Có thể chiều nay hoặc sáng mai công bố danh tính người tử vong tại Anh
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan cần phối hợp chặt chẽ để xử lý, trước hết là động viên thân nhân của nạn nhân, hỗ trợ trong khả năng. Có thể chiều nay hoặc sáng mai, đoàn công tác Việt Nam phối hợp với phía Anh sẽ công bố danh tính các nạn nhân.
Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ
Chiều 5.11, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập đến vụ việc 39 người thiệt mạng trên một xe tải tại Đông Bắc London (Anh) được dư luận quan tâm và nhấn mạnh phải cố gắng làm hết sức mình trong công tác bảo hộ công dân.
Thủ tướng bày tỏ đây là sự việc đau lòng, gây bàng hoàng cho gia đình các nạn nhân, cho cộng đồng, từng trái tim người Việt.
Đến nay, công tác xác định danh tính đang diễn ra. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng gửi lời chia buồn đến thân nhân, gia đình các nạn nhân. Ngay khi sự việc xảy ra, Thủ tướng đã yêu cầu VPCP ban hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan điều tra, làm rõ, có biện pháp cần thiết phối hợp với nhà chức trách Anh trong xử lý vụ việc.
Vừa qua, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có cuộc họp với các cơ quan liên quan bàn về các biện pháp xử lý. Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Bộ Ngoại giao đã cử Thứ trưởng Tô Anh Dũng cùng với Bộ Công an, các cơ quan liên quan sang Anh để phối hợp giải quyết.
Thủ tướng cũng hoan nghênh, đánh giá cao các cơ quan của Anh trong việc phối hợp với phía Việt Nam trong quá trình xử lý vụ việc. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan cần phối hợp chặt chẽ để xử lý, trước hết là động viên thân nhân của nạn nhân, hỗ trợ trong khả năng.
Có thể chiều nay hoặc sáng mai, đoàn công tác Việt Nam phối hợp với phía Anh sẽ công bố danh tính các nạn nhân. “Tại phiên họp Chính phủ này, một lần nữa chúng ta chia sẻ mất mát này đến từng gia đình nạn nhân”, Thủ tướng nói.
Video đang HOT
Chúng ta cố gắng làm hết sức mình trong công tác bảo hộ công dân. Công an các địa phương đã khởi tố một số đối tượng và đang truy tìm các đối tượng liên quan để xử lý đến cùng vụ việc.
Đầu phiên họp sáng 5.11, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã báo cáo Quốc hội những thông tin liên quan vụ 39 người chết tại Anh, trong đó nghi có người Việt Nam. Theo đó, ngày 2.11, phía Anh đã chuyển cho phía Việt Nam hồ sơ vân tay toàn bộ 39 nạn nhân để đối chiếu chéo, xác định danh tính, quốc tịch nạn nhân.
Sau đó, đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng dẫn đầu đã sang Anh phối hợp với nhà chức trách nước sở tại xử lý công việc liên quan. Ông Phúc cho biết, hiện nay có nhiều nguồn tin về số lượng người Việt trong vụ việc này.
Theo thông tin mới nhất tối qua, 4.11, từ Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, thì thủ tục rất phức tạp, sau khi đối chiếu danh tính phải báo cáo lên Tòa án của Anh và phải được thẩm phán phê duyệt mới có thể công bố nên phải chờ vài ngày nữa mới có thông báo chính thức.
Hiện nay đang chờ thông tin do Việt – Anh lệch múi giờ. Tổng thư ký Quốc hội cũng nói thêm, ngay sau khi có thông tin nạn nhân người Việt, Thủ tướng đã quyết định thành lập tổ công tác liên ngành, thông báo và tư vấn cho các gia đình nạn nhân, phản bác các luận điệu xuyên tạc, xử lý các hành vi vi phạm có liên quan.
Lam Thanh
Theo Motthegioi.vn
Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm quản lý di cư hiệu quả vì mục tiêu phát triển
Sáng 23-7, tại TP Đà Nẵng, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị quan chức cao cấp lần thứ 14 Nhóm công tác của Tiến trình Bali về phòng, chống đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia (AHG SOM 14).
Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị quan chức cao cấp Nhóm công tác kể từ khi tham gia Tiến trình Bali vào tháng 2-2002.
Quang cảnh hội nghị
Hội nghị lần này thu hút hơn 100 đại biểu đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ trêm thế giới tham dự. Tại Hội nghị, Nhóm công tác sẽ tổng kết các hoạt động thời gian qua cũng như trao đổi và định hướng ưu tiên cho hoạt động sắp tới của Tiến trình Bali phù hợp với xu thế quản lý di cư trên thế giới.
Theo ông Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, bên cạnh phòng, chống di cư trái phép và mua bán người, Tiến trình Bali nên cân nhắc đưa các biện pháp thúc đẩy di cư an toàn, hợp pháp và chiến lược hợp tác trong thời gian tới. Điều này cũng phù hợp với cam kết của Tiến trình là tăng cường tham gia hơn nữa các cơ chế hợp tác khu vực và đa phương, ví dụ như ASEAN, Diễn đàn toàn cầu về Di cư và phát triển.
Hội nghị lần này còn là cơ hội góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam cũng như vai trò là thành viên có trách nhiệm đối với các vấn đề thế giới quan tâm, qua đó đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực và toàn cầu.
Sự kiện này càng có ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam khi chúng ta đã thông qua Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM) vào tháng 12-2018, với cam kết tăng cường hợp tác quốc tế nhằm quản lý di cư hiệu quả vì mục tiêu phát triển.
Ngoài ra, Hội nghị cũng góp phần nâng cao nhận thức chung của tất cả các cơ quan liên quan, trong quá trình tham gia xây dựng Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM do Bộ Ngoại giao chủ trì dự thảo.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị
Tiến trình Bali là tiến trình liên chính phủ về phòng, chống đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia do Chính phủ Australia và Indonesia đồng khởi xướng tại Hội nghị Bộ trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương diễn ra vào tháng 2-2002 tại Bali, Indonesia.
Tiến trình Bali gồm 49 thành viên, bao gồm cả Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), Tổ chức di cư quốc tế (IOM), Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) và 27 quan sát viên.
Mục tiêu của Tiến trình Bali là tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực về vấn đề biên giới và hệ thống thị thực để phát hiện và loại trừ di cư trái phép; tăng cường nhận thức chung để giảm thiểu việc di cư trái phép và mua bán người cũng như cảnh cáo các đối tượng dễ bị ảnh hưởng; cung cấp những hỗ trợ và bảo vệ thích hợp cho các nạn nhân bị mua bán, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; chia sẻ các thông tin có liên quan một cách hiệu quả...
Trong số các tiến trình đa phương về di cư, Tiến trình Bali được thừa nhận là hình mẫu hợp tác khu vực thành công về phòng, chống đưa người di cư trái phép và mua bán người.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Tiến trình Bali đã thiết lập nhiều cơ chế hợp tác, làm việc, trong đó có Nhóm công tác (được thành lập năm 2009) nhằm xây dựng và thúc đẩy các biện pháp thực tiễn, góp phần tăng cường hợp tác giải quyết nạn đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia.
Việt Nam vừa là nước gốc, vừa là nước đến của người di cư. Việt Nam chủ trương thúc đẩy di cư hợp pháp, kiên quyết đấu tranh phòng, chống di cư trái phép và mua bán người. Là nước tham gia Tiến trình Bali ngay từ ngày đầu được mời là thành viên Nhóm công tác của Tiến trình Bali, Việt Nam thường xuyên tham gia các nhóm làm việc về phòng, chống mua bán người, trấn áp triệt phá mạng lưới mua bán người và đưa người di cư trái phép.
Hội nghị quan chức cao cấp Nhóm Công tác Tiến trình Bali được tổ chức thường niên nhằm rà soát, đánh giá tính hiệu quả các hoạt động của Tiến trình để báo cáo tại Hội nghị cấp Bộ trưởng (diễn ra hai năm một lần).
NGỌC PHÚC
Theo SGGP
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm Myanmar và Hàn Quốc Nhận lời mời của Chính phủ Cộng hoà Liên bang Myanmar và Đại Hàn Dân Quốc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ thăm và làm việc tại các quốc gia này từ ngày 16- 23/6. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương ĐÌnh Huệ. Cùng đi với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ còn có Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng, Phó...