Có thể tăng dần tuổi nghỉ hưu
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đề xuất 2 phương án về lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, trong đó công chức cứ 3 năm tăng lên 1 tuổi cho đến khi đạt 62 tuổi đối với cả nam và nữ hoặc 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam.
Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới công bố lấy ý kiến, những người có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên sẽ được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Đối với những người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì sẽ được nhận lương hưu khi nam đủ 55 – 60 tuổi, nữ đủ 50 – 55 tuổi, có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Trong dự thảo này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất 2 phương án về lộ trình tăng tuổi hưởng lương hưu đối với từng nhóm đối tượng. Theo phương án 1, từ năm 2016 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức cứ 3 năm tăng lên 1 tuổi cho đến khi đạt 62 tuổi đối với cả nam và nữ.
Dân số Việt Nam đang già đi. Đây là một trong số những nguyên nhân Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. Ảnh: Khôi Ngô.
Còn theo phương án 2, từ năm 2016 trở đi, tuổi đời hưởng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức cứ 3 năm tăng lên 1 tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam. Riêng với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội Nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an Nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi đủ điều kiện về tuổi đời theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam hoặc Luật Công an Nhân dân.
Lộ trình tăng tuổi hưởng lương hưu cũng được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất 2 phương án. Theo phương án 1, từ năm 2020 trở đi cứ 3 năm tuổi nghỉ hưu tăng lên 1 tuổi cho đến khi đạt 62 tuổi đối với cả nam và nữ. Phương án 2 là từ năm 2020 trở đi cứ 3 năm tuổi nghỉ hưu tăng lên 1 tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam.
Nếu người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Kiều Trinh
Video đang HOT
Theo VNE
Hàng nghìn người nghỉ hưu ở tuổi 35
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số người nghỉ hưu trong độ tuổi 35-50 chiếm trên 30%. Tuổi nghỉ hưu sớm và thời gian hưởng lương hưu dài là một trong những nguyên nhân khiến quỹ bảo hiểm đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Báo cáo tại hội thảo Chính sách bảo hiểm hưu trí và các khuyến nghị sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, tuổi nghỉ hưu bình quân năm 2012 là 54,2 (so với bình quân quy định cho cả nam và nữ là 57,5); thời gian tham gia BHXH bình quân 31,26 năm.
Trong đó, đa số nghỉ hưu trong độ tuổi từ 41 đến 60, chỉ 1,4% nghỉ khi trên 60. Ngoài ra, có những người nghỉ hưu từ rất sớm với 0,1% (tương đương 10.000 người) nghỉ khi mới 35-40 tuổi.
Dự báo với mức đóng góp và mức hưởng chế độ hiện nay và số dư quỹ tính đến cuối năm 2012 (gần 250.000 tỷ đồng), đến năm 2023 số thu bằng số chi. Từ năm 2024 trở đi, để đảm bảo chi chế độ hưu trí, tử tuất thì ngoài số thu trong năm phải sử dụng thêm số kết dư mới đảm bảo đủ chi. Đến năm 2037, số thu BHXH trong năm và số tồn tích bắt đầu không đảm bảo khả năng chi trả.
Tổ chức Lao động Quốc tế cũng đã đưa ra một dự báo tương tự khi cho rằng, Quỹ BHXH Việt Nam có thể bắt đầu thâm hụt từ năm 2021 và hoàn toàn cạn kiệt năm 2034, nếu không có thay đổi kịp thời về mặt chính sách.
Ông Mai Đức Chính (đứng): "75% lao động nữ đều không đồng ý tăng tuổi nghỉ hưu, chỉ khu vực làm việc trong phòng máy lạnh muốn làm thêm". Ảnh: Nguyễn Hưng.
Đại diện BHXH Việt Nam nhận định, nguyên nhân khiến quỹ bảo hiểm ngày càng "teo tóp" và đứng trước nguy cơ cạn kiệt là do quy định về tuổi nghỉ hưu thấp, đặt trong tình hình tuổi thọ trung bình ngày càng tăng, đã làm thời gian trả lương hưu kéo dài. Hiện thời gian trả lương hưu dài gần 20 năm.
Về mức hưởng, quy định cách tính lương hưu còn rộng, chưa phù hợp nên dễ đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa; trừ tỷ lệ % lương hưu đối với người nghỉ hưu trước tuổi còn thấp; mức hưởng trợ cấp tuất một lần cao. Bên cạnh đó, chính sách về đầu tư quỹ BHXH theo quy định tuy chặt chẽ, an toàn nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao...
Để đảm bảo quỹ cân đối bền vững, BHXH Việt Nam đề xuất nhiều biện pháp. Đầu tiên là quy định lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với từng nhóm đối tượng. Trong đó, từ năm 2016 thực hiện đối với cán bộ, công chức, viên chức với lộ trình cứ 3 năm tăng lên 1 tuổi cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Từ 2020, thực hiện đối với các nhóm còn lại với lộ trình như trên. Còn với người tham gia BHXH tự nguyện, quy định được đóng BHXH đến khi đủ 20 năm để được hưởng lương hưu (không khống chế về tuổi).
Thứ hai, cần sửa đổi điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối với người bị suy giảm khả năng lao động theo hướng nâng lên 5 tuổi so với quy định hiện hành. Đồng thời tăng tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi từ 1% lên 2% tương ứng với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi. Quy định này được BHXH cho là sẽ hạn chế số người nghỉ hưu trước tuổi.
Ngoài ra, cần sửa đổi cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu theo hướng có lộ trình tăng dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu (từ năm 2016 trở đi mỗi năm tăng thêm một năm cho đến khi 20 năm đóng BHXH tương ứng với 45%) và không quy định mức lương hưu thấp nhất bằng tiền lương tối thiểu chung. Quy định này nhằm đảm bảo mức hưởng dần tương ứng với mức đóng BHXH và giảm số người được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cũng như số tiền trợ cấp...
Nhìn nhận thực trạng này, song nhiều đại biểu dự hội thảo cũng đã đặt các câu hỏi yêu cầu BHXH Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng như các bộ, ngành khác giải đáp. Theo đại diện Ủy ban các vấn đề xã hội, tính toán của BHXH Việt Nam mới chỉ lo cho quỹ bảo hiểm mất cân đối nếu không có giải pháp tăng thu, nhưng không có đánh giá mức sống của người về hưu như thế nào. Hay lực lượng cán bộ, chiến sĩ quân đội vốn hưởng hệ số lương gấp1,8 so với mức bình quân, đến khi về hưu lại hưởng chế độ cao hơn các nhóm ở ngành nghề khác là bất hợp lý...
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân, tăng tuổi lao động là cả bài toán vì tuổi lao động ổn định từ 1960. Còn nếu giảm chi đi thì với tiền lương hưu bình quân hiện tại (khoảng 3 triệu đồng) mà giảm xuống nữa sẽ ảnh hưởng đời sống của người nghỉ hưu.
"Chúng ta mong muốn đối tượng tham gia ngày càng mở rộng, làm sao đến 2020 phấn đấu 50%. Tuy nhiên, nhìn vào đối tượng tham gia hiện tại chỉ hơn 10 triệu người, để nâng lên 26 triệu là việc rất khó", ông Huân nói và cho hay các căn cứ tính mức đóng trên tổng thu nhập hay lương và phụ cấp... lại vấp phản ứng mạnh mẽ từ dư luận vì khiến doanh nghiệp tăng chi phí, ảnh hưởng trưc tiếp đến lương người lao động.
Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Mai Đức Chính nêu thực trạng, ý kiến đề xuất nâng một số chức danh nữ được làm việc đến tuổi 60 "đã không dễ dàng chứ nói gì đến tăng tuổi hưu của cả nam và nữ lên". "Chúng tôi thăm dò thấy 75% lao động nữ đều không đồng ý tăng tuổi nghỉ hưu, chỉ khu vực làm việc trong phòng máy lạnh muốn làm thêm", ông Chính cho hay,
Đối với lao động phổ thông, ông Chính cho biết, 58.000 lao động nữ ngành cao su thì cứ đến 45 tuổi đều đã không đủ sức làm việc dù tuổi hưu quy định ngành nặng nhọc này đã ở mức 50 tuổi. Đặc biệt, ngành dệt may, da giày, các doanh nghiệp chủ yếu chỉ sử dụng lao động đến 30 tuổi, sau đó "thay máu" để tuyển người lao động mới nhằm chi trả ít hơn, tận dụng nhân công trẻ, khỏe. Ngoài ra, với việc giữ một người "già" làm việc thì cũng mất đi một cơ hội việc làm cho thanh niên.
Đối với phương án giảm chi trả cho người hưởng lương hưu,ông Chính cho rằng, điều này là không thực tế bởi mức đóng của người lao động Việt Nam ở mức rất thấp do căn cứ trên nền lương tối thiểu (khoảng 2,4 triệu đồng) trong khi các nước tính trên nền lương thực tế. Vì thế, người lao động nghỉ hưu thì chỉ là người nghèo, cần hưởng trợ cấp xã hội.
Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Bùi Sĩ Lợi thì bày tỏ sự đồng tình với việc phải tính toán tăng tuổi hưu nhưng phải có lộ trình. "Quan trọng hơn là mức tính bảo hiểm trên tiền lương như nào. Nếu cứ duy trì mức đóng căn cứ trên mức lương 1,15 triệu đồng thì không vỡ quỹ mới là chuyện lạ", ông Lợi nói.
Theo quan điểm của ILO đưa ra tại hội thảo, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay cần cân nhắc khi nâng độ tuổi nghỉ hưu. Còn việc mở rộng diện đóng quỹ không giải quyết vấn đề mà chỉ nới dài thời điểm vỡ quỹ thêm 5-10 năm. Đối với người nghỉ hưu sớm, chẳng hạn từ 35 tuổi, thì phải chịu mức phạt tính trên mức lương hưu sẽ hưởng. "Nếu chỉ nghỉ sớm vài năm thì không sao nhưng nếu từ 10 năm thì phải cân nhắc vì sẽ hưởng mức lương thấp hơn rất nhiều", đại diện tổ chức này nêu ý kiến.
Tổ chức này cũng đề nghị tính toán tính bền vững và hợp lý của quỹ BHXH với các mức đầu tư vào trái phiếu chính phủ và gửi ở các ngân hàng thương mại
ILO đưa ra khuyến nghị giảm nhẹ hơn tỷ lệ hưởng nhưng cần những giải pháp mạnh hơn để cải thiện đột phá. Theo đó, cần giải pháp để người lao động tình nguyện đóng góp ở mức cao hơn để hưởng cao hơn.
Tính đến hết năm 2012, cả nước mới có khoảng 10,5 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, mặc dù có tăng 3,3% so với năm 2011, nhưng chỉ đạt khoảng 78% so với số lao động thực tế phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định. Số người hưởng lương hưu hàng năm tăng nhanh, so với năm 2007 thì năm 2012 đã tăng 1,78 lần và số tiền chi lương hưu tăng trên 4 lần.
Nguyễn Hưng
Theo VNE
Tăng tuổi nghỉ hưu: Cần cân nhắc kỹ Theo Bộ LĐ-TB-XH, việc kéo dài tuổi nghỉ hưu sẽ giúp người lao động cống hiến nhiều hơn, giảm áp lực cho quỹ BHXH. "Việc kéo dài tuổi nghỉ hưu là cần thiết nhưng cần phải cân nhắc và có lộ trình vì nó tác động rất lớn đến lực lượng lao động và nền kinh tế". Đây là ý kiến của ông...