Có thể ổ dịch Covid-19 tại TP.HCM đã tồn tại từ lâu
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết giả thiết đáng lo ngại nhất là TP.HCM đã tồn tại những ổ dịch trước đó trong cộng đồng nhưng ngành y tế chưa thể tìm ra.
Chiều 10/2, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì buổi giao ban trực tuyến với TP.HCM về tình hình phòng, chống dịch Covid-19.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay qua những buổi họp với chính quyền và thị sát thực tế, thành phố có khả năng lấy mẫu xét nghiệm nhanh nhưng việc xử lý mẫu còn tốn một khoảng thời gian nhất định. Từ lý do trên, bộ phận thường trực đã quyết định cho phép Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP điều các mẫu thử về các cơ quan y tế thuộc TP.HCM và trực thuộc Bộ Y tế để rút ngắn thời gian lấy mẫu.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng chia sẻ hiện tại, TP.HCM có tình huống tương đối phức tạp. Cụ thể, sau khi các ca tiếp xúc F1 có kết quả xét nghiệm âm tính thì các ca F2 liên quan lại dương tính với virus SARS-CoV-2.
“Chúng tôi đã đặt ra 2 giả thiết về nguồn gốc lây nhiễm Covid-19 tại TP.HCM. Tình huống một là các F1 đã nhiễm virus nhưng đã khỏi, qua thời gian ủ bệnh nên có kết quả âm tính. Tình huống 2 là các F1 này chính là các F0 lây nhiễm cho ca bệnh đầu tiên là BN1979″, ông Nguyễn Trường Sơn nhìn nhận.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Chí Hùng.
Để có đánh giá chính xác, TP.HCM cần xét nghiệm trên diện rộng với những ca tiếp xúc, người nhà liên quan các ca mắc Covid-19 đã ghi nhận thời gian qua.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Thứ trưởng Bộ Y tế đã bỏ qua một tình huống khác rất đáng lo ngại. Tình huống Phó thủ tướng giả định là trong cộng đồng đã tồn tại những ổ dịch khác mà lực lượng y tế chưa phát hiện ra.
“Tôi từng nói phải xác định tất cả nguồn lây nhiễm đều có nguy cơ như nhau. Ngoài việc truy vết ổ dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố cần xét nghiệm thêm những khu vực có nguy cơ cao khác như quán cà phê, bến xe khu vực cửa ngõ”, ông Vũ Đức Đam đề nghị.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Vũ Đức Đam đã đề nghị Bộ Y tế chuyển ngay 30.000 kit xét nghiệm kháng nguyên cho TP.HCM để phục vụ công tác truy vết, tìm ra nguồn gốc của ổ dịch.
“Hiện tại, chúng ta đã có 150.000 kit xét nghiệm kháng nguyên để chia về các tỉnh. Số kit này sẽ ưu tiên gửi về TP.HCM để phục vụ công tác xét nghiệm, điều tra nguồn gốc dịch trên diện rộng”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thông tin.
Từ ngày 27/1 đến 13h ngày 9/2, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 33 trường hợp mắc Covid-19. Tổng số ca mắc Covid-19 phát hiện tại thành phố là 202, trong đó 159 trường hợp đã điều trị khỏi bệnh, 43 trường hợp đang điều trị.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhận định tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM đang ở mức nguy cơ rất cao. Lãnh đạo các cấp và ngành y tế toàn địa bàn cần sẵn sàng kịch bản cho những tình huống khẩn cấp.
Ngành y tế thành phố đã chuẩn bị năng lực để ứng phó trong trường hợp địa bàn có 50-100 ca mắc Covid-19.
Cụ thể, ngành y tế thành phố đã chuẩn bị 840 giường bệnh, 30 giường hồi sức cùng hàng chục máy thở chức năng cao, máy thở không xâm nhập, máy thở ECMO để sẵn sàng phục vụ người bệnh.
Đối với cơ sở cách ly tập trung, ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết sau Tết Tân Sửu, thành phố thực hiện phương án mở lại khu cách ly tập trung tại Đại học Quốc gia với quy mô 10.000 giường.
Em trai nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất cũng nghi nhiễm COVID-19, Bộ yêu cầu truy vết tất cả F1, F2
Em trai nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất đã có kết quả nghi nhiễm COVID-19. Bộ Y tế đề nghị TP.HCM và Bình Dương truy vết thần tốc và tổ chức xét nghiệm thật nhanh, truy vết bằng được F1, F2 của cả hai anh em.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì cuộc họp - Ảnh: THU HIẾN
Chiều 6-2, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã họp khẩn với TP.HCM và Bình Dương liên quan ca nghi mắc COVID-19 là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo yêu cầu Bình Dương và TP.HCM báo cáo tóm tắt quá trình dịch tễ, truy vết, cơ bản là phát hiện sớm không cho dịch lây lan trong cộng đồng.
Ông cũng yêu cầu Cảng vụ hàng không Tân Sơn Nhất báo cáo công tác phòng chống COVID-19 ra sao, cảng đã làm gì khi xảy ra ca nghi nhiễm...
Ông Nguyễn Trí Dũng - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - cho biết tại TP.HCM đến nay đã xác định có 44 người tiếp xúc với ca nghi nhiễm này. Các trường hợp tiếp xúc đã được lấy mẫu xét nghiệm, đang đợi kết quả.
Bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi vào ngày 2-2, triệu chứng rõ ràng vào ngày 3-2. Theo điều tra, bệnh nhân không tiếp xúc với hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo báo cáo của Cảng vụ hàng không miền Nam, cảng vụ đã tổ chức họp ngay trong đêm, khoanh vùng đối tượng và đã gửi thông tin 21 trường hợp tiếp xúc gần cho HCDC.
Đơn vị cũng đã khử khuẩn toàn bộ nơi ca nghi nhiễm đi qua, trích xuất camera gửi danh sách về cơ quan y tế xử lý.
Hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất chiều 3-2 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Chương - phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, điều tra dịch tễ cho thấy người này về Bình Dương nghỉ ngơi là chính, không đi nhiều, chỉ ghi nhận 9 người tại Bình Dương tiếp xúc gần, trong đó có 2 người em ruột ở chung nhà. Một trong 2 người này trưa nay đã kết quả xét nghiệm nghi nhiễm.
Hai người em này có lịch trình di chuyển nhiều, phức tạp. CDC Bình Dương đang khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp liên quan.
Ông Phan Trọng Lân - viện trưởng Viện Paster TP.HCM, cho biết sáng mai 7-2 sẽ có kết luận về chủng virus mà bệnh nhân nghi nhiễm này mắc phải. "Hiện nay với các dữ liệu có được, chúng ta sẽ tập trung công tác dập dịch, Viện Pasteur sẽ làm việc với 2 thành phố để xác định chủng", ông nói.
"Trường hợp nghi nhiễm này khởi phát vào ngày 3-2, khả năng lây nhiễm tối đa là ngày 31-1. Thời điểm lây lan mạnh nhất vào ngày 3-2, nếu chậm một ngày sẽ ra rất nhiều F1, F2. Phải tiến hành khoanh vùng bằng mọi cách, phải tìm được những người tiếp xúc, bất kể tiếp xúc với ai phải lấy bằng được mẫu xét nhiệm", ông thêm.
Sau khi nghe các đơn vị báo cáo, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết tại Việt Nam hiện đã phát hiện chủng SARS-CoV-2 của Anh và của Nam Phi. Trong đó chủng đột biến của Anh đã có trong cộng đồng.
Chủng Nam Phi chưa ghi nhận trong cộng đồng nhưng theo cơ quan chuyên môn, chủng này lây lan nhanh, thời gian lây lan rất ngắn, đòi hỏi phải có biện pháp nhanh.
Từ ca nghi nhiễm này, Bộ Y tế đề nghị TP.HCM và Bình Dương phải truy vết thần tốc và tổ chức xét nghiệm thật nhanh. Truy vết điều tra bằng được F1, F2 của cả người anh và người em, tập trung truy vết từ ngày 31-1 đến nay, đúng với lộ trình.
Bộ Y tế đề nghị 100% F1 phải đi cách ly tập trung, không trường hợp nào được ở nhà lấy mẫu xét nghiệm. F2 phải cách ly tại nhà, đặc biệt phải đủ điều kiện cách ly tại nhà như khoảng cách, ăn riêng, uống riêng không được tiếp xúc với cộng đồng.
F2 ở nhà phải ký cam kết, nếu vi phạm cũng cho đi cách ly tập trung, không cách ly tại nhà. Cách ly F1, F2 riêng nếu không rất có nguy cơ lây chéo.
Ông cũng yêu cầu đẩy nhanh việc truy vết, phải làm việc với bệnh nhân, yêu cầu khai báo trung thực, nếu gian dối sẽ bị truy tố.
Ca nghi mắc COVID-19 ở sân bay Tân Sơn Nhất có nhiễm biến chủng mới nCoV? Ông Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Paster TP.HCM thông tin về thời gian sẽ có kết luận về chủng virus mà bệnh nhân nghi bị COVID-19 mắc phải. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM chiều 6/2 do Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì, ông Phan Trọng Lân cho biết, sáng 7/2 sẽ có kết...