Cơ thể có biểu hiện này sau khi uống nước đi khám ngay vì có thể đang ‘chứa khối u’
Nếu thấy một trong những biểu hiện sau khi uống nước, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Ảnh minh họa: Internet
Việc uống nước đầy đủ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, các bộ phận hoạt động bình thường. Trung bình, một người trưởng thành cần khoảng 2 lít nước/ngày.
Sau khi uống nước, nếu thấy những hiện tượng dưới đây bạn nên đến bệnh viện để khám sớm. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm, chớ nên chủ quan.
Uống nước là cách để làm dịu cơn khát. Nhưng nếu bạn đã uống nhiều nước mà vẫn cảm thấy khô miệng, đặc biệt là vào ban đêm, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc tiểu đường.
Khi mắc tiểu đường, cơ thể khó kiểm soát lượngd dượng trong máu nên thận phải sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế đường dưa thừa. Từ đó làm mất nước và tạo cảm giác khát dù bạn đã uống nhiều nước.
Thấy đắng miệng khi uống nước
Sau khi bạn uống nước và cảm thấy đắng mồm đắng miệng chứng tỏ bạn đang mệt mỏi khó chịu trong người.
Video đang HOT
Ngoài ra, dấu hiệu này cũng có thể là biểu hiện bạn đang mắc các bệnh như chứng viêm cấp tính như viêm gan, viêm mật… cần đi khiểm tra gấp để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đặc biệt, nếu ngoài cảm giác miệng đắng, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, sút cân liên tục, xuất hiện hạch bạch huyết, sốt cao… thì càng nên đi kiểm tra sớm.
Ảnh minh họa: Internet
Cảm thấy khó nuốt khi uống nước
Khi ban uống nước hoặc nuốt các chất lỏng vào miệng cảm thấy vô cùng khó nuốt nước bột vì có gì đó vướng ở cổ họng. Thậm chí, bạn còn cảm thấy buồn nôn, hoặc nôn sau khi nuốt thì đó chính là một triệu chứng cho thấy thực quản của bạn đang gặp vấn đề cần phải đi kiểm tra gấp nhé.
Theo các chuyên gia cho biết cảm giác khó nuốt là thuật ngữ chỉ tình trạng khó khăn khi thực hiện hành động nuốt thức ăn, nước uống ở người bệnh. Những bệnh nhân mắc ung thư thực quản giai đoạn nặng thường sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ mọi thức ăn. Vì vậy, nếu bạn đột nhiên thấy mình có hiện tượng này cần đi kiểm tra sức khỏe ngay.
Cảm thấy có dị vật trong cổ họng
Nếu bạn uống nước và luôn có cảm giác nghèn nghẹn như mắc một dị vật nào đó ở cổ họng thì đó chính là dấu hiệu thực quản của ạn đang bị tổn thương khá nghiêm trọng.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân mắc ung thư thực quản ngay cả khi đã nuốt trôi mọi thứ, họ vẫn cảm thấy sự hiện diện của dị vật nằm trong cổ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ngoài ra, hiện tượng này cũng gây khó chịu cho bạn và khiến cho thực quả dần dần phát triển thành khối u nguy hiểm.
Đau bụng, bụng phình to bất thường
Sau khi uống nước nếu cảm thấy đau bụng, bụng phình to bất thường, bạn cần lưu ý đến bệnh gan. Bởi lẽ những người bị xơ gan, ung thư gan uống nhiều nước có thể gây ra tình trạng trướng bụng.
Ngoài ra, đau bụng sau khi uống nước cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đại tràng co thắt, giảm nhu động ruột,…
Ảnh minh họa: Internet
Tiểu ít, thậm chí là không đi tiểu
Một người khỏe mạnh trung bình đi tiểu khoảng 6-7 lần/ngày nên nếu bạn đi tiểu dưới 2-3 lần/ngày hoặc thậm chí là không đi tiểu được thì chứng tỏ cơ thể bạn đang bị thiếu nước trầm trọng. Nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên thì bạn nên cảnh giác cao độ với bệnh thận.
Miệng khô
Có nhiều người càng uống nhiều nước thì miệng càng khô. Nếu liên tục cảm thấy khô miệng sau khi uống nước, rất có thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu. Khi đó, thận sẽ bài tiết nước tiểu nhiều hơn để hạn chế lượng đường dư thừa, khiến cơ thể bị mất nước và tạo cảm giác khát thường xuyên.
Phù nề toàn thân
Nếu cơ thể bị phù nề lên sau khi uống nước thì nguy cơ cao thận của bạn đang gặp vấn đề. Vì nếu thận yếu, việc đào thải chất độc ra khỏi cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, nước bị dồn ứ, gây ra tình trạng rối loạn điện giải, gây phù nề.
Nội soi cắt thực quản cho bệnh nhân ung thư
Người đàn ông 62 tuổi, bị nghẹn khi nuốt, khó nuốt, đi khám phát hiện ung thư thực quản.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Trường, phụ trách Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện 198, cho biết bệnh nhân bị ung thư giai đoạn một, có hạch ở vùng thực quản 1/3 dưới, chỉ định phẫu thuật.
Ca mổ diễn ra ngày 7/5, có sự phối hợp với chuyên gia từ Bệnh viện 103 và Học viện Quân y. Trong vòng 6 tiếng, y bác sĩ mổ nội soi nạo vét hạch ba vùng ở thực quản và tạo hình ống dạ dày. Bệnh nhân không phải truyền máu trong mổ.
Bốn ngày sau mổ, bệnh nhân có thể ăn thức ăn ở dạng lỏng và rút ống dẫn lưu.
Đây là lần đầu tiên Bệnh viện 198 thực hiện phẫu thuật nội soi cắt thực quản điều trị ung thư. Bệnh nhân cũng là người đầu tiên được mổ cắt thực quản tại Bệnh viện 198. Trước đó, bệnh viện đã triển khai phẫu thuật nội soi cắt gan, cắt dạ dày, đại trực tràng...
Theo bác sĩ Trường, phẫu thuật nội soi cắt thực quản kèm vét hạch mở rộng đúng tiêu chuẩn trong điều trị ung thư là một thành công lớn của lĩnh vực phẫu thuật nội soi tiêu hóa.
Bác sĩ khám cho bệnh nhân ngày 13/5. Ảnh: Mạnh Trường.
Tuy nhiên, phẫu thuật này từng chỉ thực hiện được ở một số bệnh viện lớn tuyến trung ương trong nước. Vì vậy các bệnh nhân nhập viện thường phải chuyển tuyến hoặc chọn phẫu thuật mở ở các trung tâm khác để cắt thực quản, chịu nhiều di chứng, đau đớn sau phẫu thuật. Trong khi đó, phẫu thuật nội soi có sự xâm lấn tối thiểu, các thiết bị hiển thị hỗ trợ giúp nạo vét hạch triệt để trong mổ, sau mổ bệnh nhân ít đau, hồi phục nhanh hơn.
Phát hiện ung thư sớm ngay từ khi manh nha sẽ tăng tỷ lệ điều trị thành công. Vì vậy bác sĩ Trường khuyến cáo người dân khi có dấu hiệu bất thường ở vùng thực quản như khó nuốt, nghẹn khi nuốt... cần đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Cảnh báo thói quen uống nước có thể gây ung thư, nhiều người giật mình vì thường xuyên mắc phải Đừng uống đồ uống quá nóng, hãy đợi nó nguội đến nhiệt độ từ 10 đến 40 độ C đủ hãy thưởng thức để vẫn giữ được độ ngon mà không gây hại đến sức khoẻ. Mới đây, cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra kết quả nghiên cứu: Uống đồ uống...