Có thuốc chữa tự kỷ cho người lớn không?
Tôi có người chị hơn 20 tuổi mắc chứng bệnh tự kỷ nặng. Chị ấy không phá phách la khóc nhưng ít nói và không tương tác được với mọi người trong gia đình, thường làm những việc vô nghĩa.
ảnh minh họa
Vậy chị tôi giờ có thể chữa trị được không và chữa như thế nào?
Tôi có đọc bài báo nói về thuốc suramin chữa được bệnh tự kỷ ở trẻ, vậy thuốc này có thể áp dụng cho người lớn được không. Xin trả lời cho tôi thật nhanh để có cơ hội giúp chị tôi hòa đồng với xã hội. (Ngọc Châu)
Trả lời
Video đang HOT
Tự kỷ là một chứng bệnh được gây ra bởi những vấn đề trong hoạt động chức năng của hệ thần kinh trung ương (não bộ) ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Các triệu chứng của tự kỷ thường xuất hiện trong 3 năm đầu tiên của cuộc đời biểu hiện qua sự suy giảm trên các lĩnh vực như tương tác xã hội; giao tiếp và ngôn ngữ; hứng thú bị thu hẹp và hành vi định hình.
Những người bị mắc bệnh tự kỷ thường phải được can thiệp rất tích cực và từ rất sớm (với thời lượng 20-25 giờ/tuần) để có thể cải thiện những vấn đề về ngôn ngữ, giao tiếp và khả năng hành động độc lập. Đối với người chị của bạn đã hơn 20 tuổi, việc can thiệp sẽ không giúp được nhiều.
Mục tiêu chung của can thiệp đến thời điểm hiện tại là giúp chị xây dựng các thói quen hành vi để kiểm soát được môi trường xung quanh, biết cách bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm và phát triển hành vi thích ứng phù hợp. Bên cạnh đó, cần đánh giá thêm về các điểm mạnh và điểm yếu trong sơ đồ nhận thức của chị bạn để định hướng một nghề nghiệp phù hợp. Ví dụ chị của bạn có điểm mạnh là nhớ các ký tự rất nhanh và có thể gõ bàn phím với một tốc độ phù hợp thì có thể định hướng một công việc đơn giản như đánh máy thuê…
Về bài báo nghiên cứu nói về thuốc suramin chữa được bệnh tự kỷ ở trẻ, đây mới là các nghiên cứu mang tính thử nghiệm tiên phong trên động vật. Để thuốc có thể được chấp nhận để sản xuất đại trà và đưa đến cho người sử dụng cần phải trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm khác nữa như: (a) thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người với một nhóm nhỏ người tình nguyện khỏe mạnh để kiểm tra về tính an toàn trển người của thuốc; (b) thử nghiệm trên một nhóm nhỏ bệnh nhân để đánh giá các tác dụng phụ ngắn hạn có thể xảy ra và xem thuốc có hoạt động theo cơ chế mong muốn không; (c) thử nghiệm trên một nhóm lớn bệnh nhân để chứng minh về tác dụng và độ an toàn cũng như mối quan hệ giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc.
Giai đoạn này dài nhất và tốn kém nhất vì người ta phải thử nghiệm ở nhiều nơi trên nhóm đối tượng lớn. Sau đó mới lập hồ sơ xin đăng ký và cấp phép sản xuất thuốc. Sau tất cả các giai đoạn trên thuốc mới được sản xuất và phân phối. Như vậy, để thuốc này có thể đến tay người dùng, bạn có thể cần phải chờ 10-15 năm nữa.
Theo VNE
Tôi mệt mỏi với cuộc sống
Dù cố gắng thật nhiều thì công việc, tình yêu và cả chị gái đều quay lưng lại với tôi.
22 tuổi, cái tuổi mà mọi người vẫn nói là tuổi ăn, tuổi chơi nhưng với tôi thì có lẽ nó là tuổi đánh dấu sự thành bại sau bao nhiêu cố gắng của những tháng năm ngồi trên ghế nhà trường và vật lộn ngoài xã hội. Lúc này đây, trong màn đêm tĩnh mịch của Hà Nội tôi thấy mình mệt mỏi thực sự. Và dường như tôi đã lạc mất lý trí.
Là cô gái được sinh ra và lớn lên trong gia đình gia giáo, tuy hoàn cảnh gia đình không mấy khấm khá vì kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp và chăn nuôi là chính nhưng bố mẹ chính là niềm kiêu hãnh và tự hào của tôi. Với bàn tay lao động, họ đã nuôi 5 đứa con khôn trưởng thành.
Tôi không được như các anh chị mình và các bạn trang lứa, bố mẹ tôi nuôi tôi cực kỳ vất vả. Bệnh tật như bám lấy tôi từ khi sinh ra cho tới tận bây giờ. 22 năm tôi sống là 22 năm sống chung với thuốc và bệnh viện. Làm được bao nhiêu, bố mẹ giành để chữa bệnh cho tôi bấy nhiêu. Vì vậy, tôi luôn cố gắng sống thật tốt, làm hài lòng mọi người.
Sự thật mãi mãi là sự thật. Chính chị giá tôi đã nói: "Mày chỉ là gánh nợ của cái nhà này thôi". Chị nói chẳng sai nhưng làm tôi oà khóc trong đêm. Vì câu nói đó, tôi đã sống hoàn toàn khác. Sống cuộc sống của kẻ hai mặt. Ban ngày thì cố gắng cười, cười thật nhiều. Lúc nào cũng như yêu đời, vô tư và thoải mái lắm. Tôi cố gắng kìm nén mọi cơn đau của bệnh tật để không làm bố mẹ lo lắng. Còn đêm về, tôi như kẻ tự kỷ. Khóc ròng trong đêm. Những nỗi đau chỉ có tôi và màn đêm biết.
Rồi ai cũng có những bước ngoặt trong cuộc đời. Và tôi cũng thế. Tôi bắt đầu biết đến game. Cái mạng ảo trở thành bạn của tôi. Tôi lao đầu vào những trò chơi trên mạng và coi việc học hành chỉ là nghĩa vụ tôi phải hoàn thành với bố mẹ. Kết quả, tôi trượt đại học vì thiếu 0.5 điểm. Mọi người nói bố chiều tôi quá nên giờ mới trượt. Tôi lại âm thầm khóc. Còn bố lặng lẽ đi làm hồ sơ nguyện vọng 2 cho tôi. May mắn, tôi vào được đại học và đồng nghĩa với đó là một nghĩa vụ tôi phải hoàn thành.
Nhưng cũng chính từ đây, mọi thứ đã thay đổi. Tôi sống mạnh mẽ hơn, đi học và đi làm. Tôi trưởng thành và có nhiều trải nghiệm, chững chạc hơn so với tuổi của mình. Không ít lần gặp khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nhưng tôi luôn cố gắng và chiến thắng. Tình yêu cũng bắt đầu nảy nở.
Chưa tốt nghiệp đại học, tôi đã được nhiều công ty mời về làm. Nhưng có lẽ vì tôi quá cầu toàn, tự kiêu nên đã đánh mất cơ hội của chính mình. Không những thế, tôi lại phát hiện ra người tôi yêu đến với tôi thực chất chỉ vì tình dục. Sự tự tin mất dần trong tôi.
Hiện giờ, tâm trí tôi rối bời quá. Tôi mệt mỏi với cuộc sống. Cái cuộc sống mà tôi phải giả tạo với mọi thứ, lúc nào cũng làm ra vẻ hài lòng và tốt đẹp. Tôi thất nghiệp, tình yêu tan vỡ, bạn bè, gia đình chẳng ai hiểu tôi... Tôi mệt mỏi và muốn buông tay với tất cả.
Tôi phải làm thế nào để lấy lại sự tự tin của chính mình? Tôi phải làm thế nào để lấy lại lý trí của bản thân? Tôi phải làm sao để thoát khỏi cuộc sống của như một người tự kỷ.
Theo VNE
Mải kiếm tiền, bố mẹ dâng con cho 'quỷ' Tôi nhớ rõ lúc ấy bác Phong ôm siết tôi rất chặt. Tôi khóc thì bác cầm tay tôi đặt vào 'chỗ kín' của bác và làm điều bác muốn. Tự kỷ vì... tiền Hàng xóm nhà anh Tuân không hề ngạc nhiên khi cả tháng, thậm chí lâu hơn không nhìn thấy mặt vợ chồng anh. Chồng làm cho một công ty...