Có thể tiêm kết hợp 2 loại vắc xin ngừa Covid-19?
Tình trạng khan hiếm vắc xin không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
Để sớm hoàn thành tiêm vắc xin cho toàn bộ người dân đủ tuổi quy định đã có nhiều quốc gia tiêm kết hợp 2 loại vắc xin ngừa Covid-19.
Có thể tiêm kết hợp vắc xin ngừa Covid-19 khác loại?
Tình trạng khan hiếm vắc xin đang xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Để ứng phó với tình trạng thiếu hụt vắc xin, nhiều quốc gia đã nghiên cứu và thực hiện tiêm kết hợp 2 loại vắc xin cùng hoặc khác công nghệ sản xuất đã được WHO công nhận và cho phép sử dụng. Theo cập nhật của Reuter, nhiều quốc gia như Canada, Đan Mạch, Mỹ, Ý, Đức, Hàn Quốc, Tây Ban Nha… đã cho tiêm kết hợp 3 loại vắc xin Moderna, Pfizer, AstraZeneca. Cụ thể, người đã tiêm mũi một là AstraZeneca có thể được tiêm mũi 2 bằng vắc xin mRNA (Moderna hoặc Pfizer). Tương tự, nếu tiêm mũi một là vắc xin Moderna hoặc Pfizer thì có thể tiêm mũi 2 là một trong 2 loại nói trên vì vắc xin mRNA có thể thay thế cho nhau.
Tiêm kết hợp hai loại vắc xin đã được thực hiện ở nhiều quốc gia.
Video đang HOT
Việc kết hợp các loại vắc xin không phải là mới mà vẫn thường được thực hiện trong tiêm chủng. Chẳng hạn như vắc xin Ebola do Johnson & Johnson nghiên cứu là một ví dụ điển hình về kết hợp vắc xin nhằm tạo miễn dịch lâu dài. Liều một dùng công nghệ Adenovirus Vector (tương tự như vắc xin AstraZeneca) và liều thứ 2 dùng virus đã qua hiệu chỉnh Poxvirus (Modified Vaccinia Virus Ankara MVA).
Hay vắc xin phòng Covid-19 Sputnik V của Nga thực chất là trộn 2 loại Adenovirus vector là Ad5 và Ad26 cho hai liều và vắc xin này đã được công bố trên Lancet tháng 2/2021 là đạt độ an toàn và hiệu quả đến 92%. Ngoài ra, một số loại vắc xin như cúm, viêm gan siêu vi B, thủy đậu… với các mũi sau có thể tiêm loại vắc xin tương tự từ các nhà sản xuất khác nhau.
Do đó, tại thời điểm cần đẩy nhanh độ phủ tiêm vắc xin như hiện nay thì việc phối hợp 2 loại Moderna và Pfizer là không có gì đáng lo ngại. Ngoài ra, dù khác nhà sản xuất nhưng Moderna và Pfizer lại được sản xuất cùng một công nghệ mRNA.
Tại Việt Nam, ngày 8/9 vừa qua, Bộ Y tế cũng đã ban hành văn bản cho phép sử dụng 2 loại vắc xin ngừa Covid-19 khác nhau và yêu cầu các địa phương triển khai việc tiêm sớm. Với người đã tiêm mũi một là vắc xin AstraZeneca có thể tiêm mũi 2 bằng Pfizer. Nếu tiêm mũi một vắc xin Moderna thì có thể tiêm mũi 2 bằng Pfizer và ngược lại.
Lưu ý hạ sốt đúng cách sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19
Hapacol 650 giúp giảm đau hạ sốt an toàn sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
Theo bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng – Giảng viên Đại học Y dược TPHCM, hiện tại, virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện nhiều biến thể với mức độ nguy hiểm ngày càng tăng thì việc đẩy nhanh độ phủ tiêm vắc xin là rất cần thiết. Và phải sau 2 tuần khi chúng ta hoàn thành 2 mũi tiêm thì vắc xin mới thực sự có hiệu quả bảo vệ đầy đủ. Người được tiêm cần khai báo rõ loại thuốc tiêm trước đó, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm như thế nào, tiền sử về dị ứng, các loại thuốc đang dùng, bệnh nền… trước khi tiêm.
Về tác dụng phụ sau tiêm, WHO cũng như Bộ Y tế đã khuyến cáo các vấn đề thường gặp như đau, sưng và tấy đỏ tại chỗ tiêm, sốt, buồn nôn, đau nhức cơ, mỏi mệt… Chỉ một số ít trường hợp bị sốc phản vệ như nổi mày đay, phù mạch, khó thở, tức ngực, thở rít… Vì thế, sau khi tiêm nên theo dõi sức khỏe tại chỗ 30 phút để được y tế can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, cần đọc kỹ và làm đúng các hướng dẫn tự theo dõi được ghi ngay sau phiếu xác nhận tiêm chủng. Đặc biệt, cả những khuyến cáo về việc sử dụng thuốc hạ sốt sau khi tiêm. Nếu sốt nhẹ dưới 38 độ C chỉ cần súc miệng bằng nước muối, mặc quần áo thoải mái, uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khoa học.
Đo lại nhiệt độ mỗi 30 phút, nếu sốt trên 38,5 độ C cần sử dụng thuốc hạ sốt phù hợp chẳng hạn như Hapacol 650 của Dược Hậu Giang. Thuốc có công dụng hạ sốt hữu hiệu cho người lớn và những bệnh có liên quan đến sốt. Theo bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng liều dùng phù hợp là 10-15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng.
Hapacol 650 được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn Japan-GMP, hàm lượng 650 mg paracetamol an toàn khi cần giảm đau hạ sốt và đặc biệt phù hợp với thể trạng người Việt. Nếu vẫn liên tục sốt cao trên 39 độ mà không đáp ứng thuốc hạ sốt hãy thông báo ngay cho nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Lưu ý, sau các mũi tiêm cơ thể cần một khoảng thời gian để tạo kháng thể giúp miễn dịch với virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, việc tiêm đủ liều vắc xin không có nghĩa là đã an toàn vì hiện chưa có vắc xin nào có khả năng bảo vệ tuyệt đối. Vì thế, hãy luôn thực hiện đầy đủ nghiêm túc quy định 5K để bảo vệ sức khỏe chính bạn và người thân.
TP.HCM đã tiêm hơn 6,2 triệu liều vắc xin trong hơn 8 triệu liều được nhận
Tính đến nay, TP.HCM tiếp nhận 8.072.820 liều vắc xin, trong đó từ Bộ Y tế là 5.622.820 liều và nguồn vắc xin tài trợ là 2.450.000 liều.
TP đã tiêm 6.237.428 mũi tiêm người từ 18 tuổi trở lên, đạt tỉ lệ 77,3%.
Người dân TP.HCM tiêm ngừa vắc xin COVID-19 - Ảnh: XUÂN MAI
Sở Y tế TP.HCM ngày 6-9 có báo cáo gửi Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về tiến độ và kết quả tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Theo Sở Y tế, từ ngày 8-3 đến ngày 5-9, qua 28 đợt phân bổ của Bộ Y tế, trong đó 24 đợt có phân bổ vắc xin cho TP.HCM, TP đã tiếp nhận 5.622.860 liều vắc xin. Cụ thể: AstraZeneca có 4.456.490 liều, Moderna 571.200 liều, Pfizer 586.170 liều, Vero Cell 9.000 liều.
Ngoài ra TP còn nhận được nguồn vắc xin tài trợ là 2.450.000 liều Vero Cell (sau khi đã điều chuyển 2.550.000 liều cho các tỉnh, thành gồm: Hải Phòng 300.000 liều, Đồng Nai 500.000 liều , Tây Ninh 200.000 liều, Khánh Hòa 300.000 liều, Bình Dương 750.000 liều, Long An 500.000 liều).
Như vậy với tổng số 8.072.820 liều vắc xin, TP tiếp nhận từ Bộ Y tế 5.622.820 liều và nguồn vắc xin tài trợ là 2.450.000 liều.
Tính đến 7h30 ngày 6-9, TP đã thực hiện 6.237.428 mũi tiêm người từ 18 tuổi trở lên, đạt tỉ lệ 77,3%, trong đó 5.809.303 mũi 1 (đạt tỉ lệ 80,6 %) và 428.125 mũi 2 (đạt tỉ lệ 5,9 %). Theo đó, số lượng người từ 18 tuổi sinh sống tại TP.HCM theo điều tra của Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình tính đến 30-6 là khoảng 7.208.800 người.
Sở Y tế cũng cho biết sau các kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cụ thể của đợt 4 và 5, ngày 28-8 Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP đã ban hành kế hoạch số 2917 về tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại TP, trong giai đoạn từ 29-8 đến 31-12.
Với mục tiêu là cơ bản hoàn thành tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên, TP đề ra lộ trình thực hiện gồm 4 giai đoạn và cần thêm 6.300.000 liều vắc xin, trong đó mũi 1 là 1.400.000 liều và mũi 2 là 4.900.000 liều.
Tại cuộc họp đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 với 4 địa phương gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Long An và Bình Dương sáng 6-9, Cục Y tế dự phòng cho biết đến nay Bộ Y tế đã phân bổ 30 đợt vắc xin COVID-19 với tổng số 32,8 triệu liều.
Riêng TP.HCM, Đồng Nai, Long An và Bình Dương được phân bổ gần 15 triệu liều, chiếm 45% vắc xin cả nước. Trong đó, TP.HCM, Bình Dương và Long An đã được cấp số lượng vắc xin đủ bao phủ 100% mũi 1 cho những người từ 18 tuổi trở lên. Riêng Đồng Nai đã cấp đủ 80% để tiêm cho mũi 1.
Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là bao lâu? Hầu hết các vắc xin phòng Covid-19 hiện nay đều tiêm 2 liều, vậy khoảng cách giữa hai liều là bao lâu? Quá thời gian trên, vắc xin liệu còn tác dụng? Đến nay, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện một số vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, bao gồm: - Vắc xin...