Có thể bạn chưa biết: Sa Tăng chơi lớn, một mình cân 8 vai lớn nhỏ trong ‘Tây Du Ký’ 1986
Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên ngoài thủ vai Sa Tăng, cố diễn viên Diêm Hoài Lễ còn đảm nhận thêm 8 nhân vật lớn nhỏ khác nhau trong ‘Tây Du Ký’ phiên bản 1986.
Tuy đã phát sóng cách đây 35 năm nhưng bộ phim Tây Du Ký năm 1986 vẫn là phiên bản được nhiều khán giả ấn tượng nhất. Đến thời điểm hiện tại, những thông tin liên quan đến tác phẩm kinh điển này đều được công chúng đón nhận nhiệt tình.
Bên cạnh câu chuyện về hậu trường, mới đây, Tây Du Ký lại hé lộ một điều hết sức thú vị liên quan đến nhân vật Sa Tăng do cố diễn viên Diêm Hoài Lễ đảm nhận. Theo đó, ngoài đóng vai chính là Sa Tăng, cố diễn viên còn phải ‘cân’ thêm 8 nhân vật lớn nhỏ, chỉ vì đoàn làm phim quá… ‘nghèo’. Tuy kỹ thuật hóa trang thời điểm bấy giờ không phải quá xuất sắc nhưng chắc hẳn không nhiều người phát hiện ra sự thật này.
Cố diễn viên Diêm Hoài Lễ không chỉ đóng Sa Tăng, ông còn đảm nhận thêm 8 nhân vật.
Được biết, dù chỉ nhận cát-xê của vai Sa Tăng, song thiếu diễn viên nên Diêm Hoài Lễ tình nguyện đóng thêm mà không lấy một khoản nào. Trong đó có thể nhắc đến: Ngưu Ma Vương, Thái Thượng Lão Quân, Tây Hải Long Vương, Thiên Lý nhãn, Ngự mã giám…
Hòa thượng ở Quan Âm Viện.
Mã Giám Quan
Video đang HOT
Ngưu Ma Vương
Quyển Liêm đại tướng
Tây Hải Long Vương
Thiên Lý Nhãn
Thái Thượng lão quân
Với xuất thân từ sân khấu kịch nói nên vai diễn Sa Tăng chính là thử thách đầu tiên của Diêm Hoài Lễ với lĩnh vực phim ảnh. Chính vì vậy, tại phim trường Tây Du Ký 1986, ông luôn nỗ lực làm việc chăm chỉ nhất dù nhân vật Sa Tăng không có nhiều lời thoại. Thậm chí, đạo diễn Dương Khiết còn dành lời khen cho ông: ‘Dù đã 50 tuổi nhưng thể lực của anh ấy rất cường tráng, không nề hà bất cứ việc gì, ai cần giúp đỡ là nhận ngay!’.
Ngoài Tây Du Ký 1986, cố diễn viên Diêm Hoài Lễ còn đảm nhận một số nhân vật trong các tác phẩm đình đám như: Trình Tấn trong Tam quốc diễn nghĩa , Kim Mao Sư Vươn Tạ Tốn trong Ỷ thiên đồ long ký , Trình Huy Tổ trong Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam …
Sự thật về các nữ yêu xinh như hoa hậu trong 'Tây Du Ký' 1986
Có một nghịch lý buồn cười rằng trong "Tây du ký" 1986, hễ cứ là nữ yêu thì sở hữu nhan sắc mỹ miều còn nam yêu quái thì xấu ma chê quỷ hờn.
Nếu là fan cứng của Tây du ký 1986, chắc chắn chúng ta sẽ không ai có thể quên được "bộ sưu tâp" yêu quái cực kỳ đa dạng và phong phú, từ yêu vật thành tinh cho tới linh vật cưng của thần tiên, thậm chí yêu quái xấu xí đến nữ yêu xinh như hoa hậu đều tề tựu đông đủ.
Vậy đã có ai từng thắc mắc tại sao trong Tây du ký 1986, hễ cứ là nam yêu thì được gọi là yêu quái, nữ yêu được gọi là yêu tinh, nam yêu quái có hình dạng vô cùng kinh dị xấu xí, nhưng các nữ yêu tinh lại được ưu ái với dung mạo tuyệt trần hay không?
Yêu quái nói chung đều hung dữ và có vẻ ngoài quái dị nhưng vì sinh tồn, vì thích nghi chúng phải biến đổi hình dạng. Yêu quái xấu có thể do 2 nguyên do, thứ nhất tiên cốt tu luyện không đủ, thứ 2 mạo tùy tâm sinh.
Mặc dù yêu quái có tướng mạo xấu xí, nhưng chúng lại có một loại mánh khóe không ngờ đó chính là biến hóa dị dung, có thể biến thành bất kỳ tạo hình nào chúng muốn.
Nhất là nữ yêu quái, chúng hay biến thành mỹ nữ, những kẻ đáng thương để lấy sự đồng tình, cảm thông của người khác, còn nam yêu thì muốn chứng tỏ bản lĩnh bắt kẻ khác phải sợ mình nên thường lựa chọn hình dáng hung tợn, đáng sợ nhất.
Trong "Tây du ký" 1986, các nam yêu thì hung tợn như thế này....
...và đây là dung mạo của nữ yêu.
Bạch cốt tinh, nhện tinh, chuột tinh... đều muốn sở hữu Đường Tăng, muốn được Đường Tăng ưu ái mà hao tốn nhiều công sức biến ra thành mỹ nữ. Bạch Cốt Tinh muốn đi ra ngoài hại người nhất định phải biến hóa thành mỹ nữ xinh đẹp.
Đường Tăng khi gặp Bạch Cốt Tinh cũng không tin Tôn Ngộ Không, cho dù Bạch Cốt Tinh bị đánh chết, về sau Đường Tăng vẫn không tin một nữ nhân xinh đẹp nguyệt mạo hoa dung như vậy không thể nào là yêu quái.
Tuy nhiên, chưa bằng nữ yêu quái xinh đẹp nhất trong Tây du ký đó chính là Chuột tinh. Yêu quái này đã khiến cho Đường Tăng "mất hồn mất vía", 5 lần 7 lượt hỏi cô nương kia có tốt không, thậm chí còn mạo phạm đến Tôn Ngộ Không.
Còn nam yêu quái mục tiêu cuối cùng là ăn thịt Đường Tăng để trường sinh bất lão nên chúng cũng chẳng cần mang vẻ ngoài mỹ nam để dọa người trần mắt thịt!
Thứ 2, trở thành xinh đẹp và chỉn chu là xu hướng tư duy bình thường của mọi nữ nhân trên thế gian này, dù có là phàm nhân hay thần tiên, yêu quái đều muốn bản thân xinh đẹp, không tỳ vết. Có thể nói, trong Tây du ký 1986, đã là yêu nữ thì phải xinh, nếu không xinh thì không phải là yêu nữ.
Nhưng tại sao vật nuôi ở trên trời lại có thế dễ dàng trốn xuống hạ giới được như vậy? Nhân gian rộng lớn là thế tại sao chúng nhất định phải xuất hiện trên đường thỉnh kỉnh của Đường Tăng? Khi bị mất vật nuôi, các vị bồ tát, thần tiên sao không gấp gáp đi tìm?
Nguyên do rất có thể là vì các vị bồ tát, thần tiên cố ý thả chúng xuống nhân gian để khiến con đường thỉnh kinh của Đường Tăng trở nên khó khăn, gian nan hơn. Vì khi phải trải qua nhiều kiếp nạn, Đường Tăng mới thấu hiểu và quý trọng chân kinh.
Những con yêu quái giống như "màn kịch" được trời phật sắp đặt để thử lòng Đường Tăng và 3 đồ đệ chân truyền mà thôi. Do đó, khi bắt được Đường Tăng, chúng không ăn thịt ông, mà chỉ phụ giúp chủ nhân "diễn kịch", chờ đợi đến khi được đón về.
Bi kịch 'Trư Bát Giới' Mã Đức Hoa: Khán giả khen nức nở, đạo diễn chê hết lời Dù khán giả nức nở khen ngợi, coi diễn xuất của Mã Đức Hoa trong phim "Tây du ký" thuộc dạng kinh điển, diễn viên này lại bị đạo diễn Dương Khiết chê hết lời. Cùng với Lục Tiểu Linh Đồng (vai Tôn Ngộ Không), Trì Trọng Thụy (vai Đường Tăng), Diêm Hoài Lễ (vai Sa Tăng), Mã Đức Hoa là diễn viên...