Có thể dùng cát biển cho các công trình giao thông trọng điểm
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội sáng 9/6, vấn đề được các đại biểu quan tâm chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể là việc thiếu vật liệu gây ảnh hưởng đến tiến độ các công trình giao thông trọng điểm.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn nhóm vấn đề về lĩnh vực giao thông vận tải. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, hiện tất cả các dự án giao thông ở miền Trung đều lập hồ sơ mỏ vật liệu và yêu cầu tư vấn điều tra khảo sát để có đủ vật liệu cho các dự án.
Đối với các dự án ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ sẽ báo cáo với Chính phủ có mỏ cát tốt hỗ trợ các dự án ở khu vực này. Hiện, Bộ đang phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường khảo sát mỏ cát biển; đồng thời tập trung đánh giá tác động môi trường để và có thể dùng cát biển trải phía dưới công trình, lớp mặt dùng cát sông.
Bộ cũng sẽ phối hợp với các địa phương và theo dõi diễn biến tại các công trường, kiểm tra nhật ký nghiệm thu cơ sở thường xuyên để có thể nắm được thực trạng về vật liệu bổ sung kịp thời cho các dự án.
Trước đó, thông tin về tình hình triển khai dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2017 – 2020, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, tính đến hết tháng 5/2022, tổng khối lượng xây lắp hoàn thành dự án đạt gần 22.700 tỷ đồng, tương đương 40% giá trị hợp đồng.
Trong đó, 4 dự án kế hoạch hoàn thành năm 2022 (gồm Mai Sơn – Quốc lộ 45; Cam Lộ – La Sơn; Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây) sản lượng trung bình đạt 58,3% giá trị hợp đồng.
Các dự án kế hoạch hoàn thành năm 2023 gồm 4 dự án: Quốc lộ 45 – Nghi Sơn; Nghi Sơn – Diễn Châu; Nha Trang – Cam Lâm và dự án cầu Mỹ Thuận 2) sản lượng trung bình đạt 37,6% giá trị hợp đồng. Có 2 dự án kế hoạch năm 2024 gồm Diễn Châu – Bãi Vọt và Cam Lâm – Vĩnh Hảo sản lượng trung bình đạt 9,2% giá trị hợp đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cho hay, thời điểm hiện tại, việc thi công một số dự án thành phần vẫn thiếu khoảng 3,2 triệu m3 chưa hoàn thành hồ sơ cấp giấy phép khai thác.
Cụ thể, đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 (địa bàn tỉnh Ninh Bình) chưa cấp phép khai thác khoảng 0,4 triệu m3. Đoạn Nha Trang – Cam Lâm (địa bàn tỉnh Khánh Hòa) chưa cấp phép khai thác khoảng 0,8 triệu m3. Đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo (địa bàn tỉnh Ninh Thuận) chưa cấp phép khai thác khoảng 2 triệu m3.
Lãnh đạo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cũng cho hay, ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết) còn 1 mỏ đất với trữ lượng 0,11 triệu m3 đã được cấp phép ngày 4/4/2022 nhưng chưa được khai thác do nhà thầu đang thực hiện các thủ tục thuê đất, nộp các khoản thuế, phí và thực hiện bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu trên đất…
Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định Nguyễn Hải Dũng chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2017-2020 dài 654 km, được chia thành 11 dự án thành phần gồm 8 dự án đầu tư công và 3 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
11 dự án thành phần đi qua 13 tỉnh gồm Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng; trong đó, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng của dự án khoảng 12.401 tỷ đồng. Hiện đã hoàn thành và đưa vào khai thác một dự án vào đầu năm 2022 là đoạn Cao Bồ – Mai Sơn (nối Nam Định với Ninh Bình).
Còn Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm cho hay, Chính phủ đang triển khai hàng loạt các dự án công trình giao thông trọng điểm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó, có các tuyến cao tốc nên nhu cầu sử dụng vật liệu là rất lớn.
Chẳng hạn tại An Giang đang triển khai dự án tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh Long Xuyên dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 8/2023. Bộ đang tập trung chỉ đạo nhà thầu, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận quyết tâm triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ đề ra”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm thông tin.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm, kế hoạch năm 2023, Bộ Giao thông vận tải sẽ khởi công 12 dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam; trong đó, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có dự án thành phần cao tốc Cần Thơ-Cà Mau nên nhu cầu vật liệu cho dự án là rất lớn khoảng 18 triệu m3.
Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 3 dự án cao tốc trục ngang; trong đó có dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng với chiều dài 188 km. Vì vậy, nhu cầu sử dụng vật liệu cát cho các dự án này là rất lớn nên An Giang nâng công suất khai thác các mỏ cát lên 50% để hỗ trợ, cung cấp nguồn vật liệu này cho các dự án trọng điểm của vùng.
Nguyên nhân 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam chậm tiến độ
Liên quan tiến độ 10 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 đang triển khai, ngày 13/4, ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, tính đến nay, lũy kế sản lượng thi công các dự án đạt hơn 19.400 tỷ đồng, tương đương 34,3% giá trị hợp đồng.
Tiến độ thực hiện các dự án thành phần cơ bản đáp ứng kế hoạch.
Toàn cảnh công trường cuối tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. Ảnh: Đăng Sơn/Báo Tin tức
Tuy nhiên, theo Cục trưởng Bùi Quang Thái, hiện vẫn có 3 dự án thành phần chậm tiến độ. Trong đó, dự án PPP (hợp tác công tư) Diễn Châu - Bãi Vọt sản lượng đạt 2,7% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 5,95% so với kế hoạch ban đầu và 0,5% so với kế hoạch điều chỉnh. Nguyên nhân do nhà thầu (đồng thời là nhà đầu tư) chậm huy động nhân sự, máy móc, thiết bị thi công.
Tình trạng tiến độ chưa đáp ứng kế hoạch cũng diễn ra tại hai dự án thành phần có kế hoạch cán đích trong năm nay.
Cụ thể, dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết sản lượng đến nay đạt 32,2% giá trị các hợp đồng, chậm khoảng 13,3% giá trị hợp đồng do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp nền đường và nhà thầu chưa tích cực thi công móng, mặt đường.
"Dự án thành phần Phan Thiết - Dầu Giây sản lượng hiện đạt hơn 38,5% giá trị các hợp đồng, chậm khoảng 1,4% giá trị hợp đồng do tốc độ thi công đắp đất, đá nền đường thực tế chưa đáp ứng kế hoạch", lãnh đạo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông thông tin.
Chia sẻ thêm về dự án này, ông Phạm Thanh Bình, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, công tác đắp đất tại dự án Phan Thiết - Dầu Giây hiện còn khoảng 914.000 m3. Trong tháng 3/2022, các nhà thầu đã huy động máy móc, thiết bị thi công 3 ca đắp được 298.000 m3 so với kế hoạch là 261.000 m3.
Ban Quản lý dự án Thăng Long tiếp tục chỉ đạo nhà thầu tăng cường thiết bị, nâng sản lượng thi công đạt khoảng 350.000 m3/tháng, đảm bảo đắp đất hoàn thành trước ngày 30/6/2022.
Trong khi đó, tại dự án Cam Lộ - La Sơn, theo ông Nguyễn Vũ Quý, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, trong các gói thầu đang triển khai, có ba gói: số 3, số 5 và số 6 chậm hơn so với các gói còn lại.
"Tại các gói thầu này, Ban Quản lý dự án đã cử lãnh đạo nằm tại hiện trường. Việc xây dựng sơ đồ bố trí nhân lực, thiết bị có hệ số dự phòng tăng thêm để bù sản lượng bị chậm. Riêng phần nền tại dự án đang bố trí 71 mũi thi công, 171 lu rung.
Số thiết bị tại 3 gói thầu chậm đang chiếm một nửa trong số này. Mặt khác, việc vận chuyển đất cho các gói thầu bị chậm cũng được ưu tiên cung đường vận chuyển đến hiện trường là cung đường tốt nhất, gần nhất. Những gói thầu đảm bảo tiến độ, việc vận chuyển vật liệu sẽ đi quãng đường xa hơn", ông Nguyễn Vũ Quý cho hay.
Để đẩy nhanh tiến độ các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đang triển khai, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể yêu cầu Cục Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình giao thông phải rà lại chi tiết từng dự án xem thời điểm hiện tại thực trạng thi công thế nào, bao nhiêu km được rải lớp base, bao nhiêu km được cấp phối đá dăm, thảm nhựa...Đồng thời, phải nắm bắt dự án nào còn vướng mặt bằng và vướng ở vị trí nào (nếu có), giải pháp tháo gỡ ra sao? Tình trạng đất đắp thiếu hay đủ?...
Đối với các Ban quản lý dự án, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các đơn vị này phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Giám đốc các Ban quản lý dự án phải nắm bắt thực trạng, tính toán xem số tháng ít ỏi còn lại phải xử lý thế nào với các gói thầu chậm. Bản chất của việc chậm là do đâu? Không phải cứ chậm là cắt chuyển khối lượng. Nếu nguyên nhân chậm do thiếu đất thì việc điều chuyển khối lượng, thay thế nhà thầu cũng không có ý nghĩa.
"Công tác điều hành cũng phải xác định trọng tâm, trọng điểm. Khi quyết định tăng mũi thi công cũng phải giám sát, chỉ đạo quyết liệt, không để xảy ra tình trạng mũi thi công thì tăng nhưng tiến độ vẫn "chậm như rùa", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.
Bộ Giao thông vận tải lập tổ công tác đặc biệt thúc dự án đầu tư công Ngày 1/9, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể vừa có công văn số 1619/QĐ-BGTVT về việc thành lập Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 tại các dự án do ngành quản lý. Theo công văn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể là Tổ trưởng tổ...