Có thể bị xử lý hình sự nếu bỏ trốn khỏi khu vực cách ly
Cá nhân đang ở trong khu vực cách ly, nếu bỏ trốn và lây lan dịch bệnh cho cộng đồng thì sẽ tuỳ vào hậu quả, mức độ mà xử lý theo quy định của pháp luật.
Những ngày qua, tình trạng những cá nhân đang trong vùng dịch và bị cách ly có thái độ bất hợp tác và bỏ trốn đang diễn ra ở vùng dịch Covid-19 tại Vĩnh Phúc. Không chỉ Vĩnh Phúc, tình trạng này còn xuất hiện ở các tỉnh giáp biên, nơi người dân vẫn chủ quan, chưa có ý thức cao trong việc phòng chống dịch bệnh.
Cá nhân trốn khỏi khu vực cách ly có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tuỳ vào mức độ vi phạm (Ảnh: TTXVN)
Theo các luật sư tư vấn Luật, hành vi bỏ trốn khỏi khu vực bị cách ly nếu làm lây lan dịch bệnh có thể bị xử lý hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, bệnh truyền nhiễm nhóm A có mức độ nghiêm trọng nhất gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Với các bệnh thuộc nhóm A, khai báo y tế và cách ly người bệnh là một trong những biện pháp hành chính đầu tiên khi có dịch để bảo đảm an toàn, ngăn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, có nhiều người dân không ý thức được hết tầm quan trọng của việc phải cách ly y tế và việc tự ý bỏ đi khỏi nơi cách ly, có thể sẽ phải đối mặt với nhiều mức phạt hành chính, thậm chí là bị xử lý hình sự.
Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Điều 8 nghiêm cấm các hành vi như: Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Ngoài ra, Điều 8 cũng quy định: Người bệnh, người nhà người bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh còn phải có trách nhiệm: Khai báo trung thực diễn biến bệnh; Tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A ngay sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Người nhà người bệnh có trách nhiệm thực hiện chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Các mức xử phạt hành chính đối với từng hành vi cũng được quy định rõ ràng. Tại Điều 6, Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, cá nhân nào phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm nhưng không khai báo sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng. Ngoài mức phạt cho hành vi không khai báo bệnh, còn ở mức độ nặng hơn nữa là hành vi che giấu bệnh dịch của mình hoặc người khác.
Theo Khoản 2, Điều 6, Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định, cá nhân che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A sẽ bị xử phạt từ 500 nghìn đồng đến một triệu đồng. Mức phạt này cũng được áp dụng với hành vi không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cá nhân nào phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch mà không khai báo hoặc che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác thì đều bị xử phạt theo quy định như trên.
Video đang HOT
Mức phạt có thể tăng cao từ năm tới 10 triệu đồng khi có một trong các hành vi: Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo khoản 3 của điều luật nêu trên (Theo Điều 10 của Nghị định 176/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).
Ngoài hành vi không khai báo, bỏ trốn khỏi khu vực cách ly để lây lan dịch bệnh ra ngoài cộng đồng thì tùy theo tính chất mức độ, hậu quả gây ra sẽ bị xử lý hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo đó, phạt mức 50 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-5 năm với một trong các hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người: Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
Mức xử lý hình sự từ 5-10 năm khi phạm tội một trong các trường hợp sau: Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Y tế; Làm chết người. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10-12 năm: Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; Làm chết hai người trở lên… Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.
Theo thoidai.com.vn
Học sinh Hà Nội viết thư, vẽ tranh cổ vũ các bạn học sinh Vĩnh Phúc
Biết tin các bạn nhỏ và người dân ở xã Sơn Lôi- Bình Xuyên- Vĩnh Phúc hiện đang phải cách ly để đảm bảo an toàn, các bạn nhỏ lớp 1H Trường Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã gửi thư, vẽ tranh hỏi thăm và động viên các bạn nhỏ nơi đây.
Những nét chữ, những tranh vẽ chứa chan tình cảm yêu thương của các bạn nhỏ như một sức mạnh tinh thần lớn lao tiếp thêm cho các bạn nhỏ và người dân Sơn Lôi, với mong muốn mọi người luôn mạnh khoẻ và bình an, sớm vượt qua khó khăn trong giai đoạn này.
Sau khi những bức thư và bức tranh được cô Nguyễn Cẩm Ly- giáo viên chủ nhiệm lớp 1H chia sẻ trên mạng, nhiều người đã rất cảm động, gửi lời cảm ơn đến cô giáo và các bạn nhỏ.
Một phụ huynh chia sẻ: Đọc những bức thư của các bạn nhỏ thực sự rất xúc động vì tình cảm của các bạn. Cảm ơn cô Ly vì năm nào cô cũng có những ý tưởng rất ấm áp truyền cảm hứng cho các bạn nhỏ. Lớn lên các bạn sẽ là người nhân ái bởi từ nhỏ đã được các cô dạy tình thương yêu và chia sẻ.
Còn một cô giáo viết rằng: Các bạn nhỏ thật đáng yêu, chúc các bé luôn mạnh khoẻ, luôn là niềm tự hào của thầy cô, gia đình và bè bạn, những người luôn yêu thương các bé. Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng con virus Covid 19 để các bé lại được tung tăng đến trường!
Những bức thư và tranh vẽ của các bạn lớp 1 trường tiểu học Trần Quốc Toản:
Vân Anh
Theo giaoducthoidai
Bộ Quốc phòng lập 7 bệnh viện chống dịch Covid-19, đón 2.152 người về từ Trung Quốc Báo cáo của Cục Quân y cho hay Cục này đã thành lập 7 bệnh viện dã chiến với 179 tổ, đội phòng chống dịch, 14 tổ chuyên khoa để phòng chống dịch bệnh do virus Covid-19 gây ra. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch thăm và làm việc tại Cục Quân y - Ảnh Trọng Phú Chiều 17.2, hướng đến...