Có thật thuốc tăng cường trí tuệ?
Nhiều phụ huynh kỳ vọng các “ viên thuốc thông minh” hay thần dược có thể tăng cường trí tuệ cho con em mình.
Ảnh minh họa: Internet
Một số loại thuốc được gắn mác với tên gọi “viên thuốc thông minh” hay thần dược cho trí tuệ, chất làm tăng nhận thức đã được nhiều phụ huynh kỳ vọng và đặt niềm tin có thể tăng cường trí tuệ cho con em mình. Tuy nhiên, xung quanh những viên thuốc này còn có bao điều muốn nói về tác dụng và tác hại của chúng.
Quá nhiều người, đặc biệt là những bậc phụ huynh kỳ vọng vào những viên thuốc được bào chế ra để kích thích trí tuệ giúp con em mình học tập, thi cử tốt hơn. Vậy sự thật nằm ở đâu và những bất lợi khi sử dụng chúng là gì? Nhà nghiên cứu Marek Kohn sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Có một số thứ được gọi là “những viên thuốc thông minh” hay những chất làm tăng nhận thức đã thu hút sự chú ý trong những năm gần đây, từ những chất kích thích như modafinil cho đến amphetamine (thường được mô tả bằng tên là thuốc adderall) và methylphenidate (còn có tên thương mại là ritalin).
Thực tế gần đây, nhiều học sinh, sinh viên đang dùng những loại thuốc này để làm tăng cường hiệu suất học tập và tiếp tục làm vậy trong cuộc sống thường nhật. Liệu những loại thuốc này có mang lại trí thông minh tuyệt đỉnh? Liệu chúng có thể làm cho chúng ta trở nên thông minh hơn hay tăng cường khả năng lĩnh hội tốt hơn? Các công ty dược phẩm hoàn toàn có thể làm được gì cũng như bó tay trước những gì có thể gây hại cho con người?
Quá trình suy nghĩ và đỉnh cao trí tuệ
Nhận thức là một hiện tượng tinh thần, bao gồm bộ nhớ, sự chú ý và các chức năng điều hành và bất kỳ loại thuốc nào có khả năng làm tăng cường các chức năng điều hành thì được gắn mác “thông minh”. Các chức năng điều hành chiếm những mức độ cao nhất trong suy nghĩ: lý luận, lập kế hoạch, hướng trực tiếp tới các thông tin cần quan tâm, đồng thời tránh xa các kích thích nằm ngoài tầm quan sát và nghĩ về thứ gì đó hơn là hành động theo kiểu bốc đồng hoặc bản năng.
Video đang HOT
Bà Amy Arnsten, giáo sư thần kinh học tại Trường Y khoa Yale, hiện đang điều tra cách thức làm thế nào mà các tế bào trong não làm việc cùng nhau để khả năng nhận thức và chức năng điều hành cao nhất, bà mô tả về “những gì có thể nghĩ về những thứ mà hiện thời không kích thích giác quan của bạn: các nguyên tắc cơ bản của sự trừu tượng.
Điều này bao gồm các hình dung mục tiêu tinh thần của chúng ta trong tương lai, ngay cả khi tương lai chỉ vài giây”. Vỏ não trước trán là một vùng đã sản sinh các hình dung và đó là công việc mà bà Arnsten đang tập trung nghiên cứu.
Bà giải thích: “Cách mà vỏ não trước trán đã tạo nên những hình dung này là do có các tế bào hình kim tự tháp – chúng thật sự giống như những kim tự tháp nhỏ – thu hút lẫn nhau. Chúng tiếp tục va chạm vào nhau ngay cả khi không có thông tin nào từ môi trường làm kích thích các mạch”.
Một vài ảnh hưởng hóa học có thể hoàn toàn ngắt các kết nối những mạch này, vì thế chúng không còn có khả năng thu hút lẫn nhau. Bà Arntern nhấn mạnh: “Đó là những gì xảy ra khi chúng tôi mệt mỏi, khi chúng ta trầm cảm”. Những loại thuốc như caffeine và nicotine đã làm tăng cường nơron truyền dẫn acetylcholine giúp phục hồi chức năng của mạch. Vì thế những người uống trà và cà phê, hút thuốc lá, có thể đưa vỏ não trước vào một trạng thái tối ưu hơn”.
Theo nghĩa rộng, đây là sự tăng cường, nó là sự tối ưu hóa. Bà Arnsten cho biết: “Tôi nghĩ rằng người ta nghĩ về những loại thuốc thông minh như một loại steroid trong thể thao, nhưng nó không giống nhau, bởi vì dùng steroid sẽ làm cho bạn tăng thêm nhiều cơ bắp hơn. Với những viên thuốc thông minh, não của bạn sẽ đặt ở trạng thái hóa học tối ưu”. Thuốc thông minh cũng đã làm dấy lên các âu lo rằng khi học sinh, sinh viên dùng thuốc để làm tăng khả năng học hành là một sự dối trá, chúng sẽ làm tăng áp lực lên các bạn học và bước vào một cuộc cạnh tranh bất lợi.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những loại thuốc thông minh có thể không làm tăng nhận thức trực tiếp mà đơn giản là cải thiện trạng thái trí nhớ, làm việc thoải mái hơn và chú tâm hơn.
Tuy vậy, GS. Martin Sarter tại Đại học Michigan (Mỹ) lại tỏ vẻ hoài nghi về tác dụng này, ông cho rằng chưa có các bằng chứng rõ ràng rằng đây là những chất tăng cường trí tuệ. Còn GS. Steven Rose lại có ý kiến cho rằng những viên thuốc này có khả năng tăng sự tập trung ở người sử dụng.
Liệu có những chất nguy hiểm?
Điều đó không có nghĩa là tất cả những loại thuốc thông minh – cả hiện tại và tương lai – đều vô hại. Bộ não người xem ra khá phức tạp. Trong việc cố gắng nâng cấp nó, bạn cũng đang gặp rủi ro vì làm xáo trộn bộ não.
Ông Trevor Robbins, giáo sư khoa học thần kinh nhận thức tại Đại học Cambridge, cho rằng: “Thứ tốt cho hệ thống này lại cũng có thể gây ảnh hưởng xấu cho hệ thống khác. Vấn đề ở đây là các tác nhân được thử nghiệm có thể ảnh hưởng tới bộ nhớ của bạn, nhưng quan trọng là làm sao cho chúng trở nên an toàn.
Ma túy và thảm họa dường như không tách rời nhau, ngay cả trong phòng thí nghiệm hay đời sống thực”. Thuốc dù có tác dụng tốt cỡ nào song không thể tránh khỏi nhược điểm: nếu thuốc làm tăng một trong các chức năng nhận thức, có thể phải trả giá cho những chức năng khác.
Tăng cường trí tuệ trong tương lai?
Sẽ có thuốc thông minh trong tương lai? Một số nhà khoa học tỏ ra lạc quan hơn bao giờ hết. GS. Gary Lynch, thuộc Trường Y khoa của Đại học California, Irvine, lập luận rằng những tiến bộ gần đây trong thần kinh học đã mở ra cánh cửa cho việc thiết kế thuốc thông minh, cấu hình cho những mục tiêu sinh học cụ thể trong não.
Trong tương lai gần, ông Gary Lynch chỉ vào các tác nhân thụ thể nicotinic, chúng là các phân tử hoạt động trên các thụ thể truyền dẫn thần kinh bị ảnh hưởng bởi Nicotine. GS. Martin Sarter nhất trí rằng: Một nhóm các tác nhân được biết đến dưới tên gọi “Đồng vận thụ thể nicotinic 42*” dường như đã hoạt động trên cơ chế kiểm soát sự chú ý. Trong số những ứng viên được biết đến hiện nay, ông Sarter tin rằng chúng đang tiến sát đến “hình thành những chất tăng cường nhận thức thực sự”.
Tuy vậy, sự quan tâm của GS. Sarter đến các chất tăng cường nhận thức đang thu hẹp lại bởi vì “những loại thuốc này không hoạt động cho các chỉ dẫn lớn, là ổ đĩa để lèo lái các phát triển dạng này. Đã có nhiều thử nghiệm lâm sàng với nhiều chất khác nhau nhưng đã không làm nên cơm cháo gì cả”, theo quan sát của GS. Sarter.
Thất vọng vì thiếu các kết quả, những công ty dược phẩm đang đóng cửa các chương trình nghiên cứu thuốc tâm thần của họ. Một sự thay đổi chiến lược đang dần lộ rõ, thay vì nghiên cứu các hóa chất, người ta chuyển sang nghiên cứu gen và mạch não.
Theo SKDS
Việt Nam: Gia tăng bệnh sa sút trí tuệ
Theo Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương Phạm Thắng, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số và đứng thứ 7 trong nhóm 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Bên cạnh những thách thức lớn đối với nền kinh tế và an sinh xã hội, Việt Nam đang phải đối phó với sự gia tăng của các bệnh mãn tính, trong đó có bệnh về thần kinh như sa sút trí tuệ.
Số liệu năm 2012 của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, toàn thế giới có 35,6 triệu người mắc chứng sa sút trí tuệ, trong đó sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer chiếm 50-70%. Dự kiến đến năm 2030, cả thế giới có 65,7 triệu người và con số này đến năm 2050 là 115,4 triệu người; trong đó 58% sống tại các nước thu nhập thấp, trung bình và sẽ tăng lên trên 70% vào năm 2050.
Ảnh minh họa.
Một trong số đó phải kể đến sự sa sút trí tuệ mà điển hình là bệnh Alzheimer. Alzheimer - bệnh thoái hóa thần kinh có triệu chứng lâm sàng là suy giảm trí nhớ, mất ngôn ngữ, mất khả năng vận động và nhận thức, rối loạn định hướng không gian và thời gian, suy giảm khả năng thực hiện hoạt động.
Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu mới đây của Bệnh viện Lão khoa Trung ương, tỷ lệ số người mắc Alzheimer trung bình từ 6-8%. Theo GS.TS Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, điều trị bệnh Alzheimer chủ yếu không nên dùng thuốc mà can thiệp hướng thực tại cho bệnh nhân để cải thiện tình trạng nhận thức. Người bệnh cần luyện tập thể lực hàng ngày 1h, 2 lần/tuần như đi bộ, luyện cơ, thăng bằng hoặc mềm dẻo... để làm chậm suy giảm khả năng hoạt động hàng ngày.
Ngoài ra, cần cho họ tập nhận biết, phân loại, phân biệt, nhắc đi nhắc lại nhiều lần một vài vấn đề nào đó, tập làm tính, xếp hình... Cần giúp người bệnh tham gia xã hội để cân bằng trạng thái tinh thần. Có thể cho họ tập tô màu tranh, xếp hình, xâu chuỗi hạt... Sau một thời gian điều trị, tình trạng nhận thức chung của bệnh nhân sẽ tăng lên, mức độ trầm trọng của các triệu chứng hành vi, tâm thần giảm, chất lượng cuộc sống tăng. "Các biện pháp can thiệp không dùng thuốc đơn giản, dễ thực hiện và không có biến cố bất lợi, có thể áp dụng thường xuyên..." - GS.TS Phạm Thắng nhấn mạnh.
Nhìn chung chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer thấp, chỉ đạt 35-53% tùy theo mức độ bệnh; thời gian phát bệnh càng lâu, chất lượng cuộc sống bệnh nhân càng giảm. Tình trạng bệnh gồm suy giảm nhận thức, các triệu chứng tâm thần, hành vi, hoạt động hàng ngày càng nặng thì chất lượng cuộc sống càng bị giảm.
Theo Vnmedia
Sử dụng nước giếng làm giảm trí thông minh của trẻ Theo một nghiên cứu trẻ em tại Maine, tiếp xúc với asen trong nước cũng có thể làm suy giảm trí thông minh của trẻ. Asen là một thành phần tự nhiên được tìm thấy trong đất và khoáng sản. Tuy nhiên, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe thậm chí có thể gây tử vong nếu mức độ tiếp...