Có thể xác định vị trí Mỹ chôn dioxin tại Hàn Quốc
Steve House, cựu chiến binh Mỹ từng tuyên bố ông được lệnh chôn chất độc Da cam tại căn cứ quân sự Camp Carroll của Mỹ ở Hàn Quốc hơn ba thập kỷ trước, ngày 25/7 cho biết ông có thể xác định chính xác địa điểm chôn loại hóa chất này tại căn cứ trên.
Các nhà hoạt động môi trường ở Hàn Quốc đòi Mỹ phải chịu trách nhiệm về chất độc da cam ở nước này (Nguồn: Reuters)
Ông House và một cựu chiến binh nữa tên Phil Steward đã tham dự một phiên họp của Quốc hội Hàn Quốc để cung cấp bằng chứng cho các nghị sĩ nước này.
Ông là một trong ba cựu chiến binh hồi tháng Năm thừa nhận đã chôn hàng trăm thùng hóa chất, trong đó có chất độc Da cam, năm 1978 tại căn cứ Camp Carroll ở Chilgok, cách thủ đô Seoul 300 km về phía Đông Nam.
Phát biểu trước Quốc hội Hàn Quốc khi ngồi xe lăn, House nói rằng bắt đầu từ tháng 2/1978, ông được lệnh đào một hố lớn ở Khu D ở căn cứ Camp Carroll và chôn xuống nhiều thùng, một số thùng có sơn sọc màu da cam và những chữ màu vàng viết: “Hóa chất, Loại: Da cam”, và đề năm 1967. Ông cũng nói có thể xác định chính xác vị trí chôn tại căn cứ này.
Video đang HOT
Ông cho biết thêm ông gặp phải các vấn đề về sức khỏe vì bị phơi nhiễm chất Da cam. Dự kiến hai cựu binh này cùng các thành viên thuộc ủy ban môi trường Quốc hội Hàn Quốc sẽ đến căn cứ Camp Carroll vào ngày 27/7.
Hai ông House và Steward đến Seoul hôm 24/7 trong chuyến thăm sáu ngày theo lời mời của các nhà hoạt động Hàn Quốc và những nghị sĩ đối lập yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra triệt để về những cáo buộc rằng quân đội Mỹ đã chôn loại chất độc làm rụng lá này tại Hàn Quốc./.
Theo TTXVN
Mỹ 'rải' chất độc da cam nhiều nơi ở Hàn Quốc?
Trong khi dư luận Hàn Quốc chưa hết xôn xao về việc quân đội Mỹ từng bí mật chôn chất độc da cam tại trại Carrol thì các cựu binh Mỹ tiếp tục gây "sốc" với thông tin chất độc này còn được giấu tại trại Market của Mỹ ở Incheon.
Trên trang web koreanwar.org, một cựu binh Mỹ tên Randy Watson tiết lộ, trong thời gian đồn trú tại cơ sở quân sự Ascom, nay gọi là Market, ông từng được giao nhiệm vụ vận chuyển nhiều thùng hàng mà ông cho là chứa chất độc da cam đi khắp Hàn Quốc và vùng viễn Đông.
"Rất nhiều lần chúng tôi phải chuyển những thùng hàng này dưới sự giám sát của đoàn hộ tống đến khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên và tới miền Nam Hàn Quốc", ông Randy Watson nhớ lại.
Ông còn cho hay, đôi khi một số thùng hóa chất này bị rò rỉ do bị chiếc cần đưa hàng lên xe tải chọc thủng.
Cũng trên trang web này, một cựu binh khác tên Wayne Allgood, người từng đóng quân tại Ascom năm 1968 khẳng định, ông từng nghe thấy cấp trên nói rằng, Ascom được sử dụng để cất giấu chất độc da cam và nhiều thùng trong kho hàng bị hỏng. Ông này cho biết thêm, bản thân ông đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư từ năm 2000.
Theo một số cựu binh Mỹ, Ascom là nơi chôn cất chất độc da cam.
Trong khi đó, tiết lộ trên một trang web khác của Mỹ, một người đàn ông giấu tên tự giới thiệu mình là cựu binh từng đồn trú tại Ascom từ năm 1968 đến năm 1970 cho rằng: "Chúng tôi được cảnh báo phải hết sức cẩn thận khi vận chuyển những thùng hóa chất độc hại từ tầng hầm của Ascom đến DMZ. Đôi khi chúng tôi không phải vận chuyển mà có các binh sĩ từ DMZ đến tận nơi lấy".
Theo ông này, dù hết sức cẩn trọng nhưng trong quá trình vận chuyển vẫn xảy ra nhiều sơ suất và khiến chất độc bị rò rỉ. Trong trường hợp phát hiện bị rò thì những thùng hóa chất hư hỏng này sẽ được chôn ngay trong khuôn viên trại.
Trước đó, ngày 31/5, đài truyền hình KBS công bố những thông tin thu thập được từ báo cáo về môi trường của căn cứ Carrol do quân đội Mỹ thực hiện năm 1992 và một phần tài liệu do Công ty xây dựng Samsung điều tra vào năm 2004 cho thấy, năm 1972, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, chất độc da cam được bảo quản tại sân bóng chày của căn cứ Carrol, phía Bắc tỉnh Gyeongsang.
Ngoài ra, từ năm 1979, quân đội Mỹ đào khoảng từ 40 tấn đến 60 tấn đất bị ô nhiễm để đưa ra khỏi căn cứ Carrol. Ngoài ra, điều tra của công ty xây dựng Samsung (thực hiện theo yêu cầu của Mỹ năm 2004) còn phát hiện loại chất bay hơi và chất độc dioxin trong nước ngầm tại khu vực này.
Carroll chỉ nằm cách sông Nakdong 630m, nguồn cung cấp nước chính cho thành phố Daegu, Busan và các khu vực khác ở tỉnh Gyeongsang. Câu hỏi được dư luận Hàn Quốc đặt ra là liệu chất độc trên có làm ô nhiễm dòng sông Nakdong trong nhiều năm qua hay không.
Chất diệt cỏ và làm rụng lá (chất độc da cam) vô cùng độc với hệ sinh thái và con người bởi chúng chứa hợp chất carcinogen dioxin với hàm lượng độc tố cao.
Theo Báo Đất Việt
"Có chất độc dioxin trong đất, nước ngầm ở căn cứ Mỹ tại Hàn" Có chất độc dioxin trong đất và nước ngầm của căn cứ Mỹ Camp Carroll cách Seoul 300km - Đài truyền hình KBS hôm nay đưa tin, sau khi chuyên gia Mỹ bác tin quân Mỹ có chôn chất độc da cam còn thừa tại trại Carroll vài thập niên trước. Hàn Quốc sẽ thực hiện kiểm tra đối với 85 khu vực...