Có thể nhiễm vi khuẩn siêu kháng thuốc khi tiếp xúc với chim
Mòng biển Úc đang mang các dòng vi khuẩn siêu kháng thuốc, và người lớn chỉ cần tiếp xúc với chúng hoặc trẻ con chơi đùa trên các bãi cỏ hay các bề mặt mà mòng biển từng đậu là có nguy cơ lây nhiễm.
Hơn 20% số mòng biển trên toàn nước Úc bị cho là mang theo vi khuẩn siêu kháng thuốc – Reuters
Giới chuyên gia cảnh báo tình trạng trên có thể làm gia tăng xác suất truyền vi khuẩn siêu kháng thuốc từ mòng biển sang con người, gia súc và thú cưng, theo Đài ABC hôm 10.7.
Một đội ngũ do các nhà nghiên của Đại học Murdoch tại thành phố Perth dẫn đầu phát hiện hơn 20% số mòng biển trên toàn nước Úc đang mang trên người những chủng vi khuẩn nguy hiểm và kháng thuốc.
Đây là một diễn biến mới trong bối cảnh các vi khuẩn siêu kháng thuốc đang trỗi dậy ở mức độ nguy hiểm trên toàn cầu, và trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe con người và an ninh thực phẩm, theo Tổ chức Y tế Thế giới và chính phủ Úc.
Vi khuẩn ở mòng biển có thể lây sang con người nếu họ vô tình ăn trúng sau khi tay bị dính phân loài chim biển.
Tiến sĩ Mark O’Dea của Đại học Murdoch cho hay các phụ huynh nên cảnh giác khi cho con trẻ chơi đùa tại nơi thường có mòng biển đậu, vì chúng chỉ cần chạm tay dính vi khuẩn lên miệng hoặc ăn uống mà không rửa tay sau khi chơi là có thể nhiễm siêu vi khuẩn.
Video đang HOT
Tình trạng càng thêm báo động khi các chuyên gia phát hiện một số mẫu phân của mòng biển chứa vi khuẩn vô hiệu hóa được các loại kháng sinh là phòng tuyến chống chọi cuối cùng của con người, như carbapenem.
Bên cạnh đó, một con mòng biển ở bãi biển Cottesloe ở thành phố Perth được xác định kháng colistin, cũng thuộc nhóm carbapenem.
Theo Thanh niên
10 nguyên nhân khiến bạn chảy nước mắt
Viêm, tắc tuyến lệ hay mắc dị vật, xước mắt khiến bạn chảy nước mắt không ngừng.
Khi trong mắt xuất hiện dị vật như bụi hoặc lông mi, cơ thể sẽ sản sinh nhiều nước mắt hơn để đẩy dị vật ra. Bên cạnh đó, những vật mà bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường như các phân tử trong khói hay hóa chất trong hành cũng có thể khiến mắt chảy nước.
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là nguyên nhân phổ biến gây chảy nước mắt ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng này khiến một hoặc cả hai bên mắt đỏ, ngứa và như thể có cát ở trong. Vi khuẩn hoặc virus là tác nhân gây bệnh phổ biến.
Viêm mí mắt khiến mí mắt sưng, mắt có cảm giác châm chích và chảy nước, đỏ, ngứa. Nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng, chứng đỏ mặt (roseacea) hoặc dị ứng. Tình trạng này thường tự biến mất, điều trị sẽ nhanh khỏi hơn.
Thông thường, nước mắt chảy ra từ tuyến lệ bên trên mắt, tràn ra bề mặt nhãn cầu và chảy vào các tuyến ở khóe mắt. Các tuyến này bị tắc, nước mắt sẽ đọng lại và khiến mắt ướt. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như nhiễm khuẩn, chấn thương, thậm chí lão hóa.
Bụi, cát và kính áp tròng có thể làm xước giác mạc, khiến mắt đỏ, đau, chảy nước mắt và nhạy cảm với ánh sáng. Dù các vết xước này thường tự khỏi trong hai ngày, bạn nên đến bác sĩ để đảm bảo không bị nhiễm trùng.
Các vấn đề với lông mi cũng khiến mắt chảy nước. Lông mi có thể mọc vào phía trong thay vì cong ra ngoài, chà xát vào mắt. Đây là chứng lông quặm, thường xảy ra sau nhiễm trùng, chấn thương hoặc một số vấn đề khác.
Mắt khô do cơ thể không sản sinh đủ nước mắt hay khô quá nhanh, hoặc do sự mất cân bằng nước, dầu và niêm dịch. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra nhiều nước mắt hơn.
Lẹo mắt là cục u nhỏ, sưng đau ở rìa mí mắt có thể làm mắt ướt. Vi khuẩn là nguyên nhân gây lẹo mắt và sẽ tự biến mất trong vài ngày. Không nên cố nặn lẹo như nặn mụn khiến cho vi khuẩn lây lan.
Mắt ướt, ngứa thường đi kèm với ho, sổ mũi và các triệu chứng khác có thể do dị ứng mắt. Cảm lạnh cũng khiến mắt chảy nước, nhưng không làm mắt ngứa. Đây là cách để phân biệt cảm lạnh và dị ứng.
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến chảy nước mắt như nhiễm trùng, viêm khớp, bệnh tuyến giáp... Nếu chảy nước mắt thường xuyên, bạn nên đến bác sĩ khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Thùy Anh
Theo Web MD/VNE
Mùa hè trẻ cũng có thể mắc bệnh thủy đậu: Trẻ bị thủy đậu cần kiêng những gì? Thời tiết thay đổi bất thường chính là nguyên nhân khiến dịch bệnh thủy đậu có xu hướng xảy ra quanh năm, chứ không vào mùa nhất định như trước nữa. Bệnh thủy đậu còn được gọi là bệnh trái rạ (phỏng rạ), là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Loại virus này chính...