Cơ thể đột nhiên sưng, cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe?
Đôi khi chúng ta thấy cơ thể sưng phù ở mặt, tay chân mắt, bụng… nhưng lại không để ý nguyên nhân.
Ăn nhiều chất ngọt nhân tạo: Dựa theo nghiên cứu trên 3.000 phụ nữ khi họ sử dụng những sản phẩm chứa chất ngọt nhân tạo và những phụ nữ không sử dụng cho thấy: những người thường xuyên ăn chất này sẽ khiến chức năng của thận giảm đi. Một trong những triệu chứng của bệnh thận là người bệnh bị phù trên mặt chủ yếu vào buổi sáng. Ngoài ra, người bị bệnh thận cũng có thể hay gặp cơn đau lưng và thay đổi màu nước tiểu.
Kháng insulin: Insulin là một hoóc môn quan trọng trong cơ thể chịu trách nhiệm loại bỏ glucose từ máu, qua đó giúp cơ thể kiểm soát và sử dụng lượng đường một cách hiệu quả. Kháng insulin là tình trạng suy giảm tác dụng sinh học của insulin, biểu hiện bằng việc gia tăng nồng độ insulin trong máu, một trong những biểu hiện là cơ thể sưng lên..
Ăn quá nhiều muối: Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh (CDC), tiêu thụ lượng muối quá mức làm tăng natri, cơ thể bạn sẽ giữ lại nước. Khi các chất lỏng dư thừa tích tụ trong mô, triệu chứng xuất hiện là sưng – gọi là phù, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, phổ biến nhất ở mặt, tay, chân, mắt cá chân và bàn chân.
Bỏ qua vấn đề nha khoa: Bạn không nên chủ quan khi một bên má sưng lên bởi đó rất có thể do bạn bị áp xe răng. Triệu chứng của căn bệnh này như: đau răng; nhai đau; nhạy đau, ê răng lúc nóng hoặc lạnh, vị đắng trong miệng, hơi thở hôi… Tuy nhiên, biến chứng có thể xảy ra khi áp xe không được điều trị hoặc điều trị không triệt để chẳng hạn như viêm mô tế bào, nhiễm trùng xoang hàm.
Giày và găng tay quá chặt: Theo các chuyên gia, sưng mắt cá chân và sưng tay là do mang giày, vớ, hoặc găng tay quá chặt cản trở việc lưu thông máu.
Video đang HOT
Thói quen sống không phù hợp: Những người phải dành nhiều thời gian trong ngày để đứng hoặc ngồi đều có thể bị phù chân do tuần hoàn máu trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ đến các chi.
Do dùng thuốc: Một số loại thuốc nhất định, ví dụ như thuốc hạ sốt, giảm đau, hoặc thuốc ngừa thai… khi sử dụng có thể dẫn đến tác dụng phụ là làm sưng phù cơ thể, chủ yếu là sưng mặt.
Hội chứng ống cổ tay: Tình trạng đau và tê bì của nhiều ngón tay và bàn tay, đôi khi có thể lan rộng lên cẳng tay hay cánh tay, hội chứng ống cổ tay do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay gây ra. Hội chứng này dẫn đến tình trạng đau, tê bì và/hay loạn cảm của ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón nhẫn, còn ngón út không bị, nghiêm trọng hơn là toàn bộ bàn tay hoặc thậm chí đến cổ tay và cẳng tay bị ảnh hưởng và tay thường sưng lên.
Dấu hiệu nghiêm trọng: Các chuyên gia cảnh báo, dấu hiệu sưng phù trên cơ thể người có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt, rối loạn nội tiết tố hay tim mạch.
CTV Nguyễn Như
Theo VOV.VN (RD)
5 nguyên nhân kỳ lạ khiến cho mặt, bàn chân, lưỡi bỗng sưng lên
Khuôn mặt, bàn chân hoặc thậm chí là lưỡi có thể đột ngột sưng lên. Các chuyên gia đã chỉ ra 5 lý do của tình trạng này, cách xử lý và khi nào thì nên lo lắng.
Chức năng thận bị tổn thương có thể gây sưng phù cơ thể - SHUTTERSTOCK
Chất làm ngọt nhân tạo
Công trình nghiên cứu Nurses' Health Study đã thực hiện nghiên cứu trên 3.000 phụ nữ Mỹ. Các kết quả cho thấy chỉ cần uống 2 - 3 lon soda chứa chất làm ngọt nhân tạo mỗi ngày có thể làm giảm đến 30% chức năng thận.
Chức năng thận bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến việc lưu chuyển chất lỏng trong cơ thể và khiến một số nơi trên cơ thể bị sưng phình, theo Reader's Digest.
Mang giày, găng tay quá chặt
"Có lẽ nguyên nhân phổ biến nhất ngoài chấn thương gây sưng ở chân, mắt cá chân và tay là mang giày, vớ, găng tay quá chật làm hạn chế máu lưu thông", chuyên gia tim mạch người Mỹ - bác sĩ Michael Miller nói với Reader's Digest.
Một trong những trường hợp cần lưu ý là mang giày cao gót ở phụ nữ.
Việc mang một đôi giày cao gót với phần mũi giày được thiết kế hẹp, dù có đẹp về mặt thẩm mỹ nhưng có thể khiến các ngón chân bị chèn ép, dẫn đến sưng.
Đứng lâu
Trong những trường hợp như đứng xếp hàng đợi mua vé hoặc đi bộ nhiều quá mức so với bình thường có thể khiến chân bị sưng. Tình trạng này xuất hiện là do tĩnh mạch bị yếu hoặc giãn, thường xuất hiện khi phải đứng liên tục nhiều giờ đồng hồ, ông Miller nói.
Để chân nghỉ ngơi có thể giúp giảm sưng. Cách tốt nhất là nghỉ ngơi trong trạng thái chân nâng cao hơn tim, các chuyên gia cho biết.
Uống thuốc
Việc sử dụng thuốc ibuprofen giảm đau, amlodipine trị huyết áp cao và pioglitazone trị tiểu đường cũng là nguyên nhân làm một số nơi trên cơ thể bị sưng.
Những loại thuốc này khiến cơ thể rơi vào tình trạng giữ nước, làm chất lỏng dư thừa tích tụ bên trong cơ thể và gây sưng phồng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay.
Nếu nghi ngờ hoặc lo ngại những loại thuốc mình uống đang gây sưng thì hãy tìm đến bác sĩ để tham khảo ý kiến.
Bệnh nghiêm trọng
Đôi khi sưng lại là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng. Sưng mà không do chấn thương đôi khi có thể là dấu hiện của nhiễm trùng da hoặc cục máu đông. Nếu là cục máu đông thì người bệnh có thể sẽ bị đau khi thực hiện một số động tác nhất định, bác sĩ Miller nói.
Một nguy cơ khác khi bị sưng ở một trong hai chân là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt. Nguyên nhân là do nghẽn mạch bạch huyết. Trong trường hợp sưng chân do huyết khối tĩnh mạch sâu thì đó là trường hợp y tế khẩn cấp, cần phải được điều trị ngay.
Một tình trạng khác là lưỡi bị sưng. Lưỡi có thể là do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Nguyên nhân thường là do di truyền. Sưng lưỡi cần được điều trị ngay vì lưỡi sưng quá to có thể gây khó thở, theo Reader's Digest.
Theo thanhnien
7 lý do khiến bạn luôn cảm thấy rất khát Ai trong chúng ta cũng thấy khát nước vào lúc này hay lúc khác, nhưng thường thì một ly nước mát là đủ để xoa dịu tình hình. Thế nhưng điều gì xảy ra nếu ngay cả sau khi uống một cốc nước mà bạn vẫn thấy khát. Và mặc dù luôn có sẵn cả bình nước trên bàn làm việc, vẫn có...