“Cổ thụ” rừng ồ ạt về phố
Gần đây, du khách đi dọc theo quốc lộ 1A, nhất là đoạn qua tỉnh An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long,… đều không khỏi ngạc nhiên trước những cây “cổ thụ” hoang dại được tập kết và bày bán khắp nơi, với giá từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.
Anh Đỗ Tầng, một tay chơi kiểng bậc lão làng ở TP Cần Thơ, cho biết: “Trước cơn lốc đô thị hóa hiện nay, nhiều công trình xây dựng như công viên, trường học, khách sạn, biệt thự, khu du lịch, nhà nghỉ… đua nhau mọc lên. Do đó nhu cầu cây xanh, cây cảnh, đặc biệt là kiểng trang trí ngoại thất ngày càng trở nên khan hiếm. Do đó nhiều anh em đã mạnh dạn chuyển sang nghề săn cây rừng…”.
Đón xu hướng đó, một số anh em có máu nghề đã lặn lội săn tìm những cây hoang dại có dáng thế độc đáo mang về cắt sửa, thay đổi “diện mạo” và “thuần dưỡng” để bán cho người có nhu cầu. Chính vì sự săn lùng ráo riết của con người mà những cây rừng nhiều tuổi, dáng đẹp, quý hiếm ngày càng cạn kiệt giá bán cũng theo đó mà tăng lên, có lúc tạo thành cơn sốt kiểng. Nhất là những chủng loại quý hiếm như mai vàng, nguyệt quới cùng với những gốc cổ thụ có giá trị nghệ thuật cao.
Để thu gom được nhiều cây có giá trị, một số thương lái đã bố trí một mạng lưới giao dịch khép kín. Hễ phát hiện nơi nào có “hàng độc” là họ báo tin cho nhau và khởi động săn cây ngay để hàng khỏi lọt về tay kẻ khác. Những vụ tranh mua tranh bán cây vẫn diễn ra khiến cho thị trường kiểng gốc, kiểng rừng càng thêm sôi động.
Video đang HOT
Tại các huyện miền núi, phong trào chơi cây rừng cũng đang lan rộng. Anh Nguyễn Công Tuấn, một cựu chiến binh ở Tịnh Biên, An Giang và một nhóm người mê kiểng cũng săn được hàng trăm cây rừng được xếp vào hạng “quái mộc” với hy vọng sẽ lọt vào mắt xanh của các đại gia .
Những người săn kiểng vừa năng động, vừa sáng tạo, vừa biết đón đầu thời cơ nên hầu như cầm chắc không bao giờ thua lỗ. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ bản lĩnh để làm điều đó vì ngoài việc đầu tư vốn liếng, tìm mặt bằng để dưỡng cây, công việc này còn đòi hỏi người chơi phải có tay nghề lão luyện, có trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt là kỹ năng cắt tỉa, uốn sửa, tạo dáng, biến hóa một cây rừng hoang dại thành một cây kiểng nghệ thuật.
Sống giữa thành phố với những căn nhà hộp cao tầng, con người ngày càng có nhu cầu được gần gũi hơn với thiên nhiên. Dịch vụ cây xanh, cây cảnh ra đời thỏa mãn đúng nhu cầu này song nhiều người cũng lo lắng thú chơi sành điệu này sẽ góp phần “xóa sổ” những cánh rừng!
Có những “cổ thụ” bị xói mòn, tróc gốc may mắn được các nghệ nhân bứng về ươm sống
Nhưng số này rất ít, đa số dân buông kiêng phải vào rừng săn “quái mộc”
Cây kiểng có dáng độc này được ra giá gần nửa tỷ đồng
Một gốc bằng lăng “trăm tuổi” vừa được một tay buông kiểng ở Vĩnh Long đón về nên chưa định giá
Lo ngại cho số phận những cây rừng!
Theo Dantri
6 doanh nghiệp vi phạm trong liên doanh, liên kết trồng rừng
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa kết luận 6 công ty lâm nghiệp trực thuộc tỉnh (bao gồm: Chư Ma Lanh, Ea Hmơ, Ia Lốp, Rừng Xanh, Thuần Mẫn và Ea Hleo) đã vi phạm quy định của Nhà nước trong việc liên doanh, liên kết trồng rừng, trồng cao su với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Theo UBND tỉnh, các vi phạm của các công ty trên là thỏa thuận liên doanh, liên kết không đúng quy hoạch, kế hoạch của tỉnh phê duyệt tự ý đưa quỹ đất của đơn vị để góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào liên doanh, liên kết thu tiền ký quỹ tùy tiện, chiếm dụng vốn của các đối tác để sử dụng không đúng mục đích...
Ngày 9.10, ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó giám đốc Chi cục lâm nghiệp Đắk Lắk, cho biết đã yêu cầu các công ty lâm nghiệp trên báo cáo cụ thể tình hình để Sở NN-PTNT Đắk Lắk tiến hành kiểm điểm, xử lý về mặt hành chính trước ngày 25.10 theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Theo TNO
Sống chung với... voi rừng Voi rừng hung dữ, từng quật chết người, lang thang vào khu dân cư ở Vĩnh Cửu, Định Quán (Đồng Nai) để kiếm ăn, gây tâm lý bất an cho người dân.. Trong khi đó, dự án bảo tồn để bảo vệ đàn voi rừng đang diễn ra ì ạch, cho dù xung đột giữa voi và người ngày càng căng thẳng với...