Cơ thể đang già đến mức nào?
Các bộ phận cơ quan trong cơ thể đều lão hóa và già theo thời gian. Vài kiểm nghiệm nhỏ sau đây sẽ giúp bạn hiểu được sự lão hóa của cơ thể đang ở mức độ nào, từ đó có biện pháp “bảo dưỡng” thích hợp.
1. Đứng một chân đo mức độ suy thoái
Phương pháp: 2 tay thả lỏng xuống hai bên cơ thể, mắt nhắm lại, một chân co lên, sau đó dựa vào thời gian đứng vững không ngã trong tư thế đó để phán đoán mức độ suy thoái của mình.
Tiêu chuẩn kiểm tra:
- 9,9 giây: nam giới có độ tuổi sinh lý là 30 – 35 tuổi, nữ giới có độ tuổi sinh lý là 40 – 49 tuổi
- 8,4 giây: nam giới có độ tuổi sinh lý là 40 – 49 tuổi, nữ giới có độ tuổi sinh lý là 50 – 59 tuổi
- 7,4 giây: nam giới có độ tuổi sinh lý là 50 – 59 tuổi, nữ giới có độ tuổi sinh lý là 60 – 69 tuổi
- 5,8 giây: nam giới có độ tuổi sinh lý là 60 – 69 tuổi, nữ giới có độ tuổi sinh lý là 70 – 79 tuổi
Người chưa đạt đến tiêu chuẩn trên thì mức độ lão hóa nhanh, tức là tuổi sinh lý cao hơn tuổi thực tế.
2. Leo cầu thang đo thể lực và lực chân
Phương pháp: lấy bậc cầu thang 5 tầng làm chuẩn, kiểm tra biểu hiện sức khỏe sau khi leo xong.
Tiêu chuẩn kiểm tra:
- Nếu một bước leo hai bậc thì rất nhanh chóng leo lên đến tầng 5: chứng tỏ tình trạng sức khỏe rất tốt.
- Leo từng bậc từng bậc lên tầng 5, không có hiện tượng thở dốc rõ rệt: chứng tỏ tình trạng sức khỏe tạm được.
Video đang HOT
- Từng bậc từng bậc leo lên tầng 5, nếu thở dốc và hô hấp nhanh: chứng tỏ tình trạng sức khỏe yếu.
Leo lên đến tầng thứ 3 thì vừa mệt vừa thở dốc: có nghĩa là sức khỏe rất yếu, nên đến bệnh viện kiểm tra tìm rõ nguyên nhân, không nên xem nhẹ.
3. Nín hơi đo chức năng phổi
Phương pháp: hít một hơi thở sâu, sau đó ngưng thở, nín khí, thời gian càng lâu càng tốt, sau đó thở ra từ từ.
Tiêu chuẩn kiểm tra: Một người vừa tầm 50 tuổi, khoảng 30 giây. Nếu đạt được khoảng 1 phút thì tương đối mạnh khỏe.
Giải thích bổ sung: thời gian nín hơi được dài hay ngắn không phải là do bẩm sinh mà có, mà có liên quan đến điều kiện sức khỏe và tập luyện sau này.
4. Tỉ lệ vòng eo-hông đo chỉ số mỡ
Tỉ lệ vòng eo- hông (WHR) là một chỉ số đơn giản phản ánh sự phân bố của mỡ trong cơ thể.
Tỉ lệ eo hông tiêu chuẩn: nam giới nhỏ hơn 0,8 nữ giới nhỏ hơn 0,7. Khi kiểm tra nhất định phải đứng thẳng.
Theo tiêu chuẩn được giới thiệu năm 1997 của hiệp hội y học vận động Mỹ, nam giới có tỉ lệ eo hông>0,95 và nữ giới có tỉ lệ eo hông> 0,86 là chỉ số nguy hiểm bộc phát bệnh huyết quản tim, vì vậy cần phải chú trọng hết mức.
5. Bật người ngồi dậy đo thể lực
Phương pháp: Nằm ngửa và ngồi dậy, tính trong thời gian 1 phút hoàn thành được bao nhiêu lần.
Tiêu chuẩn kiểm tra:
- Người 30 tuổi khỏe mạnh: tốt nhất là 40-50 lần/ phút.
- Người 40 tuổi khỏe mạnh: tốt nhất là 35-40 lần/ phút.
- Người 50 tuổi khỏe mạnh: tốt nhất là 25-30 lần/ phút.
- Người 60 tuổi khỏe mạnh: tốt nhất là 15-20 lần/ phút.
Dương Hằng
Theo dân trí
Đau khớp - Quá trình bình thường của sự lão hóa?
Xơ vữa động mạch là hiện tượng thành động mạch bị các mảng xơ vữa bám vào khiến nó bị dày lên, mất khả năng đàn hồi, đồng thời lòng động mạch bị hẹp lại hay bị tắt nghẽn, khiến máu khó lưu thông.
Khi gối đau nhẹ, nhiều người vẫn có thể chơi cầu lông, đạp xe, đi bộ.... đều đặn mỗi ngày. Nhưng lâu ngày, cảm giác đau nhức tăng lên đến mức người bệnh không thể đi lại được. Lúc này bệnh đã trở nặng.
Bệnh nặng vì chủ quan
Hầu hết mọi người cho rằng đau khớp là một quá trình bình thường của sự lão hóa và họ cần phải học cách sống chung với nó.
Bởi khớp liên quan đến các hoạt động hàng ngày mà chúng ta làm. Và nguyên nhân đau khớp gối, chủ yếu là thoái hóa khớp, phổ biến nhất là do tuổi tác.
Nhưng trên thực tế, còn có những nguyên nhân khác gây đau khớp như sưng viêm khớp, chấn thương hay nhiễm trùng khớp mà "thủ phạm" là do viêm khớp và loại viêm phổ biến nhất là viêm khớp xương mãn tính, bệnh này ảnh hưởng đến những khớp lớn như tại khớp gối và khớp háng.
Khi khớp bị tổn thương sẽ dẫn đến đau và làm giảm/ngừng sự vận động cũng như gây trở ngại cho các hoạt động hàng ngày.
"Đau các khớp lâu ngày là dấu hiệu của sụn bị tổn thương và nên sớm được quan tâm. Nếu không điều trị, khớp sẽ bị biến dạng và cơn đau có thể dẫn đến giảm khả năng vận động của bệnh nhân" bác sĩ Lim Lian Arn, chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình tại bệnh viện Raffles, cho biết.
Viêm khớp ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng thuốc uống, tiêm, nẹp bên ngoài hay vật lý trị liệu. (Ảnh: Inmagine)
Dấu hiệu của bệnh
Viêm khớp là một bệnh lý mà rất nhiều người già gặp phải, đây là bệnh lý có hiện tượng viêm nhiễm tại khớp xương. Bệnh nhân bị viêm khớp thường bị những cơn đau hành hạ do các cấu trúc của chất lót khoẻ mạnh trong khớp đã bị tổn thương do quá trình viêm nhiễm.
Các bệnh nhân cao tuổi thường đến gặp bác sĩ Lim Lian Arn, chuyên gia ngoại chấn thương chỉnh hình tại Trung tâm chỉnh hình Bệnh viện Raffles để được tư vấn và điều trị các bệnh lý liên quan đến đau khớp khi gặp phải một trong những triệu chứng dưới đây:
- Khớp bị đau và bệnh nhân thấy đau hơn khi vận động, bệnh nhân không thể đi lại xa được nếu không điều trị sau 2 đến 3 tuần.
- Đau khớp đi kèm với sưng khớp và cứng khớp.
- Đôi lúc, tình trạng cứng khớp và đau nhiều hơn vào buổi sáng, sau đó giảm đi khi vận động trong ngày.
- Khớp bị biến dạng như chân vòng kiềng hay tật gối lệch vào trong.
- Đau khớp đi kèm với sưng, đỏ và nóng.
Quản lý bệnh - cách nào?
Viêm khớp ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng thuốc uống, tiêm, nẹp bên ngoài hay vật lý trị liệu, thay đổi phong cách sống (cụ thể), giảm cân và cung cấp các chất cần thiết cho khớp. Ở những giai đoạn sau, khi có nhiều cấu trúc sụn bị phá huỷ, phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất để giảm đau và chỉnh lại các khuyết tật. Khi bệnh trở nặng, người bệnh không thể đi lại, thì cần phải đi khám ngay.
Ngoài ra, phẫu thuật thay khớp gối sẽ giúp khôi phục lại chức năng sinh lý của bộ phận bị ảnh hưởng khi các biện pháp trên không hiệu quả. Phẫu thuật viêm khớp bao gồm phẫu thuật nội soi khớp gối, phẫu thuật thay sụn xương, cắt xương chày để chỉnh trục xương và phẫu thuật thay khớp. Người bệnh có thể tập đi lại sau 3 ngày thực hiện phẫu thuật vàxuất viện sau 1 tuần điều trị...
"Phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối là lựa chọn cuối cùng khi tất cả các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả". Bác sĩ Lim cho biết, " Phẫu thuật thay khớp gối ít bị biến chứng, kể cả các biến chứng hay gặp phải như huyết khối tĩnh mạch hay nhiếm khuẩn vết mổ".
Phẫu thuật thay khớp gối sẽ thay thể bề mặt bị tổn thương của khớp bằng vật liệu nhân tạo làm bằng kim loại và nhựa. Các vật liệu nhân tạo này sẽ giúp cho khớp đạt được các cử động bình thường như trước đây. Những triệu chứng như đau nhức, biến dạng hay hạn chế vận động sẽ hoàn toàn chấm dứt, thay vào đó, bệnh nhân sẽ phục hồi được các vận động bình thường trước đây.
Những biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm:
- Duy trì tập thể dục đều đặn và giữ cân nặng hợp lý.
- Mang giày dép có độ cao phù hợp.
- Hạn chế các vận động khi làm việc hoặc tập luyện kéo căng khớp quá mức.
- Duy trì tư thế làm việc, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý.
- Bổ sung các loại thuốc bổ trợ cho khớp.
Theo PNO
Chị em đối phó chứng 'mỏi gối chồn chân' Năm tháng trôi qua, sự lão hóa của cơ thể biểu hiện rõ rệt nhất ở những nơi phải làm "điểm trụ" của thân thể như đầu gối, bàn chân... Đáng nói là cả lão hóa khớp cũng có sự phân biệt giới tính. BS Thái Thị Hồng Anh - Khoa Cơ xương khớp BV Nguyễn Tri Phương TP. HCM cho biết: "Tỷ...