Cố “tạo hình” ông Tập giống Putin, Trung Quốc đẩy biển Đông vào mối nguy lớn hơn
Tạp chí Quan điểm (Vzglyad) của Nga cho rằng, Trung Quốc có thể châm ngòi cho xung đột lớn hơn nếu mù quáng “học hỏi kinh nghiệm của Nga” để áp dụng vào tình hình ở biển Đông.
Các chiến đấu cơ F-35 của quân đội Mỹ. (Ảnh: Huanqiu)
Bắc Kinh “tạo hình” cứng rắn cho ông Tập
Trong bài phân tích ngày 4/8, Vzglyad cho rằng tuyên bố “sẵn sàng chiến tranh nhân dân trên biển” được Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nêu ra mới đây không phải là nói chơi.
Trong vấn đề biển Đông, lập trường của Nga tương đồng với Trung Quốc ở quan điểm “phản đối quốc tế hóa” và “phản đối sự hiện diện của bên thứ ba”, trên thực tế là những thái độ nhằm vào Mỹ.
Moscow tin rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương “vắng bóng Mỹ” sẽ trở nên hòa bình và an ninh.
Vzgylad tin rằng lời đe dọa “chiến tranh nhân dân trên biển” mà Trung Quốc đưa ra được “lấy cảm hứng” từ kịch bản Nga sáp nhập Crimea năm 2014.
Người đứng đầu Trường Kinh tế cấp cao của Nga, Alexey Maslov nhận xét, Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều trong học thuyết của mình. Họ muốn chứng minh với thế giới rằng Bắc Kinh có đủ năng lực giải quyết các xung đột dai dẳng như vấn đề biển Đông.
Theo ông Maslov, Trung Quốc cũng quan sát hết sức nghiêm túc đối với cách thức Moscow giải quyết tình hình cuộc khủng hoảng Ukraine và phản ứng của thế giới, cụ thể là Mỹ và phương Tây, đối với những động thái của Nga.
Video đang HOT
Học giả người Nga cho rằng, Trung Quốc đang muốn có một số bước tiến cho phép Chủ tịch Tập Cận Bình được đánh giá là “lãnh đạo cứng rắn” như cách phương Tây nhận định về Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cho đến nay, ông Tập Cận Bình đã có một số tuyên bố được xem là cứng rắn về vấn đề biển Đông, mới đây nhất là tuyên bố ngông cuồng rằng:
“Chủ quyền lãnh thổ và các quyền, lợi ích hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông đều không chịu ảnh hưởng từ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA).
Trung Quốc không chấp nhận bất cứ chủ trương và hành động nào xuất phát từ phán quyết từ PCA.”
Trước đó, ông Tập nhiều lần trắng trợn khẳng định “các đảo ở biển Đông thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ”.
Nhưng ông Alexey Maslov quan ngại, sự sao chép kinh nghiệm từ Nga sẽ đưa Trung Quốc đến những hành động nguy hiểm, gây ra những xung đột quy mô lớn hơn.
Ông bình luận, nếu giả định xung đột bùng phát ở biển Đông, quốc gia đầu tiên có lợi là Mỹ bởi họ có đủ lý do định nghĩa Trung Quốc là “kẻ xâm lược”.
Các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ ủng hộ Washington, trong khi Nga đứng trước lựa chọn hết sức khó khăn khi phải lựa chọn giữa “chuẩn đồng minh” Trung Quốc và việc đứng ngoài một cuộc chiến mà Moscow không thu được giá trị nào.
Các máy bay của Không quân Trung Quốc, gồm H-6K và Su-30, đã được triển khai tuần tra ở biển Đông như một động thái gia tăng hiện diện quân sự. (Ảnh: People’s Daily)
Trung Quốc khiến Mỹ tập trung cho châu Á hơn là kiềm chế Nga
Theo Vzglyad, dù Bắc Kinh không thể mở màn hành động quân sự trong nay mai, nhưng thái độ của nước này đã đẩy tình trạng đối đầu Trung-Mỹ ở biển Đông lên mức độ nghiêm trọng hơn.
Động thái này còn biến cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga và Trung Quốc trên biển Đông vào tháng 9 tới thành một sự kiện mang nhiều thông điệp hơn.
Nga và Trung Quốc về lý thuyết không phải là đồng minh chính thức, nhưng các lợi ích chung giữa hai nước trong gần 2 năm trở lại đây ngày càng nhiều và trở nên rõ ràng, điển hình là mục tiêu chung kiềm chế nước Mỹ.
Tại châu Âu, liên minh quân sự NATO do Mỹ đứng đầu đã liên tục gia tăng hiện diện “sát sườn” Nga khi tăng quân thường trú ở các nước Baltic, trong khi Washington cùng đồng minh Nhật Bản, Australia, Philippines… kiềm chế Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương.
Hiện nay diễn biến ở châu Á đang đóng vai trò lớn hơn, bởi tình hình châu Âu và quan hệ Nga-Mỹ có phần hòa dịu sau khi Nga rút quân khỏi Syria từ tháng 3/2016.
Nhưng ở biển Đông và biển Hoa Đông, Trung Quốc đã leo thang không ngừng các hành động cứng rắn về quân sự và tuyên bố về ngoại giao.
Đặc biệt, kể từ sau phán quyết của PCA về vụ kiện biển Đông hôm 12/7, kiềm chế Trung Quốc đã trở thành ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Washington – Vzglyad đánh giá.
Theo Thế Giới Trẻ
EU gia hạn trừng phạt Nga
Liên minh châu Âu nhất trí gia hạn trừng phạt kinh tế Nga thêm 6 tháng nữa, cho tới hết tháng một năm sau.
Quan hệ Nga - phương Tây xấu đi trong cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014. Ảnh: Sputnik
"Ngày 1/7/2016, Hội đồng gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế Nga tới ngày 31/1/2017", RT dẫn Hội đồng Liên minh châu Âu hôm qua thông báo.
Lệnh trừng phạt hạn chế một số thể chế tài chính cũng như các công ty năng lượng, quốc phòng Nga tiếp cận với các thị trường vốn của Liên minh châu Âu (EU). Lệnh cấm về mua bán vũ khí và một số loại công nghệ sản xuất dầu cũng sẽ được gia hạn.
Quan hệ Nga - phương Tây xấu đi trong cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014. Mỹ, EU cùng các đồng minh cáo buộc Nga tham gia vào cuộc xung đột ở đông Ukraine và sáp nhập Crimea. Kremlin liên tục bác bỏ cáo buộc.
Mỹ và EU đã áp một số vòng trừng phạt với các cá nhân, cũng như lĩnh vực năng lượng, ngân hàng, quốc phòng Nga. Đáp lại, Moscow cấm nhập khẩu thực phẩm từ các nước tham gia lệnh trừng phạt Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 28/6 ký sắc lệnh gia hạn cấm nhập khẩu sản phẩm phương Tây cho tới cuối 2017.
Trọng Giáp
Theo VNE
Hạ viện Pháp thông qua nghị quyết dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga Hạ viên Pháp ngày 28.4 đã bỏ phiêu thông qua nghị quyêt dỡ bỏ lênh trừng phạt kinh tê của EU đôi với Nga do vai trò của nước này trong xung đôt tại miên đông Ukraine và viêc sáp nhâp Crimea. Ha viên Phap ngay 28.4 thông qua nghi quyêt không rang buôc, kêu goi dơ bo lênh trưng phat NgaReuters Nghị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga cáo buộc Anh - Pháp hỗ trợ Ukraine tấn công cơ sở hạ tầng ở Kursk

Nam thanh niên tự đốt nhà mình để vạch trần tội ác của mẹ kế suốt 20 năm

Hơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ Myanmar

Nga công bố kế hoạch tăng cường hải quân

Thảm kịch động đất Myanmar: Tiếng kêu khóc tuyệt vọng từ đống đổ nát

Người Myanmar đào bới bằng tay, chạy đua tìm sự sống sau thảm họa động đất

Chuyên gia dự đoán kế hoạch của Nga sau ngừng bắn một phần với Ukraine

Giám đốc CIA mời tỷ phú Musk đến trụ sở

Hàng chục nghìn người biểu tình ở Seoul liên quan đến việc luận tội tổng thống

Nghi phạm đâm dao tại Hà Lan là một công dân Ukraine

Lý do Nhật Bản không phô trương dù liên tục chinh phục đỉnh cao khoa học

Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố chính thức đóng cửa USAID
Có thể bạn quan tâm

Nam Định truy tố 37 bị can tham nhũng, kỷ luật 51 đảng viên
Pháp luật
22 phút trước
Trẻ mắc sởi trong 3 ngày vẫn tiêm được vắc-xin sởi
Sức khỏe
23 phút trước
Nhiều sự thật gây chấn động về cái chết của Maradona được công bố
Sao thể thao
23 phút trước
Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất
Tin nổi bật
27 phút trước
Siêu phẩm cổ trang chiếu 30 lần vẫn chiếm top 1 rating cả nước, nam chính xấu trai nhưng không ai dám chê
Phim châu á
28 phút trước
Khâu Vai Điểm đến du lịch đầy tiềm năng tại cao nguyên đá
Du lịch
30 phút trước
1 Anh Tài bỗng dưng bị hủy loạt show, công ty đối tác "trả treo" từng bình luận khiến fan tẩy chay diện rộng
Nhạc việt
31 phút trước
1 sao nam chê bóng đá Trung Quốc cực gắt lại được 280 nghìn người tán thành
Sao châu á
36 phút trước
Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?
Lạ vui
1 giờ trước
Xem phim "Sex Education", tôi bẽ bàng nhận ra mình là một bà mẹ tệ hại trong mắt con: Nếu không thay đổi điều này, tôi sẽ bị ghét bỏ
Góc tâm tình
1 giờ trước