Cơ thể “lên tiếng” khi mặc quần áo quá chật
Mặc quần áo chật sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể, từ trong ra ngoài.
Dị ứng, kích ứng
Việc mặc quần áo quá chật sẽ khiến cho cơ thể bị cọ xát khi chúng ta hoạt động và di chuyển. Nó dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, trầy xước da. Đặc biệt, quần áo chật còn khiến cho da bị dị ứng, kích ứng, nổi mẩn, phát ban…, nhất là khi chúng ta mặc những bộ quần áo chật được làm từ sợi tổng hợp pha trộn. Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn với những người có làn da nhạy cảm. Do đó, các bạn nên chọn những bộ quần áo có kích cỡ phù hợp hoặc hơi rộng một chút để tạo cảm giác thoải mái.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Khi chúng ta mặc những chiếc quần hay áo quá chật, sức ép lên bụng và dạ dày sẽ tăng lên. Nó gây ứ đọng hoặc trào ngược axit lên thực quản. Điều này chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng ợ nóng. Bên cạnh đó, mặc quần áo chật còn làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây chướng bụng, ợ hơi…
Tác động lên hệ thần kinh và mạch máu
Video đang HOT
Những bộ quần áo chật, bó thường tạo nên áp lực rất lớn lên hệ thần kinh và các mạch máu, khiến cơ thể khó vận động, máu lưu thông kém. Hậu quả là chúng ta sẽ mắc phải chứng tức ngực, đau lưng, đau đầu, hoa mắt, choáng váng, khó thở, thậm chí còn có thể làm giảm thị lực.
Bên cạnh đó, quần áo chật còn gây ra những ảnh hưởng xấu đến hệ thống dây chằng trên cơ thể, dẫn đến đau nhức và khó khăn trong khi cử động. Không những thế, nó cũng có những tác động không nhỏ lên tim, phổi của chúng ta.
Làm biến dạng “núi đôi”
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến “núi đôi” biến dạng là do việc mặc áo chật, đặc biệt là “áo chip” bó chặt. Ngoài ra, nó còn gây ra chứng đau tức ngực. Thậm chí, về lâu dài, việc mặc các loại áo và “áo chip” chật còn dẫn đến các căn bệnh ở vòng 1, trong đó có cả ung thư nữa đấy!
Tổn thương cơ, khớp
Các loại quần áo chật, quần áo bó sát thường khiến chúng ta cử động rất khó khăn và làm ảnh hưởng đến sự linh hoạt của đôi chân. Do đó, nó khiến chúng mình dễ bị té ngã hơn, đồng thời còn dẫn đến tình trạng tê chân, chuột rút, cứng khớp, teo cơ, đau chân… Về lâu dài, nó làm cho cơ, khớp và xương bị yếu đi, gây nên các căn bệnh về cơ, khớp…
Hệ bài tiết “kêu cứu”
Hệ bài tiết là một trong các phần phải chịu hậu quả nặng nhất khi chúng ta mặc quần áo chật. Lý do là bởi quần áo chật sẽ thắt chặt vùng bụng, bàng quang, làm yếu cơ bụng… Điều này khiến cho hệ bài tiết bị ảnh hưởng, hoạt động kém và gây ra các căn bệnh nghiêm trọng.
Những nguy hiểm với vùng kín
Khi mặc những bộ quần áo chật, nhất là đồ lót chật, vùng kín sẽ bị bít lại. Môi trường yếm khí sẽ khiến cho các vi khuẩn, nấm sinh sôi và gây bệnh tại “vùng cấm”. Nó dẫn đến rất nhiều căn bệnh phụ khoa như nấm âm đạo, viêm nhiễm vùng kín, u nang…
Không chỉ thế, việc mặc quần áo chật còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho nam giới. Cụ thể, nó chính là “thủ phạm” khiến cho “cậu nhỏ” bị tăng nhiệt độ, khiến cho tinh binh bị tiêu diệt và “chết yểu” đấy nhé!
Theo VNE
Ung thư họng do thắt lưng quá chặt
Đeo thắt lưng quá chặt có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư họng, đặc biệt ở những người thừa cân.
Thắt chặt dây lưng ở người béo phì gây hại cho sức khỏe - Ảnh: AFP
Các chuyên gia Scotland cảnh báo rằng thói quen siết chặt dây lưng, đặc biệt ở người béo phì, có thể khiến a xít trong dạ dày tràn lên thực quản, làm tăng nguy cơ ung thư họng.
Để rút ra kết luận trên, các bác sĩ thuộc Đại học Glasgow, Strathclyde và Bệnh viện Đa khoa miền nam Scotland đã theo dõi những người tình nguyện khỏe mạnh, không có tiền sử trào ngược dạ dày.
Phân nửa số người tình nguyện có vòng eo bình thường, trong khi số còn lại bị thừa cân.
Mỗi người được yêu cầu nuốt thiết bị theo dõi, nhằm ghi lại tình trạng trước và sau mỗi bữa ăn, cũng như vào lúc thắt dây nịt chặt và lúc không mang dây nịt, theo tờ The Daily Record.
Kết quả cho thấy thậm chí ở người khỏe mạnh, việc siết chặt vùng eo trong khi cơ thể thừa cân gây ra tình trạng thoát vị và trào ngược a xít dạ dày.
Theo báo cáo trên chuyên san Gut, việc thắt dây lưng quá chặt ở người béo phì làm căng van giữa bao tử và thực quản, khiến a xít đi ngược lên cổ họng, và về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư họng.
Theo VNE