Cổ thụ lại bật gốc, đè người đi đường giữa Sài Gòn
Chiều 30.8, hàng chục người đi đường tháo chạy thục mạng khi cây xà cừ cổ thụ ở quận 5, TP.HCM bất ngờ bật gốc đè người.
Hiện trường vụ cây đổ
Vụ việc xảy ra vào khoảng 15h30 trên đường Sư Vạn Hạnh (phường 9, quận 5, TPHCM) khiến người dân một phen kinh hoàng. Một người đàn ông khoảng (40 tuổi) bị cây đè bất tỉnh.
Thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, khu vực quận 5 có mưa to gió lớn khiến cây xà cừ cổ thụ trước số nhà 11 Sư Vạn Hạnh bất ngờ bật gốc đổ chắn ngang đường. Một người đàn ông chạy xe máy ngang qua bị cây đè trúng, nằm bất động.
“Tôi thấy cây ngã nên hét lớn cảnh báo cho mọi người nhưng không kịp. Người đàn ông bị các nhánh của cây xà cừ đè lên người. Nhiều người chạy xe máy phía sau hốt hoảng tháo chạy. Tôi cùng gần 20 người nữa có mặt nâng cành cây lên đưa nạn nhân vào Bệnh viện 30.4 cấp cứu”, người phụ nữ bán cà phê bên đường kể.
Tại hiện trường, cây xà cừ có đường kính khoảng 1m, cao gần 20m nằm chắn ngang đường Sư Vạn Hạnh, phần rễ của cây bị mục hoàn toàn. Chiếc xe máy của nạn nhân bị cây đè biến dạng.
Nhận được tin báo, lực lượng công an, nhân viên cây xanh có mặt phong tỏa, cắt tỉa cây bị ngã.
Đến 16h45, công nhân vẫn đang tích cực giải phóng cây ngã.
Video đang HOT
Trước đó, vào sáng 26 và 28.8 Trương Thị Ngọc Mai (60 tuổi, ngụ quận 1) và anh Từ Minh Khải (25 tuổi, quê Kom Tum) cũng bị cây tét nhánh, bật gốc đè chết.
Hàng chục người đi đường tháo chạy thục mạng khi cây xà cừ bật gốc ở đường Sư Vạn Hạnh
Người đàn ông đi xe máy không may bị cây đè trúng bất tỉnh
Chiếc ô tô đậu gần đó cũng bị đè nát một phần đầu xe
Phần rễ cây đã bị mục hoàn toàn
Giao thông qua đây bị phong tỏa hoàn toàn
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
1 người chết, 4 bị thương do bão số 3
Bão số 3 đã làm 1 người chết và 4 người bị thương, thiệt hại một số tài sản. Bão còn gây mưa lớn, lũ quét ở nhiều tỉnh miền Bắc.
Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cho biết, thống kê đến 17h ngày 19/8, bão số 3 đã làm đã làm 1 người chết là ông Mùa Bà Sủa (48 tuổi, trú tại xã Púng Pánh, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La). 4 người bị thương gồm: 3 người ở Hà Nội, 1 người ở Vĩnh Phúc.
Ngoài ra, bão số 3 còn làm sập, hư hỏng, ngập 80 ngôi nhà ở Hà Nội, Quảng Ninh, Điện Biên, Sơn La. Hà Nội bị gió giật đổ, gãy 135 cây xanh; 11 ôtô, xe máy... Cũng do ảnh hưởng của bão số 3, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), Mường Lát (Thanh Hóa) bị lũ, sạt lở đất cố lập hoàn toàn.
Sáng 20/8, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, ảnh hưởng của bão số 3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa lớn. Tổng lượng mưa cả đợt 100-200 mm.
Một số nơi lớn hơn như: trạm Km 46 (Sơn La), Cao Phong (Hòa Bình), Kim Bôi (Hòa Bình) 210 mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 260 mm, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 315 mm. Ngày và đêm 20/8, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa diện rộng, riêng khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa to (30-50 mm) có nơi trên 70 mm.
Cơ quan khí tượng cảnh báo, lũ ống, lũ quét trên các sông suối nhỏ, ngập úng ở vùng trũng và sạt lở đất có khả năng xảy ra tại nhiều tỉnh ở vùng núi phía Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ. Đặc biệt một số tỉnh như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An.
Bão số 3 có gió giật mạng làm cây đổ, đè nát ôtô ở Hà Nội: Ảnh: Nam Nguyễn
Lũ sông Thao (Yên Bái) , sông Lục Nam, sông Thương (Bắc Giang), sông Mã và sông Bưởi (Thanh Hóa) đang lên nhanh. Lúc 1h ngày 20/8, mực nước trên sông Mã tại Hồi Xuân: 59,96 m (trên báo động (BĐ) 1: 0,96m), tại Cẩm Thủy: 18,3m (trên BĐ 1: 0,8m), tại Lý Nhân: 8,41m (dưới BĐ 1: 1,09m); sông Bưởi tại Kim Tân: 9,46m (dưới BĐ 1: 0,54m).
Lúc 3h, mực nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương ở mức 4,32m (trên BĐ 1: 0,02m). Lúc 4h, mực nước trên sông Lục Nam tại Lục Nam ở mức 5,28m (dưới mức BĐ 2: 0,02m); trên sông Thao tại Yên Bái ở mức 31,44m (trên BĐ 2: 0,44m). Hiện, mực nước các sông đang lên cao sẽ đạt đỉnh vào chiều tối 20/8. Sau đó, mực nước sẽ rút xuống.
Chiều tối 19/8, Thủ tướng có công điện chỉ đạo bộ, ngành, các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và Thanh Hóa, Nghệ An chủ động ứng phó với mưa, lũ sau cơn bão số 3. Thủ tướng yêu cầu các lực lượng liên quan đảm bảo thông tin kịp thời đến người dân về tình hình mưa, lũ để nhân dân biết chủ động phòng, tránh.
Dừng tất cả các cuộc họp không thực sự cấp bách, tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện ngay việc sơ tán dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm. Đặc biệt, các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, khu vực ven sông, suối có nguy cơ ngập úng với phương châm triển khai quyết liệt, ưu tiên bảo đảm an toàn tính mạng người dân
Theo_Zing News
HN: Bão Thần Sét giật tung 100 gốc cây, làm bị thương 2 người Rất nhiều cây cổ thụ ở khắp nơi trong Thành phố bị gió giật gẫy đổ, thậm chí đã có hai người bị thương do cây đè vào người. Chiều 19/8, TP Hà Nội đã họp trực tuyến với các sở ngành, quận, huyện, thị xã vê công tac ưng pho vơi bao sô 3. Theo Phó chủ tịch Tp Nguyễn Thế Hùng,...