Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Theo dõi VGT trên

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Bệnh dại ở động vật lây sang người qua đường nào?

Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm virus dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.

Ở Việt Nam thì chó là ổ chứa virus dại chủ yếu chiếm 96-97%, sau đó là mèo: 3-4%, động vật khác (thỏ, chuột, sóc…) chưa phát hiện được.

Bệnh dại gồm các giai đoạn bệnh như sau:

Giai đoạn ủ bệnh: Trung bình 20 – 60 ngày, nhưng có thể kéo dài từ 4 ngày đến nhiều năm sau (y văn ghi nhận có trường hợp ủ bệnh đến 19 năm), thời kỳ ủ bệnh ngắn khi vết thương ở vùng đầu mặt hoặc lây bệnh qua ghép giác mạc.

Giai đoạn khởi phát: Thường 2 – 10 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi virus xâm nhập.

Giai đoạn toàn phát hoặc “giai đoạn viêm não”: Thường biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp

Bệnh tiến triển theo hai thể: Thể liệt kiểu hướng lên (hội chứng Landly) và thể hung dữ chiếm 80%. Giai đoạn này thường kéo dài 2 – 6 ngày, đôi khi lâu hơn và chết do liệt cơ hô hấp. Thể liệt thường sống lâu hơn thể hung dữ vài ngày.

Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là các chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng với các yếu tố dịch tễ học có liên quan.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không? - Hình 1

Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người.

Video đang HOT

Liệu có nguy cơ lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng không?

Nhiều người cho rằng chó, mèo đã tiêm phòng dại cắn sẽ không gây bệnh dại và không cần đi tiêm phòng, hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đúng vì thực tế trên thế giới vẫn ghi nhận các trường hợp chó nhà phát bệnh dại dù đã tiêm vaccine. Bời vì hiệu quả miễn dịch ở động vật sau khi tiêm phòng dại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm tiêm, tiêm có đúng phác đồ và có tiêm nhắc lại mỗi năm hay không, chất lượng vaccine, kỹ thuật tiêm… Vì vậy, khi chó cắn, mèo cào, người dân cần sơ cứu tại chỗ và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tiêm phòng.

Trong khi đó bệnh dại là bệnh gây ra bởi virus dại và thực tế khá nhiều trường hợp bị chó mèo là vật nuôi trong nhà cắn. Các vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ thì thời gian ủ bệnh càng ngắn, 100% người lên cơn dại sẽ tử vong.

Ngoài ra, con vật bị dại thì tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có virus dại. Các bộ phận khác cũng có thể chứa virus. Khi bị chó mèo cắn hoặc cào, mọi người cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải rửa vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Sau đó, tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 45 – 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn. Sau đó cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng dại. Người dân tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Các biện pháp phòng bệnh dại

Cần thực hiện phối hợp nhiều biện pháp, bao gồm: Cảnh giác với động vật có nguy cơ lây bệnh dại; phòng bệnh dại trên động vật (chích ngừa bệnh dại cho chó, mèo…); phòng bệnh dại trước tiếp xúc ở các đối tượng nguy cơ cao; và phòng bệnh dại sau tiếp xúc.

Trong điều kiện môi trường thuận lợi, virus gây bệnh dại có thể “ngủ đông” từ 3 đến 4 năm. Do đó, chúng ta cần phải chú ý việc tiêm vaccine dự phòng bệnh dại và tiêm nhắc lại theo định kỳ được khuyến cáo.

Những người có nguy cơ bị nhiễm là cán bộ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với virus dại, người làm nghề giết mổ chó, người dân và những người đi du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh dại cần được bảo vệ và tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế.

Việc tiêm phòng trước khi bị cào, cắn, liếm vừa giúp giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại, vừa giúp giảm sổ mũi tiêm nếu không may bị phơi nhiễm căn bệnh này.

Dạy trẻ tránh xa các động vật hoang dã như mèo, dơi, gấu trúc, chồn hôi, khỉ, cáo… Nhà có vật nuôi như chó, mèo cần chủ động tiêm chủng cho chúng, không cho chúng chạy rông bên ngoài, vì rất dễ lây lan mầm bệnh.

Chuẩn bị đầy đủ vaccine để tiêm phòng dịch bệnh

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà đều tăng số ca mắc.

Mùa hè đã đến, nhu cầu đi lại, giao lưu nhiều, nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm tăng cao trong khi vẫn còn khoảng trống miễn dịch do thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng vào thời điểm trước. Làm thế nào để giảm ca mắc, giảm tử vong, thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch bệnh trong mùa hè, phóng viên Báo CAND đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) xung quanh vấn đề này.

Chuẩn bị đầy đủ vaccine để tiêm phòng dịch bệnh - Hình 1
PGS.TS Trần Đắc Phu.

Phóng viên (PV): Ông đánh giá thế nào về dịch bệnh mùa hè năm nay, liệu có diễn biến bất thường hay không?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Dịch bệnh phát sinh, phát triển dựa vào một số yếu tố chính là tự nhiên (mùa) và xã hội. Mùa hè thường xảy ra các bệnh về đường hô hấp và tiêu hoá; yếu tố xã hội là người dân giao lưu đi lại nhiều, ăn uống tập trung đông người và miễn dịch cộng đồng thấp (nếu tỷ lệ cộng đồng đó được tiêm vaccine phòng các bệnh thấp) là nguy cơ làm gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm. Mùa hè thức ăn khó bảo quản hơn, có thể xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm mốc...

Trong thời gian đại dịch COVID-19, một số người không tiêm chủng, do phong toả để phòng bệnh, do thiếu vaccine cục bộ trong tiêm chủng mở rộng, thiếu vaccine 5 trong 1, sởi, rubella... dẫn đến một số bà mẹ không được tiêm vaccine, không có miễn dịch. Trẻ sinh ra không có miễn dịch vì không có kháng thể của mẹ truyền cho con, vì vậy có thể mắc bệnh trước khi đến tuổi tiêm chủng.

Có thể nhận thấy, một số dịch bệnh có chiều hướng gia tăng hoặc xuất hiện trở lại như: Bệnh bạch hầu đã vắng bóng vài chục năm nhưng thời gian qua ở các tỉnh phía Bắc đã xuất hiện như Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, đây là hiện tượng khác thường; bệnh ho gà xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt tăng tại Hà Nội; bệnh sởi gia tăng cục bộ; ngộ độc thực phẩm tập thể liên tiếp xảy ra ở Khánh Hoà, Tây Ninh, Quảng Nam...; bệnh dại cũng có chiều hướng gia tăng... Dịch bệnh có thể bất thường so với mọi năm, nguyên nhân do các yếu tố như tôi nói ở trên, nhưng đều nằm trong dự báo được. Vì thế, người dân không nên chủ quan nhưng cũng không nên quá lo lắng.

PV: Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới. 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam ghi nhận số ca mắc sởi tăng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023, liệu đây có phải là chu kỳ 4-5 năm bùng phát của dịch sởi? Làm thế nào để không lặp lại hậu quả dịch sởi vào năm 2014 khiến hơn 100 trẻ em tử vong?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Bệnh sởi đã được khống chế bằng vaccine, thời gian qua có sự gia tăng do dịch COVID-19, nhiều trẻ không được tiêm chủng, vì thiếu vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nên không có miễn dịch. Sởi có chu kỳ 4-5 năm sẽ bùng một đợt dịch lớn. Dù tỷ lệ tiêm vaccine sởi cao (90-95%) thì vẫn còn 5-10% trẻ không được tiêm vaccine. Tích lũy 5 năm sẽ có 50% trẻ sinh ra trong 1 năm có nguy cơ mắc sởi và như vậy con số mắc tuyệt đối rất cao vì khả năng lây lan của sởi là rất mạnh, có thể nói những ai chưa được tiêm chủng mà tiếp xúc với bệnh nhân sởi đều có thể bị lây bệnh.

Bên cạnh đó, trong 2 năm đại dịch COVID-19, do bị phong toả nên các bà mẹ đã không tiêm vaccine phòng bệnh nên không có miễn dịch truyền cho con, trẻ sinh ra có thể sẽ mắc sởi trước 9 tháng (tuổi tiêm vaccine). Số trẻ không được bảo vệ bởi vaccine tăng dần qua các năm và thành một số lượng lớn, nên khi dịch xảy ra nguy cơ bùng phát là rất cao. Đây cũng là lý do vì sao giới chuyên môn thường nói tới chu kỳ dịch sởi 4-5 năm/lần.

Như chúng ta đã biết, năm 2014 và 2019 là hai chu kỳ dịch sởi bùng phát mạnh, đặc biệt năm 2014 đã có hơn 100 trẻ tử vong vì căn bệnh này. Năm 2024 theo chu kỳ 5 năm, có thể bùng phát dịch. Để phòng bệnh, bên cạnh nhóm tiêm đúng lịch (mũi 1 lúc 9 tháng tuổi và mũi nhắc lại lúc 18 tháng tuổi), ngành Y tế cần có kế hoạch tổ chức tiêm vét, tiêm bù cho những trẻ chưa được tiêm, đặc biệt chú ý đến vùng lõm tiêm chủng.

PV: Không chỉ sởi, mà một số bệnh truyền nhiễm cũng đang gia tăng như ho gà, thuỷ đậu, tay chân miệng, rubella... xin ông cho biết nguyên nhân của sự gia tăng này và cách phòng ngừa? Có nhiều trường hợp đã tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh nhưng vì sao vẫn mắc?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Nguyên nhân dẫn đến một số bệnh truyền nhiễm tăng như đã nói ở trên là do vấn đề tiêm vaccine còn khoảng trống, miễn dịch cộng đồng giảm, dịch bệnh gia tăng. Ngành Y tế cần khuyến cáo tuyên truyền cho người dân hiểu biết các biện pháp phòng bệnh, bệnh nào có công thức để phòng bệnh đó. Bệnh hô hấp phòng bệnh bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng; bệnh tiêu hoá thì ăn chín uống chín, rửa tay xà phòng; bệnh do tiếp xúc trực tiếp phải vệ sinh thân thể sạch sẽ, cách ly với người bị nhiễm bệnh, trẻ nhỏ cho nghỉ học khi bị bệnh; người nhiễm bệnh không nên tiếp xúc với người khác, nếu người lành tiếp xúc với người nghi ngờ thì phải dự phòng đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng. Bệnh chân tay miệng lây theo đường tiêu hoá, nên phải rửa dụng cụ để không lây cho trẻ qua đường ăn uống.

Chuẩn bị đầy đủ vaccine để tiêm phòng dịch bệnh - Hình 2
Trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nếu không được tiêm phòng vaccine đầy đủ.

Bên cạnh đó, cần có kế hoạch tiêm vaccine đầy đủ những mũi cơ bản và tuân thủ tiêm nhắc lại. Thời gian qua do thiếu vaccine vì dịch COVID-19 thì nay phải tiêm vét, tiêm bù. Được biết, trong thời gian tới, ngành Y tế sẽ tiêm vaccine phòng bạch hầu cho một số địa phương. Ví dụ năm 2015 chúng ta triển khai tiêm chiến dịch vaccine sởi - rubella cho toàn bộ trẻ từ 1-14 tuổi để khống chế dịch sởi

Về việc nhiều trẻ đã tiêm đủ mũi vaccine nhưng vẫn mắc bệnh đây là chuyện bình thường vì vaccine đạt hiệu quả ở mức độ nhất định. Tác dụng của vaccine cao nhất chỉ đạt hiệu quả 90%, còn 10% vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh, chưa kể có vaccine chỉ đạt hiệu quả 70-80%. Nhưng người đã tiêm vaccine phòng bệnh, khi mắc bệnh sẽ nhẹ hơn.

PV: Ông dự báo năm nay dịch sốt xuất huyết sẽ diễn biến thế nào khi số ca mắc tại Hà Nội từ đầu năm đến nay đã tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái? Dịch sốt xuất huyết có còn theo chu kỳ 4-5 năm bùng phát một lần nữa hay không? Ngành Y tế cần chuẩn bị những gì khi mùa hè đã đến, là thời điểm sốt xuất huyết gia tăng mạnh?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Sốt xuất huyết giờ không còn theo chu kỳ 4-5 năm một lần nữa mà thành bệnh lưu hành hằng năm. Nguyên nhân sốt xuất huyết gia tăng do đô thị hoá, giao lưu đi lại tăng lên, dịch bệnh có thể xảy ra từ Bắc đến Nam. Đô thị hoá phát sinh rất nhiều dụng cụ phế thải, vật dụng chúa nước, chậu hoa, cây cảnh, trong miền Nam có thói quen trữ nước ngọt, đặc biệt người dân đi du lịch vào Nam mắc sốt xuất huyết lây nhiễm ra ngoài Bắc và ngược lại.

Với các nguyên nhân như trên, nếu ý thức người dân chưa cao, năm 2024 ca mắc sốt xuất huyết khả năng vẫn đạt đỉnh dịch. Để phòng bệnh ngay từ thời điểm bước vào hè, ngành Y tế tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu được các biện pháp phòng bệnh như: Loại bỏ dụng cụ chứa nước, đồ phế thải, lốp xe ôtô; lật ngược úp các dụng cụ chứa nước, che đậy để muỗi không bay vào đẻ trứng; thả cá, thay nước hằng ngày ở các lọ hoa để không cho muỗi bay vào đẻ trứng...

PV: Vào tháng 4 Việt Nam đã ghi nhận trường hợp tử vong do cúm A(H5N1), đồng thời ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc cúm A(H9N2). Nhiều người cho rằng, bệnh cúm gia cầm khó lây lan trong mùa hè, điều này có đúng không? Ông có khuyến cáo gì cho người dân để phòng bệnh?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người, lưu hành ở chim hoang dã, lây sang gia cầm và lây sang người. Hiện cúm gia cầm vẫn xuất hiện rải rác, xét nghiệm trên đàn gia cầm vẫn có virus cúm A/H5N1, A/H9N2 và chủng cúm khác như cúm A/H3N8... Không phải mùa hè thì không lây lan virus cúm gia cầm, nếu gia cầm mắc cúm, người dân không đảm bảo phòng bệnh như vệ sinh giết mổ, ăn gia cầm sống... đều có thể lây bệnh.

Để phòng bệnh, người dân cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh trong chăn nuôi, trong giết mổ để không lây sang người; ăn chín uống chín, sử dụng gia cầm có nguồn gốc, không ăn gia cầm ốm, chết và phải rửa tay bằng xà phòng sau khi giết mổ, làm thịt gia cầm...

PV: Để phòng, chống dịch bệnh mùa hè, đặc biệt các bệnh mới nổi, ngành Y tế và người dân cần chuẩn bị điều gì, thưa ông?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Ngành Y tế cần chuẩn bị đầy đủ vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm đủ mũi, đúng lịch cho trẻ em. Phải tiêm vét, tiêm bù với những trẻ thiếu mũi, bỏ mũi. Bệnh dại gia tăng từ đầu năm đến nay nên phải tuyên truyền để người dân tiêm vaccine phòng dại khi bị chó cắn và phải tiêm phòng bệnh cho chó. Tiêm chủng suốt đời theo lịch tiêm, trẻ em tiêm miễn phí, người lớn tiêm chủng dịch vụ phải tiêm suốt đời, như vaccine cúm người già phải tiêm hằng năm,...

Đặc biệt, với vaccine phải tiêm nhắc lại, người dân chớ được quên để có miễn dịch. Năm 2024, Việt Nam đủ vaccine tiêm chủng mở rộng, vaccine 5 trong 1 cũng đã được nhập về, vaccine sởi- rubella cũng đã mua xong... Người dân không lo thiếu vaccine, nên cần đưa trẻ đủ tuổi đi tiêm để phòng bệnh. Y tế các địa phương cần rà soát danh sách trẻ nào chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi thì vận động để phụ huynh đưa con đi tiêm vét.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bí quyết trường thọ của cụ bà 124 tuổi: Món khoái khẩu gây bất ngờBí quyết trường thọ của cụ bà 124 tuổi: Món khoái khẩu gây bất ngờ
08:27:07 16/01/2025
Chuyên gia: Bệnh suy thận mạn tính ngày càng trẻ hóaChuyên gia: Bệnh suy thận mạn tính ngày càng trẻ hóa
20:08:11 16/01/2025
Những loại dầu ăn nào bị coi là có hại cho sức khỏe?Những loại dầu ăn nào bị coi là có hại cho sức khỏe?
21:37:17 16/01/2025
Ăn cam, quýt có giúp giải rượu?Ăn cam, quýt có giúp giải rượu?
19:58:43 16/01/2025
5 thói quen vào buổi sáng để khắc phục tình trạng gan nhiễm mỡ5 thói quen vào buổi sáng để khắc phục tình trạng gan nhiễm mỡ
20:17:43 16/01/2025
Nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng trà túi lọcNguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng trà túi lọc
04:46:29 16/01/2025
Hai bài tập thở loại bỏ độc tố giúp cơ thể khỏe đẹpHai bài tập thở loại bỏ độc tố giúp cơ thể khỏe đẹp
21:36:05 16/01/2025
Nhiều lợi ích sức khỏe khi ăn dứa lúc bụng đói vào buổi sángNhiều lợi ích sức khỏe khi ăn dứa lúc bụng đói vào buổi sáng
06:08:36 16/01/2025

Tin đang nóng

Sự thật về việc Á hậu Phương Nhi âm thầm xây dựng biệt thự khủng như lâu đàiSự thật về việc Á hậu Phương Nhi âm thầm xây dựng biệt thự khủng như lâu đài
17:31:41 17/01/2025
Nam ca sĩ Việt đăng ký kết hôn với quản lý sau 7 năm yêuNam ca sĩ Việt đăng ký kết hôn với quản lý sau 7 năm yêu
16:26:23 17/01/2025
Sự thật bất ngờ về clip "thầy tặng mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết"Sự thật bất ngờ về clip "thầy tặng mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết"
19:08:37 17/01/2025
Cụ bà ở Đồng Nai bước sang tuổi 120, con cháu tiết lộ bí quyết giúp cụ sống thọCụ bà ở Đồng Nai bước sang tuổi 120, con cháu tiết lộ bí quyết giúp cụ sống thọ
16:06:02 17/01/2025
Éo le: Vô tư nhờ người lạ chụp ảnh trên Hồ Gươm nhưng không hề nhận ra đó là 1 sao nam nổi tiếng VbizÉo le: Vô tư nhờ người lạ chụp ảnh trên Hồ Gươm nhưng không hề nhận ra đó là 1 sao nam nổi tiếng Vbiz
17:43:11 17/01/2025
Lê Tuấn Khang chia sẻ 8 chữ giữa tâm điểm tranh luậnLê Tuấn Khang chia sẻ 8 chữ giữa tâm điểm tranh luận
18:11:31 17/01/2025
"Song Hye Kyo thừa nhận ly hôn Song Joong Ki vì bất đồng sinh con", có gì đó sai sai!"Song Hye Kyo thừa nhận ly hôn Song Joong Ki vì bất đồng sinh con", có gì đó sai sai!
18:32:48 17/01/2025
Rộ ảnh thân mật của SOOBIN và Hoa hậu Thanh ThuỷRộ ảnh thân mật của SOOBIN và Hoa hậu Thanh Thuỷ
17:07:23 17/01/2025

Tin mới nhất

Tư thế yoga cực kỳ đơn giản mang lại nhiều lợi ích

Tư thế yoga cực kỳ đơn giản mang lại nhiều lợi ích

09:06:38 17/01/2025
Tư thế cây cầu là tư thế dành cho người mới bắt đầu. Tư thế này thường được thực hiện vào cuối buổi tập yoga, sau một chuỗi tư thế đứng để giúp làm nóng cột sống.
Nhiều chị em "môi cá trê" vì xăm môi giá rẻ đón Tết

Nhiều chị em "môi cá trê" vì xăm môi giá rẻ đón Tết

09:02:25 17/01/2025
Vừa qua, ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội Da liễu Việt Nam, đã tiếp nhận nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng cũng chính vì tâm lý nóng vội này.
Chơi vật tay, nam thanh niên gãy xương

Chơi vật tay, nam thanh niên gãy xương

08:56:48 17/01/2025
Ngày 16/1, Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Đặng Văn Hiếu, Khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và y học thể thao, Bệnh viện E cho biết, khoa mới tiếp nhận trường hợp nam thanh niên 24 tuổi gãy xương vì chơi trò vật tay với bạn.
Nam thanh niên thoát nỗi ám ảnh 50-100 cơn động kinh mỗi ngày suốt 21 năm

Nam thanh niên thoát nỗi ám ảnh 50-100 cơn động kinh mỗi ngày suốt 21 năm

08:54:45 17/01/2025
Từ khi sinh ra đến nay, suốt 21 năm, anh Đ. chịu nỗi đau đớn vì những cơn động kinh hành hạ, với tần suất ngày càng tăng và nghiêm trọng.
Đốt than sưởi ấm suốt đêm, một phụ nữ bị hôn mê

Đốt than sưởi ấm suốt đêm, một phụ nữ bị hôn mê

08:37:26 17/01/2025
Nữ bệnh nhân sử dụng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín suốt đêm. Đến sáng, người nhà phát hiện nạn nhân bất tỉnh nên đã khẩn trương đưa đi cấp cứu.
Tập thể dục có vai trò gì với người bị hạ đường huyết?

Tập thể dục có vai trò gì với người bị hạ đường huyết?

20:19:14 16/01/2025
Người bị hạ đường huyết cần theo dõi sát sao phản ứng của cơ thể khi thực hiện các bài tập này. Nếu có dấu hiệu hạ đường huyết như chóng mặt, mệt mỏi, cần dừng tập ngay lập tức và ăn nhẹ để ổn định đường huyết.
Biến chứng của bệnh lý hô hấp nếu không được điều trị kịp thời

Biến chứng của bệnh lý hô hấp nếu không được điều trị kịp thời

20:13:29 16/01/2025
Thời tiết lạnh của cuối năm tại TP.HCM, cộng với hệ miễn dịch suy yếu, đang tạo điều kiện cho bệnh viêm đường hô hấp trên bùng phát mạnh. Nhiều người bệnh chủ quan và tự điều trị, khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng.
Hai loại gia vị rẻ tiền trong bếp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả

Hai loại gia vị rẻ tiền trong bếp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả

20:11:25 16/01/2025
Trạng thái sức khỏe, thói quen ăn uống của những người này được nhóm nghiên cứu quan sát trong 8 năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện người ăn ớt ít nhất 4 lần/1 tuần có nguy cơ tử vong vì tim mạch thấp hơn 40%.
Ai cần tiêm uốn ván chủ động?

Ai cần tiêm uốn ván chủ động?

20:05:09 16/01/2025
Ở một số bệnh nhân xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, với cường độ mạnh, những cơn đau làm cho bệnh nhân xanh tím và đe dọa ngừng thở. Các cơn này có thể lặp đi lặp lại, có thể là tự phát hoặc do kích thích dù là rất nhẹ.
8 loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe mắt

8 loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe mắt

20:00:24 16/01/2025
Khoai lang là thực phẩm giàu vitamin A, cần thiết cho sức khỏe giác mạc và thị lực. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa nhiều beta-carotene - tiền chất của vitamin A rất tốt cho sức khỏe mắt.
7 lợi ích sức khỏe của vitamin C

7 lợi ích sức khỏe của vitamin C

09:34:17 16/01/2025
Vitamin C (acid L-ascorbic) là một trong những loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch. Vì cơ thể không tự sản xuất được chất chống oxy hóa này nên phải bổ sung từ thực phẩm giàu vitamin C.
Bị cảm lạnh nên làm gì để nhanh khỏi?

Bị cảm lạnh nên làm gì để nhanh khỏi?

06:06:59 16/01/2025
Virus cảm sẽ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường miệng, mắt và mũi. Ngoài ra, chúng còn có thể lây truyền nhanh chóng qua giọt bắn trong không khí mỗi lúc người bệnh ho; hắt hơi hoặc nói.

Có thể bạn quan tâm

Cựu Bí thư và cựu Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng nói lời "gan ruột" khi tự bào chữa

Cựu Bí thư và cựu Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng nói lời "gan ruột" khi tự bào chữa

22:00:01 17/01/2025
Chiều 17/1, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội tiếp tục điều hành phiên tòa hình sự xét xử vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương l...
Thuê hàng loạt ô tô mang đi bán, chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng

Thuê hàng loạt ô tô mang đi bán, chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng

Pháp luật

21:57:39 17/01/2025
Để có tiền tiêu xài, một đối tượng tại Đồng Nai đã thuê hàng loạt ô tô rồi làm giả giấy tờ, mang cầm cố hoặc bán chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng.
Dàn em vợ đeo huy chương võ thuật lên phát biểu khiến chú rể toát mồ hôi

Dàn em vợ đeo huy chương võ thuật lên phát biểu khiến chú rể toát mồ hôi

Netizen

21:57:20 17/01/2025
Nhìn loạt huy chương võ thuật của dàn em vợ, chú rể liên tục lau mồ hôi, còn quan khách hai bên thì bật cười vui vẻ.
Diễn viên Quang Anh: "Tôi không bất chấp để có được mọi thứ"

Diễn viên Quang Anh: "Tôi không bất chấp để có được mọi thứ"

Sao việt

21:42:43 17/01/2025
Tôi có tham, nhưng trong tiêu chuẩn và tham với sự tỉnh táo, không tham mù quáng, bất chấp bằng mọi giá để có được tất cả mọi thứ.
Ca sĩ Ngọc Khuê: "Âm nhạc là công cụ để tôi làm văn hóa và giải trí"

Ca sĩ Ngọc Khuê: "Âm nhạc là công cụ để tôi làm văn hóa và giải trí"

Nhạc việt

21:31:38 17/01/2025
Sau 20 năm, từ một ca sĩ tóc dài, luôn gắn liền với những bộ áo dài Việt Nam thướt tha, giờ đây Ngọc Khuê lột xác với hình ảnh tóc ngắn, hát nhạc dân gian - điện tử.
Phim cổ trang 19+ khiến nữ chính đòi cắt cảnh khỏa thân, khán giả tranh cãi

Phim cổ trang 19+ khiến nữ chính đòi cắt cảnh khỏa thân, khán giả tranh cãi

Phim châu á

21:29:15 17/01/2025
Bộ phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc The queen who crowns đang gây xôn xao làng giải trí châu Á bởi những cảnh phim táo bạo.
Xác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCM

Xác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCM

Tin nổi bật

21:03:09 17/01/2025
Clip lan truyền trên mạng xã hội quay lại cảnh người đàn ông mặc áo xe ôm công nghệ GrabBike điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông, được xác định ở TP Thủ Đức.
Lương Haaland chạm mốc lịch sử

Lương Haaland chạm mốc lịch sử

Sao thể thao

21:00:24 17/01/2025
Erling Haaland vừa ký bản hợp đồng kéo dài 10 năm với Manchester City, đưa mức thu nhập của anh đến đỉnh cao mới trong lịch sử bóng đá.
Giảm mỡ thừa với hai bài tập yoga đơn giản tại nhà

Giảm mỡ thừa với hai bài tập yoga đơn giản tại nhà

Làm đẹp

20:52:17 17/01/2025
Tập yoga sẽ không mang lại hiệu quả giảm cân nhanh, do đó không nên nản lòng nếu không thấy kết quả ngay lập tức. Kiên trì tập luyện là chìa khóa để đạt được mục tiêu giảm cân một cách an toàn và bền vững.
Running Man Vietnam trở lại gây sốc, hoa hậu Thùy Tiên cùng dàn sao góp mặt?

Running Man Vietnam trở lại gây sốc, hoa hậu Thùy Tiên cùng dàn sao góp mặt?

Tv show

20:51:41 17/01/2025
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin Running Man Vietnam mùa 3 chuẩn bị lên sóng. Hàng loạt gương mặt được dự đoán sẽ tham gia chương trình
Nóng: Nam diễn viên nổi tiếng bị kẻ gian đột nhập vào nhà đâm 6 nhát dao

Nóng: Nam diễn viên nổi tiếng bị kẻ gian đột nhập vào nhà đâm 6 nhát dao

Sao châu á

20:41:03 17/01/2025
Công chúng bày tỏ sự lo lắng cho tình hình của nam diễn viên ở thời điểm hiện tại sau khi anh bị đâm liên tục nhiều nhát.