‘Có thể dùng một phần vốn đầu tư công chưa sử dụng vào quỹ bảo lãnh tín dụng’
Tại Diễn đàn trực tuyến “Chủ động phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng với bối cảnh dịch bệnh” do Thời báo Tài chính Việt Nam tổ chức, TS.
Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, khi nói về giải pháp cho các gói hỗ trợ tài khóa cho biết có thể dùng một phần vốn đầu tư công chưa sử dụng vào quỹ bảo lãnh tín dụng.
TS. Vũ Tiến Lộc
Đánh giá về khả năng tung ra những gói hỗ trợ trong thời gian tới, TS. Vũ Tiến Lộc cho biết gói hỗ trợ về thủ tục, thể chế còn dư địa mênh mông còn gói hỗ trợ tiền tệ thì dư địa không còn nhiều.
Video đang HOT
Cụ thể, về chính sách tiền tệ, theo ông Vũ Tiến Lộc, năng lực hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế đang ở mức thấp, trong khi đó nợ xấu ngân hàng có xu hướng tăng và nguy cơ lạm phát ở mức cao.
TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định giá trị đồng tiền là vấn đề lớn. Tiền huy động tại các ngân hàng ngoài vốn chủ sở hữu thì chủ yếu là tiền gửi của người dân, nên việc giữ được giá trị đồng tiền cho người dân theo ông Lộc là vô cùng quan trọng.
Ở chiều ngược lại với chính sách tiền tệ, TS. Vũ Tiến Lộc nhận định dư địa của chính sách tài khóa vẫn còn lớn.
Trước việc nhu cầu về vốn của doanh nghiệp tăng cao trong bối cảnh tái phục hồi và cần nguồn tiền để mở rộng sản xuất, duy trì khả năng thanh khoản, TS. Vũ Tiến Lộc đề xuất 2 giải pháp về tài khóa là mở rộng tín dụng cho vay của hệ thống ngân hàng và hạ lãi suất.
Cụ thể, để mở rộng tín dụng trong bối cảnh năng lực hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn hạn chế và rủi ro vẫn ở mức cao, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng cần phải mở rộng quỹ bảo lãnh tín dụng để hệ thống ngân hàng có thể giải ngân vốn cho vay.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần chuẩn bị nguồn tài chính đáng kể để đầu tư vào quỹ bảo lãnh tín dụng này, có thể dùng một phần vốn đầu tư công chưa sử dụng được.
“Một đồng đầu tư vào quỹ bảo lãnh tín dụng có thể đẻ ra nhiều đồng cho đầu tư, thúc đẩy ngân hàng trong việc bơm thêm nhiều đồng khác cho nền kinh tế. Còn một đồng cho đầu tư công chỉ là một đồng cho đầu tư công”, TS. Vũ Tiến Lộc chia sẻ.
Về giải pháp thứ hai là hạ lãi suất, ông Lộc cho rằng các ngân hàng có thể thông qua việc nâng cao quản trị và tiết giảm chi phí để hạ lãi suất, tuy nhiên dư địa là không nhiều.
Theo ông Lộc, ngân sách nhà nước nên dành một khoản quỹ để cấp bù lãi suất và hỗ trợ cho các ngân hàng tùy theo quy mô của gói hỗ trợ.
Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng nếu coi 2 giải pháp trên là vấn đề riêng của hệ thống ngân hàng thì ngành này không thể kham nổi mà cần sự cộng hưởng của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
“Nhà nước bỏ tiền ra hỗ trợ, cứu nền kinh tế là cứu chính mình. Doanh nghiệp sau khi hồi phục sẽ lại đóng vào ngân sách nhà nước”, TS. Vũ Tiến Lộc chia sẻ.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021
Ngày 25/10/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Công điện 7776/CĐ-VPCP gửi các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.
Ảnh minh họa: Hoàng Nguyên/TTXVN
Theo nội dung Công điện, hiện nay, tình hình dịch COVID-19 ở nước ta đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".
Tuy nhiên, dự báo tình hình kinh tế - xã hội từ nay đến cuối năm 2021 còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi các cấp, ngành phải quyết tâm, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) đã xác định một trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong những tháng cuối năm 2021 là chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Ước đến hết tháng 10/2021, kết quả giải ngân vốn đầu tư công dự kiến chỉ đạt khoảng 55,8% kế hoạch năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (67,2%). Để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất vốn đầu tư công năm 2021, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ: Số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021, số 45/NQ-CP ngày 5/4/2021, số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021; các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ; Công điện 1082/CĐ-TTg ngày 16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 262/TB-VPCP ngày 5/10/2021 của Văn phòng Chính phủ và các chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021; xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất trong những tháng cuối năm 2021.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, vai trò người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra; khẩn trương rà soát, xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công tại bộ, cơ quan, địa phương mình; thúc đẩy giải ngân phải đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chống tiêu cực, lãng phí; chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của bộ, cơ quan, địa phương thuộc phạm vi quản lý.
Sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm là điều cần thiết Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) được xây dựng nhằm mục tiêu hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập của Luật Kinh doanh bảo hiểm với các văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành,...