý hành chính vụ tố bị "khủng bố" bằng quan tài Cu ku tra t b "khủng b"ng quan tày rai xnh. Cônu gửi (Ảnh: Vũ Văn Tin) Nh Dâa tin, ông, sinh năm 1956, trúu, có co phản nh: Căn nhài mặtng ch Lng, xóm 3, xu thuộcn s hữua giang. Gần 2 năm qua, giang cho Quỹ Tín xi Anhểm s giao dch. Tuy nhiên, trong sut thi gian này, Quỹ Tíng...