Có thể thêm thương hiệu ôtô Trung Quốc vào Việt Nam
Chi nhánh TC Overseas Assets Holdings Labuan của tập đoàn Tan Chong đã ký biên bản ghi nhớ với GAC Motor để phân phối xe ở Malaysia và Việt Nam.
Thỏa thuận ban đầu được phục vụ cho mục đích nghiên cứu tiềm năng và tính thực thi trong việc bán và lắp ráp các mẫu xe của GAC Motor International ở Malaysia và Việt Nam. Biên bản ghi nhớ có hiệu lực đến ngày 1/7/2021.
GAC Motor International, hay GAC, là chi nhánh thuộc Guangzhou Automobile Group (Tập đoàn ôtô Quảng Châu, GAC Group). Cùng thuộc GAC Group có những thương hiệu Trumpchi, Gonow và Changfeng Motor.
Trong thông báo, Tan Chong cho biết: “Dự án nếu trở thành hiện thực có thể mang lại cho chúng tôi cơ hội mở rộng ngay trong khu vực”.
GS8, mẫu SUV thuộc thương hiệu GAC dự kiến bán tại Mỹ vào cuối 2019 nhưng kế hoạch bị hoãn sang nửa đầu 2020 rồi tiếp tục hoãn vô thời hạn. Ảnh: GAC
Video đang HOT
Tại Việt Nam, Tan Chong hiện là nhà nhập khẩu, phân phối một hãng xe khác là MG (thương hiệu Anh thuộc sở hữu của hãng xe Trung Quốc SAIC) từ tháng 5/2020, theo chỉ định từ SAIC Motor. Xe MG được phân phối bởi công ty con của Tan Chong, TC Service Việt Nam (TCSV). Trước đó, vào năm 2012, MG từng có mặt tại Việt Nam với tư cách chính hãng, bởi một nhà nhập khẩu tư nhân.
Tan Chong từng có mối duyên với thương hiệu Nhật là Nissan. Liên doanh Tan Chong và Nissan Motor thành lập năm 2010, khi Tan Chong mua lại 74% cổ phần của Kjaer Group A/S Đan Mạch trong liên doanh Nissan Việt Nam. Liên doanh này, trong đó Nissan nắm giữ 26% cổ phần, vốn có đặc quyền nhập khẩu và phân phối hoặc bán lại xe nguyên chiếc cũng như linh phụ kiện thay thế tại Việt Nam trong 30 năm kể từ tháng 11/2008. Năm 2013, liên doanh mở nhà máy với tên gọi TCIE tại Đà Nẵng, là công ty con trực thuộc Tan Chong.
Cuối năm 2018, Nissan Nhật Bản thông báo kết thúc hợp tác liên doanh với Tan Chong, có nghĩa đối tác Malaysia mất quyền nhập khẩu và phân phối ôtô nguyên chiếc cũng như linh phụ kiện của Nissan tại Việt Nam, từ 10/9/2019. Nhưng sau đó, liên doanh tiếp tục hoạt động thêm một năm và chính thức chia tay vào cuối tháng 9 vừa qua.
Tan Chong là tập đoàn đa quốc gia của Malaysia, sở hữu mạng lưới kinh doanh tại 16 nước, tập trung đặc biệt tại Đông Nam Á. Tập đoàn này xuất hiện tại Việt Nam khoảng 10 năm, là một trong những nhà đầu tư khu vực lớn nhất.
Xe chạy điện Trung Quốc lách ngõ hẹp vào thị trường châu Âu
Na Uy là cửa ngõ được hãng xe chạy điện Xpeng của Trung Quốc lựa chọn để chinh phục thị trường châu Âu khó tính, và đã bước đầu thành công.
Nhà sản xuất xe chạy điện Xpeng của Trung Quốc đã bắt đầu tiến vào thị trường châu Âu bằng việc bàn giao lô 100 chiếc G3 cho khách hàng ở Na Uy. Mẫu crossover chạy điện này có giá bán từ 358.000 krone, tương đương 41.000 USD.
Xpeng cũng muốn chinh phục các thị trường châu Âu khác, và trong năm tới sẽ nghiên cứu xem nước nào sẽ là đích ngắm tiếp theo - chủ tịch Brian Gu của Xpeng cho biết.
"Về lâu dài, nếu bạn muốn trở thành một công ty xe điện thành công, bạn phải tiến ra thế giới," ông Gu chia sẻ. "Chúng tôi đang bắt đầu sự hiện diện của mình, thử nghiệm ở một số thị trường và coi đây là một chiến lược dài hạn."
Xpeng đã chọn lối vào thị trường châu Âu qua Na Uy do nước này có các chính sách hỗ trợ rất tốt, cơ sở hạ tầng sạc hiện đại và mối quan tâm lớn đối với xe chạy điện. Ngoài ra, dù Na Uy chỉ là một thị trường nhỏ, nhưng gần 80% xe đăng ký mới ở đây trong quý 3 năm nay là xe sạc điện.
Một trong những nhân tố khiến Xpeng cần cân nhắc là có bắt tay với các đối tác nội địa không (ở Na Uy họ dùng một nhà phân phối nội địa), hay tự làm.
"Chúng tôi mới chỉ đang trong giai đoạn đầu của chiến lược chinh phục thị trường châu Âu," ông Gu cho biết.
Mẫu Xpeng G3 ra mắt lần đầu tiên tại Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng (CES) vào tháng 1/2018, khiến mọi người lập tức có sự so sánh với Tesla Model X, không phải bởi ngoại hình, mà bởi thiết kế màn hình thông tin cỡ lớn nằm dọc trên táp-lô.
Để vào thị trường châu Âu, BYD cũng đã chọn cửa ngõ là Na Uy - thị trường xe điện lớn nhất châu lục này. Tập đoàn ô tô Trung Quốc từng cho biết sẽ khởi đầu bằng mẫu BYD Tang EV600 ngay trong năm nay.
Hãng sản xuất ôtô Trung Quốc bị kiện tại Indonesia vì xe hỏng không sửa được Theo truyền thông Indonesia, đã có 7 khách hàng đệ đơn kiện nhà sản xuất mẫu xe DFSK Glory 580 Turbo CVT, do liên doanh DFSK Motor (Dongfeng Sokon) của tập đoàn Sokonindo Automobile (Trung Quốc) sản xuất và cung cấp tại thị trường. Lý do để các khách hàng nộp đơn khởi kiện là do mẫu DFSK Glory 580 Turbo CVT sản...