Cố tiết kiệm nhưng cuối cùng vẫn tiêu hết sạch tiền, cô gái tiết lộ lý do khiến nhiều người giật mình
Chỉ vì 1 sai lầm rất phổ biến này, mà nhiều người dù rất muốn tiết kiệm, nhưng cuối tháng vẫn không dư đồng nào.
Nhắc đến việc tiết kiệm nói riêng hay vấn đề quản lý tài chính nói chung, xung quanh chúng ta, thường có 3 kiểu người.
Đầu tiên là những người kiếm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, không mặn mà cho lắm với việc chắt chiu dành dụm. Tiếp theo là những người quản lý chi tiêu rất chặt chẽ, tiết kiệm rất đều đặn. Và cuối cùng là những người ở trạng thái “nửa chừng xuân”: Không phải là không muốn tiết kiệm, cũng rất cố gắng tiết kiệm nhưng kết cục vẫn là tiêu hết sạch tiền.
Tạm bỏ qua 2 nhóm người đầu tiên, vì chẳng có gì mâu thuẫn đáng bàn, còn nhóm người cuối cùng thì khác.
Không thể tiết kiệm được tiền vì bất lực trong việc “dứt cơn thích mua sắm”
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, tâm sự của một cô gái đã nói lên nỗi lòng của không ít người: Có ý thức tiết kiệm nhưng vì không thể “mua sắm ít đi được”, nên thành ra, chẳng tiết kiệm được mấy.
Nguyên văn chia sẻ của cô
Có thể thấy, cô gái này “thích” mua sắm đến mức “bản thân em cũng không thể kiểm soát được”, dù đã mua lợn đất về để cất tiền, nhưng khi có ham muốn mua sắm, cô lại đập lợn để lấy tiền shopping. Câu chuyện tiết kiệm, vì thế, cứ lao vào ngõ cụt hết lần này tới lần khác, chính chủ vô cùng bất lực.
Trong phần bình luận của bài đăng, không ít người cũng bày tỏ rằng họ cũng đang trong tình trạng hệt như cô gái này: Mua sắm không thể dừng, nên việc không thể tiết kiệm cũng là điều dễ hiểu.
Video đang HOT
Có người đồng cảm, có người khuyên phải có mục tiêu tiết kiệm thì mới tiết kiệm được, còn không thì kiếm nhiều hơn, sẽ mua sắm nhiều hơn thôi
“Vấn đề này là tình trạng chung của chị em mà, chỉ có mua chán rồi thì thôi, chẳng có cách nào cai được đâu…”
Làm sao để dứt “cơn thích mua sắm” và tiết kiệm được tiền?
Công tâm mà nói, phụ nữ thường có nhiều nhu cầu mua sắm, có nhu cầu là chính đáng và cũng có những nhu cầu “chưa được hợp lý” cho lắm. Nhưng dù là nhu cầu nào đi chăng nữa, tất cả đều khiến chị em tốn không ít tiền. Vậy phải làm sao để dứt được “cơn thích mua sắm” này?
1 – Giảm ngân sách mua sắm một cách chậm chậm
Thói quen mua sắm không hình thành trong ngày 1 ngày 2, nên để chấm dứt thói quen này, cũng không thể ngày 1 ngày 2 mà làm được. Để bản thân thích ứng được với việc mua sắm ít đi, bạn nên cắt giảm ngân sách mua sắm một cách chậm chậm .
Ví dụ: Tháng trước chi 5 triệu để shopping, thì tháng này, giảm ngân sách xuống còn 4 triệu, tháng sau giảm tiếp xuống còn 3 triệu,… Cứ như vậy cho đến khi ngân sách mua sắm về mức tối thiểu hoặc bằng 0 là lý tưởng nhất.
2 – Mua vàng
Gửi tiết kiệm vẫn có thể rút ra trước hạn, “nuôi heo đất” vẫn có thể đập heo lấy tiền, nói cách khác, với những người đã “thích mua sắm”, chỉ cần trong tay có tiền, không quan trọng là tiền đút heo hay tiền trong tài khoản tiết kiệm, họ đều có thể lấy ra để thỏa mãn cơn thèm shopping. Chính bởi thế, để dành tiền không phải là phương pháp tiết kiệm có thể phát huy tác dụng.
Nếu cảm thấy bản thân không thể dừng việc chốt đơn dù đã rất cố gắng, hãy cầm tiền đi mua vàng, không quan trọng là giá vàng đang tăng hay giảm, không quan trọng là mua được 1 chỉ hay nửa chỉ, cứ nhận lương là đi mua vàng. Vì vàng không phải là thứ có giá trị trao đổi trong việc mua sắm thường ngày, không ai lại cầm vàng đi mua cái quần cái áo nên mua vàng rồi, bạn sẽ chẳng còn tiền để mua sắm linh tinh nữa. Như vậy, vừa từ bỏ được thói quen chốt đơn vô tội vạ, vừa có tài sản tích lũy, tiện cả đôi đường.
3 – Nhờ mẹ giữ tiền giúp
Gửi tiền tiết kiệm cho mẹ, nhờ mẹ giữ giúp là cách an toàn nhất để đảm bảo bạn không thể rút tiền ra theo ý thích để chi tiêu vô tội vạ. Với những người đã “thích mua sắm” đến mức tự thân không thể dừng việc mua sắm, thì có lẽ, cách này là phương án khả quan nhất, cũng là cách tối ưu nhất.
Con trai thừa kế sổ tiết kiệm 21 tỷ đồng, đến ngân hàng rút tiền thì bất ngờ với câu nói của nhân viên: Không có số tiền nào bên trong
Nhân viên ngân hàng Trung Quốc này đã khẳng định sổ tiết kiệm là giả, yêu cầu tịch thu và tiêu hủy ngay.
Sự việc này đã diễn ra từ nhiều năm trước tại Trung Quốc. Song mới đây nó tiếp tục được chia sẻ trở lại và thu hút sự chú ý của nhiều người.
Mẹ qua đời để lại sổ tiết kiệm
Theo Sohu, Lưu Hải Bân sinh ra và lớn lên tại một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Cha mẹ anh đều là những người lao động bình thường. Họ làm việc chăm chỉ để con trai không phải chịu cảnh thua kém bạn bè. Sau khi học xong 3 năm cấp 3, anh lên thành phố học đại học rồi lập nghiệp.
Cho đến năm 2003, cuộc sống bình yên của gia đình đột ngột tan vỡ. Mẹ anh, bà Hoàng Tiểu Mai được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối. Ngay khi nhận được thông tin này, anh quyết định nghỉ phép và trở về nhà để chăm sóc mẹ với hy vọng có một phép màu.
Thật không may, kể từ khi phát hiện bệnh, bà chỉ sống thêm được khoảng 1 tháng rồi qua đời. Trước giờ phút chia tay con cháu, bà Hoàng nhắc con trai về cuốn sổ tiết kiệm của gia đình được cất trong chiếc hộp sắt ở trên lầu. Người phụ nữ dặn con trai nhớ lấy nó sau khi bà qua đời.
Khi đó, vì thương xót trước sự ra đi của mẹ, anh Lưu chỉ đồng ý mà không hỏi thêm gì nhiều. Sau khi mẹ ra đi, anh một mình lo hậu sự. Phải đến nửa tháng sau đó, anh mới hoàn thành hết mọi việc và vội vàng trở về thành phố tiếp tục làm việc.
Bận rộn công việc, anh quên lời nhắc của mẹ về cuốn sổ tiết kiệm. Mãi cho đến 1 năm sau vào đúng ngày giỗ mẹ, anh mới quay trở về nhà để tìm món quà bà để lại. Sau khi mở hộp sắt ra, anh nhìn thấy ngay cuốn sổ tiết kiệm có tên của mẹ được đặt bọc bên trong một chiếc khăn tay. Mở ra kiểm tra, anh vô cùng bất ngờ với số tiền mà mẹ đã gửi tiết kiệm 6 triệu NDT (khoảng 21 tỷ đồng) với lãi suất hàng năm lên đến 10%. Trước đây bố mẹ anh đều làm công nhân, anh không ngờ họ tích lũy được số tiền lớn đến như vậy. Song khi hỏi dì út, Lưu Hải Bân mới biết nguồn gốc số tiền này có được là nhờ đền bù thửa đất sau nhà. Sau khi hiểu rõ mọi chuyện, anh đem cuốn sổ này lên ngân hàng để tiến hành rút tiền.
Sổ tiết kiệm giả, không có khoản tiền nào bên trong?
Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin và cả cuốn sổ tiết kiệm, anh vô cùng bất ngờ với phản hồi của giao dịch viên. Người này cho rằng cuốn sổ tiết kiệm là giả. Đồng nghĩa chẳng có khoản tiền nào tiết kiệm nào của bà Hoàng được gửi ở ngân hàng. Theo quy định, ngân hàng sẽ tiến hành tịch thu cuốn sổ này để tiêu hủy.
Sau khi nghe được điều này Lưu Hải Bân trở nên lo lắng và không đồng ý với việc ngân hàng sẽ hủy sổ tiết kiệm do mẹ anh để lại. Lập tức, anh liên hệ với cảnh sát Trung Quốc để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Ngay khi nhận được thông tin, cảnh sát đã có mặt tại trụ sở của ngân hàng. Sau khi tiến hành lấy thông tin từ cả 2 phía, cơ quan chức năng đã hiểu được toàn bộ sự việc. Ngay tại đó, cảnh sát yêu cầu ngân hàng kiểm tra dữ liệu trên hệ thống theo tên tuổi của bà Hoàng Tiểu Mai. Điều không ngờ là có thông tin bà đã gửi số tiền này theo đúng như ngày trên cuốn sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, số tiền đã được rút ra sau đó vài ngày.
Ảnh minh họa
Cảnh sát tiếp tục yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin về giao dịch viên đã tiến hành các thủ tục gửi tiết kiệm cho bà Hoàng. Khi đó, lãnh đạo ngân hàng cho biết người này đã nghỉ làm tại đây từ nhiều năm trước. Hiện họ không nắm được thông tin nơi ở hay số điện thoại.
Phối hợp với các cơ quan liên quan, cảnh sát tìm được ra nơi ở của giao dịch viên đã tiến hành các thủ tục cho cụ bà. Người này nằm ngay trong xóm nhà bà Hoàng. Dường như trước đây, họ vốn rất tin tưởng nhau.
Tại đồn cảnh sát, ban đầu, đối tượng từ chối trách nhiệm về vụ việc này. Cô luôn tỏ ra không còn nhớ gì và không hợp tác. Song bằng nghiệp vụ của các cảnh sát viên, người này đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình.
Theo đó, lợi dụng lòng tin của bà Hoàng Tiểu Mai, người này đã đưa bà cuốn sổ giả, rồi âm thầm liên kết với 1 lãnh đạo cấp cao để đánh cắp thông tin, chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm sang 1 tài khoản khác nhằm phục vụ mục đích cá nhân.
Cô cho biết ban đầu chỉ có ý vay tạm số tiền này để làm ăn rồi sẽ hoàn trả lại số tiền, đồng thời sẽ tìm cách để đổi lại số tiết kiệm thật cho cụ bà. Song không ngờ, chẳng có may mắn nào xảy ra. Hoạt động đầu tư thua lỗ nên chẳng có tiền để hoàn trả. Để trốn tránh trách nhiệm, cô đã nhanh chóng nghỉ việc. Song mọi việc không dễ dàng như thế.
Sau khi sự việc đã rõ ràng trắng đen, đại diện ngân hàng chủ động nhận mọi trách nhiệm về mình và hứa hoàn trả lại khách hàng số tiền 6 triệu NDT. Còn về nữ nhân viên phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật Trung Quốc.
Chồng qua đời để lại 2 tỷ đồng trong tài khoản, vợ đi rút tiền thì bị kiện vì tội chiếm đoạt: Tòa án Trung Quốc ra phán quyết gây bất ngờ Bà lão không biết rằng hành động của bản thân có thể bị quy vào tội chiếm đoạt tài sản của người đã khuất. Năm 2017, một sự việc liên quan đến tranh chấp tài sản của người quá cố đã trở thành chủ đề bàn tán trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc. Theo đó, sau khi rút tiền trong...