Có thể hack ví Bitcoin bằng máy tính lượng tử
Các chuyên gia dự đoán máy tính lượng tử sẽ đủ khả năng phá vỡ hàng rào bảo vệ của ví Bitcoin trong vài năm tới.
Chip lượng tử 17 qubit của Intel
Hoạt động dựa trên công nghệ blockchain, Bitcoin là một trong những hệ thống bảo mật nhất hiện nay, khiến nhiều hacker dày dạn kinh nghiệm cũng phải bó tay khi cố bẻ khóa các ví điện tử chứa Bitcoin. Từ đây mới có những trường hợp dở khóc dở cười như câu chuyện của “triệu phú hụt” Stefan Thomas – một lập trình viên người Đức. Chỉ vì quên mật khẩu ví điện tử, người này không thể nào tiếp cận số tiền 7.002 Bitcoin của mình, hiện có giá trị tương đương 265 triệu USD.
Nhưng với triển vọng của điện toán lượng tử, Stefan Thomas hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện ứng dụng công nghệ này lấy lại ví Bitcoin của mình trong tương lai.
Hiện tại, điện toán lượng tử là lĩnh vực còn rất sơ khai nhưng chính phủ và các công ty như Microsoft, Google đang nỗ lực biến nó thành hiện thực.
Trong vòng 10 năm nữa, máy tính lượng tử có thể đủ mạnh để phá vỡ mật mã bảo vệ điện thoại di động, tài khoản ngân hàng, địa chỉ email và cả ví Bitcoin.
Video đang HOT
Fred Thiel – CEO của Marathon Digital Holdings cho biết: “Nếu hôm nay bạn có máy tính lượng tử và được nhà nước tài trợ, chẳng hạn nhà nước Trung Quốc, thì trong khoảng 8 năm nữa bạn có thể bẻ khóa ví trên blockchain”.
Đây chính là lý do tại sao các nhà mật mã học trên khắp thế giới đang chạy đua xây dựng giao thức mã hóa kháng lượng tử.
Hiện tại, phần lớn thế giới đang sử dụng mật mã bất đối xứng, theo đó mỗi người dùng cặp khóa riêng tư (private key) và công khai (public key) để truy cập email và ví điện tử.
Cặp khóa này cho phép người dùng tạo chữ ký điện tử. Trong trường hợp tiền mã hóa như Bitcoin, chữ ký điện tử này được gọi là “Hệ mật dựa trên đường cong Elliptic” (ECDSA) nhằm đảm bảo chỉ có chủ sở hữu mới có thể mở được ví Bitcoin.
Fred Thiel nhận định: “Mọi tổ chức tài chính, mọi thông tin đăng nhập trên điện thoại của bạn – tất cả đều dựa trên mật mã không đối xứng, dễ bị hack bằng máy tính lượng tử”. Thiel từng là cựu giám đốc của Utimaco – một trong những công ty mật mã lớn nhất châu Âu. Ông đã làm việc với Microsoft, Google và nhiều công ty khác để nghiên cứu mã hóa hậu lượng tử (post-quantum encryption) – tức các thuật toán mật mã không thể bị máy tính lượng tử tấn công.
Về mặt lý thuyết, bằng cách sử dụng điện toán lượng tử, kẻ xấu có thể thay đổi khóa cá nhân, giả mạo chữ ký của bạn rồi rút hết tiền trong ví.
Thorsten Groetker – cựu CTO của Utimaco, một trong những chuyên gia hàng đầu thuộc lĩnh vực điện toán lượng tử cho biết: “Loại chữ ký điện tử đầu tiên có thể bị máy tính lượng tử phá vỡ là chữ ký dựa trên đường cong elliptic mà ngày nay chúng ta dùng cho ví Bitcoin. Nhưng trường hợp đó chỉ xảy ra nếu chúng tôi không hành động”.
Củng cố ví Bitcoin
Dẫu vậy, nhiều chuyên gia tiền mã hóa không hề lo lắng trước nguy cơ ví Bitcoin bị hack. Nic Carter – đối tác của Castle Island Ventures cho rằng điện toán lượng tử còn rất lâu mới đạt đến giai đoạn trưởng thành, do đó chuyện hack ví Bitcoin không thể xảy ra một sớm một chiều.
Vẫn còn thời gian để các nhà mật mã học tìm cách ngăn chặn những cuộc tấn công bằng máy tính lượng tử trong tương lai. Thiel cho biết: “Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NIST) đã và đang phát triển một tiêu chuẩn mới cho mã hóa chống tấn công bằng máy tính lượng tử”.
Theo lời Thorsten Groetker, sẽ có những thuật toán mới cho chữ ký điện tử. Ông mong rằng thuật toán giúp tiền mã hóa chống tấn công bằng lượng tử sẽ ra mắt năm 2024, trước khi viễn cảnh ví Bitcoin bị hack trở thành hiện thực.
Khi mật mã hậu lượng tử mới được tiêu chuẩn hóa, những người sở hữu Bitcoin hay Ethereum có thể chuyển tiền từ ví cũ sang ví mới, được bảo mật bằng loại khóa mới an toàn hơn.
Tuy nhiên, kiểu nâng cấp bảo mật này đòi hỏi người dùng phải chủ động. Vì tiền mã hóa hoạt động trên mạng lưới phi tập trung nên mỗi chủ sở hữu phải tự động cập nhật hệ thống của mình, tất yếu sẽ xảy ra những trường hợp như chủ sở hữu vẫn giữ tiền trong ví cũ, quên mật khẩu ví, hoặc qua đời mà chưa kịp chia sẻ mật khẩu với ai.
Trung Quốc muốn dẫn đầu thế giới về công nghệ blockchain vào năm 2025
Mặc dù không ngừng đàn áp các loại tiền điện tử như Bitcoin, Trung Quốc vẫn muốn trở thành nước dẫn đầu về công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong các ứng dụng khác như sở hữu trí tuệ.
Trung Quốc đang nỗ lực gấp đôi để phát triển công nghệ blockchain, với hy vọng sẽ dẫn đầu thế giới vào năm 2025
Một tài liệu mới được công bố hôm 7.6 của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT) và Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) cho thấy chính phủ nước này đang có kế hoạch thiết lập các tiêu chuẩn công nghiệp, ưu đãi thuế và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để hỗ trợ công nghiệp blockchain, ngành mà họ muốn dẫn đầu thế giới vào năm 2025. Tài liệu cũng đề cập đến các kế hoạch tăng cường hợp tác toàn cầu trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI), theo South China Morning Post .
"Hướng dẫn mới xác nhận cam kết lâu dài của các nhà hoạch định chính sách đối với blockchain như một công nghệ chiến lược quan trọng", Matthew Graham, Giám đốc điều hành của Sino Global Capital, nói.
Tài liệu nhấn mạnh sự cần thiết của việc nuôi dưỡng nhân tài quốc gia có thể cạnh tranh trên toàn cầu, cũng như tầm quan trọng của blockchain đối với nền kinh tế thực, bao gồm quản lý chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chia sẻ dữ liệu, và các dịch vụ công như tài liệu nhận dạng, đăng ký tài sản, giáo dục, quản lý dữ liệu chăm sóc sức khỏe.
Trung Quốc đã hỗ trợ sự phát triển của blockchain ở một số lĩnh vực nhất định trong một thời gian, nhưng ngành công nghiệp này lại đạt được rất ít tiến bộ. Hiện trên toàn cầu, ngành công nghiệp blockchain đang phải đối mặt với nút thắt thương mại hóa, vì một số ứng dụng như truy suất nguồn gốc và bằng chứng về sở hữu bản quyền "không mang lại lợi nhuận như mong đợi", Gao Chengshi, chuyên gia mật mã và đối tác sáng lập của nhà phát triển blockchain Shanghai Hashvalue Information Technology, cho biết.
Trong thời gian tới, ngành công nghiệp blockchain ở Trung Quốc được cho là sẽ phát triển nhanh hơn so với bất kỳ nơi nào khác. Hãng nghiên cứu thị trường IDC ước tính, ngành công nghiệp blockchain ở Trung Quốc đang có mức tăng trưởng 54,6% hằng năm, với mục tiêu đạt 2,5 tỉ USD vào năm 2025, cao hơn mức bình quân toàn cầu là 48%.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thành công sẽ đến bất ngờ chỉ sau một đêm. Ông Graham cho biết "hướng dẫn sẽ đi từ các nhà hoạch định chính sách hàng đầu cấp quốc gia, sau đó giao cho chính quyền thành phố thực hiện". Theo tiết lộ của ông Gao, "Trung Quốc đã bắt đầu thiết lập các tiêu chuẩn cho blockchain. Ví dụ, ngân hàng trung ương năm ngoái đã ban hành quy định về bảo mật sổ cái phân tán và các chính quyền địa phương đang làm việc trên một số tiêu chuẩn blockchain cấp độ khu vực".
Blockchain thường được biết đến nhiều nhất với vai trò là công nghệ đằng sau Bitcoin. Mặc dù có mối quan hệ phức tạp với tiền điện tử, nhưng bản chất của blockchain đã khiến nó trở nên lý tưởng để Trung Quốc áp dụng cho các trường hợp sử dụng khác, như truy tìm tài liệu và theo dõi quyền sở hữu hàng hóa kỹ thuật số.
Bỗng dưng tìm lại được ví chứa 900 Bitcoin mua từ 2012, 'một ai đó' vừa trở thành triệu phú Với mức tăng 'kinh khủng khiếp' lên tới 2666 lần, 899 BTC có trị giá khoảng 12000 USD vào thời điểm tháng 8/2012 giờ đã được định giá ở khoảng 32,2 triệu USD Theo dữ liệu được ghi nhận bởi Whale Alert, dịch vụ chuyên theo dõi và báo cáo những chuyển động thị trường lớn nhất trên blockchain, khoảng 899 Bitcoin (BTC)...