Có thể thay thế “tử hình” bằng “chung thân suốt đời”
Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tiến hành, xây dựng sửa đổi Bộ luật Hình sự để trình Chính phủ vào quý IV/2014. Trong lần sửa đổi này có một số định hướng rất đáng chú ý.
Phóng viên có trao đổi với TS Trần Văn Dũng (Vụ Pháp luật Hình sự và Hành chính – Bộ Tư pháp) để tìm hiểu rõ hơn về những nội dung trên.
Trong dự thảo định hướng sửa đổi bộ luật lần này có nói hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình nhưng liệu có phù hợp với thực tế khi tình hình tội phạm về trật tự xã hội, tham nhũng vẫn đang có chiều hướng gia tăng thưa ông?
Có thể nói một trong những định hướng lớn lần này là tiếp tục thể chế chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta là tiếp tục nghiên cứu để giảm hình phạt tử hình. Từ BLHS 1985 đến nay BLHS 1999 và gần đây nhất là BLHS sửa đổi năm 2009, nhìn chung chúng ta đang giảm dần các loại tội phạm bị áp dụng hình phạt từ hình. Trong BLHS hiện nay có độ 22 tội danh có khung hình phạt đến mức là tử hình. Điều này phù hợp với chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước và phù hợp với xu thế chung của quốc tế. Trên thế giới, nhiều nước cũng đã bỏ hình phạt tử hình.
Tuy nhiên, qua tổng kết thi hành BLHS cho thấy, tình hình tội phạm nhìn chung có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Một số loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng cũng diễn biến hết sức phức tạp. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu cần hết sức cân nhắc đến yếu tố này. Theo dự kiến, xu hướng giảm hình phạt tử hình vẫn được đặt ra. Tuy nhiên, giảm tội nào thì cần có tính toán cụ thể theo xu hướng: Chỉ quy định hình phạt tử hình đối với các tội như: Giết người man rợ, giết người hiếp dâm, giết người cướp tài sản, hoặc các tội có tính chất hủy hoại nòi giống như tội phạm ma túy, các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội chống loài người.
Nếu bỏ án tử hình thì phải tăng hình phạt khác để đảm bảo sự nghiêm khắc của pháp luật?
Trong một số tội phạm nhất định cũng có thể thay hình phạt tử hình bằng hình phạt khác có mức độ nghiêm khắc tương đương, ví dụ hình phạt chung thân hoặc tới đây nhiều chuyên gia đề xuất nghiên cứu hình phạt chung thân suốt đời. Đồng thời cũng phải tăng cường hiệu quả biện pháp tịch thu tài sản hay phạt tiền.
Tuy nhiên, việc bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội không có nghĩa là làm giảm tính răn đe của BLHS. Việc thay thế hình phạt này bằng các hình phạt có mức độ nghiêm khắc gần tương đương, đồng thời nâng cao hiệu quả các hình phạt hay các biện pháp kinh tế như chúng tội trình bày ở trên sẽ đạt được cả 2 mục tiêu: Vừa trừng trị được người phạm tội đồng thời cũng thu lại được tài sản đã mất. Đó cũng là điều cần được cân nhắc khi xây dựng dự thảo.
Qua tổng kết thi hành BLHS cho thấy, tòa án các cấp áp dụng hình phạt tù đối với người phạm tội luôn chiếm một tỷ lệ rất cao. Chính những tác động tiêu cực về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội cũng như hiệu quả của công tác giáo dục trong các trại giam còn nhiều bất cập là những nguyên nhân trực tiếp làm cho chúng ta phải cân nhắc lại khả năng áp dụng loại hình phạt này.Trong định hướng sửa BLHS có nói khả năng giảm hình phạt tù, mở rộng phạm vi áp dụng các hình phạt không mang tính giam giữ, ông có thể nói rõ hơn?
Giảm hình phạt tù nghĩa là giảm khả năng áp dụng hình phạt tù đối với người phạm tội theo nghĩa: Loại bỏ hình phạt tù khỏi một số tội phạm hoặc quy định cụ thể hơn điều kiện áp dụng hình phạt tù đối với một số tội phạm.
Như vậy những loại hình phạt trên sẽ áp dụng như thế nào?
Video đang HOT
Hiện nay hình phạt tù áp dụng gần hết tất cả với các loại tội phạm. Nếu chúng ta định giảm áp dụng hình phạt tù thì điều đầu tiên cần phải tính đến là rà soát các tội phạm ít nghiêm trọng mà hiện nay đang quy định hình phạt tù theo hướng chỉ giữ lại trong trường hợp thật cần thiết.
Ngoài ra, cần nghiên cứu, tính đến việc loại bỏ hình phạt tù đối với loại tội nghiêm trọng do vô ý, vì với loại lỗi vô ý, không nhất thiết mọi trường hợp đều phải quy định hình phạt tù. Bên cạnh đó, đối với các tội phạm nghiêm trọng do cố ý có tính chất kinh tế, việc đưa vào các hình phạt có tính chất kinh tế với mức phạt cao để tòa án lựa chọn là cần thiết.
Đúng như vậy, thực tế hiện nay theo thống kê của cơ quan chức năng thì tỷ lệ người bị áp dụng hình phạt tù trong tổng số người bị đưa ra truy tố, xét xử hiện nay chiếm một tỷ lệ rất cao. Có thể lý giải ở nhiều góc độ khác nhau như: Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp không tước tự do còn nhiều hạn chế; tâm lý của thẩm phán cũng muốn thể hiện sự nghiêm khắc với người phạm tội.Việc bỏ áp dụng hình phạt tù đối với một số loại tội phạm sẽ góp phần làm giảm áp lực quá tải tại các nhà tù hiện nay?
Để thực hiện tinh thần nhân đạo, trước tiên chúng ta phải giảm loại hình phạt tù xuống. Để làm được trước hết phải giảm ngay từ những quy định của BLHS. Cũng có thể hiểu góc độ việc áp dụng hình phạt tù trong BLHS sắp tới sẽ kèm theo các điều kiện nhất định để làm sao áp dụng hình phạt tù với những người có hành vi phạm tội một cách tương xứng để tước tự do của họ, tránh việc áp dụng phạt tù có tỷ lệ cao như hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
Theo số liệu thống kê của năm 2013, cả nước 684 phạm nhân đợi kết án tử hình. Trong đó 682 người thuộc trách nhiệm của cơ quan thi hành án của Bộ Công an và 2 trường hợp thuộc trách nhiệm cơ quan thi hành án của quân đội.
Các tội phạm có mức hình phạt tử hình trong BLHS hiện nay là các tội xâm hại đến an ninh quốc gia; tội phạm về chiến tranh, chống loài người, phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; tội giết người, hiếp dâm trẻ em; tội cướp tài sản, tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ…
Theo Dân Việt
Khi nào bị kết tội chống người thi hành công vụ?
Theo quy định của Bộ Luật Hình sự, hành vi chống người thi hành công vụ bị phạt tù cao nhất là 7 năm. Nhưng, khi nào thì một đối tượng bị kết tội Chống người thi hành công vụ?
Ảnh minh họa.
Trên thực tế thời gian gần đây hành vi chống người thi hành công vụ ngày càng nhiều. Đặc biệt là với lực lượng cảnh sát giao thông. Với hành vi của các đối tượng tham gia giao thông như không đội mũ bảo hiểm, khiêu khích cảnh sát khi bị tổ công tác khống chế nhưng đối tượng không chịu hợp tác còn lăng mạ người thi hành công vụ, tấn công cảnh sát thì tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của từng hành vi cụ thể có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi tương ứng đó.
Cụ thể: Những đối tượng nói trên sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi không đội mũ bảo hiểm theo Nghị định 171, còn đối với những hành vi còn lại thì đó chính là hành vi chống người thi hành công vụ và cũng tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm mà hành vi này là hành vi vi phạm hành chính (sẽ bị xử phạt hành chính) hoặc là hành vi phạm tội (sẽ phải chịu hình phạt). Theo Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định về Tội chống người thi hành công vụ được quy định như sau:
"1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm."
Để cấu thành tội chống người thi hành công vụ nói trên, người phạm tội phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất là hành vi của người phạm tội phải thỏa mãn 1 trong 3 hành vi khách quan sau:
Hành vi dùng vũ lực (dùng sức mạnh vật chất tấn công, hành hung) cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Hành vi đe dọa dùng vũ lực (đó là hành vi uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ làm cho họ sợ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao) nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Hành vi dùng thủ đoạn khác (như lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống..) nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Thứ hai, lỗi của người phạm tội phải là lỗi cố ý ( người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là chống hoặc cản trở việc thực hiện công vụ của người khác nhưng vẫn thực hiện)
Thứ ba, theo quy định của luật pháp vì đây là tội phạm ít nghiêm trọng (khoản 1) và tội phạm nghiêm trọng (khoản 2) nên chủ thể phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Khi đủ các yếu tố cấu thành tội phạm này thì người phạm tội sẽ phải chịu mức hình phạt trong khung hình phạt tương ứng
Ngoài ra, từ 1/2/2014, những người chống người thi hành công vụ còn bị áp dụng Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Theo đó, người thi hành công vụ được hiểu là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật...
Trong lúc làm nhiệm vụ nếu gặp phải chống đối, người thi hành công vụ giải thích cho người vi phạm biết lỗi mắc phải, yêu cầu chấm dứt ngay hành vi. Nếu họ không chấp hành, người thi hành công vụ mới được sử dụng biện pháp bắt giữ, cưỡng chế...
Nghị định cho phép trong trường hợp bị tấn công bằng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phòng vệ, khống chế bắt giữ người chống đối. Biện pháp đặc biệt được áp dụng là cho phép nổ súng.
Tuy nhiên, dù sử dụng biện pháp gì, Nghị định yêu cầu chỉ được áp dụng trong trường hợp "cần thiết", "cấp bách" và căn cứ "tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể".
Riêng với nổ súng, Nghị định yêu cầu tuân thủ hướng dẫn tại điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nguyên tắc là chỉ được nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành sau khi đã cảnh báo, không nổ súng vào phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra.
chong-doi.jpg
Cũng theo Nghị định, sau khi xử lý vi phạm với người có hành vi chống người thi hành công vụ, cơ quan ra quyết định xử lý có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản đến chính quyền địa phương cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm học tập, làm việc để có biện pháp phòng ngừa, quản lý, giáo dục.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Điểm mới trong Pháp lệnh công an xã Từ ngày 19/5/2014, giấy chứng nhận công an xã theo quy định tại Pháp lệnh công an xã sẽ được sửa đổi theo Thông tư 14/2014/TT-BCA do Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang vừa ký ban hành. Thông tư 14/2014/TT-BCA do Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang ký ban hành về sửa đổi khoản 2...