Có tái diễn tình trạng lương, thưởng “kẹt” trong máy ATM?
Cùng với niềm vui lĩnh lương thưởng dịp cuối năm là nỗi lo không biết có rút nổi tiền ra khỏi máy ATM để kịp tiêu Tết.
Có thể vẫn quá tải
Chiều 13/1, theo phản ánh của anh Thanh Tường (Hà Đông, Hà Nội) anh đến rút tiền tại 3 máy ATM của ngân hàng Techcombank trên đường Bà Triệu (Hà Đông) đều thấy báo lỗi, ngừng hoạt động.
Tình trạng các cây ATM “chết” đồng loạt trong dịp Tết luôn là nỗi ám ảnh của người dân. Thời điểm này, mặc dù đã có phản ánh nơi này, nơi kia xuất hiện cây ATM “chết”, ngừng giao dịch có khi kéo dài tới hai ngày với lý do “sửa chữa, bảo dưỡng”. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Dân Việt, tình trạng này hiện chưa xảy ra ồ ạt hay đồng loạt. Nhưng liệu có tái diễn tình trạng này như mọi năm hay không thì câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.
Các cây ATM thường xuyên quá tải dịp lễ tết. Ảnh: Trung Thành
Trả lời câu hỏi này, đại diện phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) – bà Hoàng Tuyết Minh, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết: Do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân phổ biến nên các giao dịch qua ATM vẫn chủ yếu là rút tiền mặt (chiếm 80% tổng số giao dịch). Trong dịp lễ tết, nhu cầu rút tiền qua ATM gia tăng có thể dẫn tới tình trạng quá tải.
Cũng trả lời về lo ngại về việc các máy ATM tại các khu công nghiệp, khu chế xuất có đông công nhân sẽ quá tải, ông Đào Minh Tú – Phó thống đốc NHNN khẳng định NHNN đã xem xét cho phép một số ngân hàng tổ chức triển khai dịch vụ ATM lưu động nhằm hỗ trợ giảm tải cho các ATM cố định, nhất là trong thời gian cao điểm.
Tuy nhiên, theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, việc người dân thường ồ ạt rút tiền tại các cây ATM dịp gần những ngày lễ Tết gây tình trạng quá tải, thậm chí gây bị động cho các ngân hàng là do thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp. Tiền chỉ đủ tiêu là chính nên có bao nhiêu tiền là rút hết để tiêu. Cộng thêm với đó là đặc điểm nền kinh tế vẫn nặng về tiền mặt. Mặc dù tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đã tăng cao trong mấy năm gần đây nhưng việc sử dụng hiệu quả theo đúng chức năng thì còn hạn chế.
Để giải quyết vấn đề tận gốc, loại bỏ tình trạng mỗi dịp lễ Tết lương, thưởng kẹt trong cây ATM, theo ông Hiếu, ngoài việc các ngân hàng phải hoàn thiện tốt hơn khả năng phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp thì từ phía người dân cũng cần có sự thay đổi thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Không nên rút tiền một lần mà nên có kế hoạch phân bổ, dàn trải và làm quen với phương thức “chi tiêu không dùng tiền mặt” thông qua các hình thức chuyển khoản, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng.
“Đặc biệt, với các người dân ở khu vực nông thôn, tỷ lệ các cây ATM không nhiều thì cần tìm hiểu nắm rõ vị trí khu vực có cây ATM để chủ động”, ông Hiếu nói.
Video đang HOT
Doanh nghiệp và người dân cùng sốt ruột
Là giám đốc một Công ty TNHH chuyên kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông có trụ sở tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), anh Thanh Hải chia sẻ: “300 nhân viên công ty thì toàn người lao động trẻ, ngoại tỉnh nên tôi rất hiểu khó khăn của họ khi phải rút tiền những ngày cận Tết quá. Nhưng một vài năm gần đây do tình trạng kinh doanh khó khăn, trước Tết cả tháng là đã bắt đầu lo xoay tiền để trả lương thưởng cho nhân viên mà vẫn bị chậm”.
Dù biết trả lương thưởng sớm cho nhân viên sẽ giúp họ đỡ bị động, lúng túng trong chi tiêu và rút tiền khỏi tài khoản nhưng trong điều kiện khó khăn thì các công ty, doanh nghiệp cũng đành chịu. “Năm trước tôi cũng tạo điều kiện cho nhân viên có thời gian đến quầy tại ngân hàng rút tiền trực tiếp chứ không đợi rút tiền tại cây ATM”, anh Hải cho biết.
Trong khi đó, chị Anh Thư – nhân viên Công ty kinh doanh dược phẩm tại Hà Nội ngậm ngùi: “Là người làm công ăn lương cứ mỗi dịp lễ tết là rất mong nhận được lương thưởng. Nhiều khi không cần sớm quá, chỉ cần trước đó 10 ngày, nửa tháng là tốt lắm rồi. Thế nhưng đôi khi chúng tôi cũng thông cảm vì nhiều khi gần sát Tết mà tiền trong tài khoản công ty vẫn chưa có thì lấy đâu mà trả cho nhân viên sớm được, nên đành chờ”.
Anh Huy Hùng – Giám đốc Công ty kinh doanh vận tải tại Hà Nội tiết lộ kế hoạch năm nay Công ty phấn đấu trả lương thưởng cho nhân viên trước ngày ông Công ông Táo vì rất hiểu người lao động nào cũng mong biết sớm khoản thưởng để có kế hoạch chi tiêu.
Đại diện lãnh đạo NHNN cũng đưa ra khuyến cáo khách hàng nếu phát hiện vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng có thể phản ánh về số điện thoại đường dây nóng đăng tải trên website của NHNN: www.sbv.gov.vn. Văn phòng NHNN, điện thoại cố định: (043) 8266344. Di động: 0974899702. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, điện thoại cố định: (043) 9361017; di động: 0942966854. Ngoài ra, tại các máy ATM của các ngân hàng đều có đường dây nóng dán trên máy ATM hoặc trên website của các ngân hàng.
Theo_Kiến Thức
Hạn chế xe cá nhân: Đâu là lí do ùn tắc giao thông ở Hà Nội?
Theo Đai ta Trân Sơn, tinh trang un tăc giao thông ơ Ha Nôi la do sô phương tiên đươc đăng ky rât lơn, trong khi ha tâng giao thông chưa đap ưng đươc nhu câu vân tai, đi lai.
Từ năm 2003 đến, trước tình trạng giao thông của TP Hà Nội phức tạp, ùn tắc mạnh các phương tiện giao thông cá nhân tăng mạnh, gây áp lực lớn đến giao thông đô thị.
Chính phủ đã có nhiều văn bản, giải pháp để nhằm giảm tải ùn tắc giao thông cho TP. Hà Nội, TP. HCM. Bộ GTVT xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân cho Hà Nội, đổi giờ làm việc và học tập, xây dựng nhiều cầu vượt, hầm đi bộ... Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay vẫn thường xuyên xảy ra rất nghiêm trọng và gây ra nhiều bất cập bức xúc trong xã hội.
Hình ảnh ùn tắc giao thông ở Hà Nội.
Vậy đâu là nguyên khiến cho tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên. Để rộng đường dư luận, PV báo Người Đưa Tin đa co cuôc trao đôi vơi Đại tá Trần Sơn - nguyên Phó Trưởng phòng Hướng dẫn luật và Điều tra xử lý TNGT, Cục CSGT đường bộ - đường sắt.
PV: Hiện nay, tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở Hà Nội và TP. HCM diễn ra thường xuyên, theo ông đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Đại tá Trần Sơn: Tôi cho rằng, tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thứ nhât là do hạ tầng giao thông hiện tại không đáp ứng được yêu cầu của vận tải và nhu cầu đi lại của người dân. Ở các thành phố lớn quỹ giao thông tĩnh (bến bãi đỗ xe...) mới chỉ đạt được từ 7-8%. Trong đó, nghị quyết của Chính phủ đưa ra quỹ giao thông phải đạt từ 10-20%.
Thứ 2 la tại Hà Nội các loại phương tiện giao thông được đăng ký rất lớn, cùng với đó là các phương tiện từ nhiều địa phương khác được người dân đưa về Hà Nội và qua Hà Nội, đường phố chật hẹp, các điểm giao cắt giữa các tuyến đường với nhau là cùng một mức, chưa có nhiều nút giao cắt khác mức. Trong khi, cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải, việc tổ chức giao thông chưa hợp lý khoa học. Thành phố có đường vành đai thì chưa có kết nối mạng nhện với nhau.
Công trường thi công đường ở Hà Nội.
PV: Theo ông ngoài hai nguyên nhân trên còn có nguyên nhân nào khác?
Đại tá Trần Sơn: Việc thi công các công trình đô thị cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông, hạ tầng giao thông tuy đã đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với việc phát triển của các phương tiện giao thông, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Một nguyên nhân hết sức quan trọng nữa đó chính là ý thức của người tham gia giao thông còn kém (vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đi lên vỉa hè...) còn khá phổ biến, người tham gia giao thông đi theo kiểu "chiều dòng nước chảy" (cứ chạy được chỗ nào là lách vào chỗ đó), mà không tham gia theo kiểu "chiều đàn kiến" nối theo nhau để đi.
Như vậy, rõ ràng hạ tầng giao thông ở Hà Nội và TP HCM chưa có thực sự được triển khai đồng bộ một quy hoạch tổng thể về phát triển giao thông. Xây dựng giao thông tĩnh, xây dựng tuyến đường vành đai, mở rộng các nút giao thông, xây dựng câu vượt kết cấu nhẹ, đường hầm, hệ thống đường sắt trên cao...
PV: Việc ùn tắc giao thông nghiêm trọng ảnh hưởng như thế nào tới người tham gia giao thông?
Đại tá Trần Sơn: Tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM và một số thành phố khác cùng với một số tuyến đường trọng điểm hướng về các thành phố lớn bị ùn tắc rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thiệt hại về kinh tế và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng về tiếng ồn, ảnh hưởng trực tiếp đến người tham gia giao thông.
Hạ tầng giao thông tại ngã tư Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
PV: Trong nhiều năm qua, Chính phủ có nhiều giải pháp để khắc phục ùn tắc giao thông đô thị như hạn chế phương tiện cá nhân, nhưng người dân lại cho rằng đó là cấm phương tiện cá nhân nên đã không hưởng ứng. Vậy muốn thực hiện những giải pháp đó chúng ta cần phải làm gì?
Đại tá Trần Sơn: Theo tôi, Chính phủ đã có Nghị quyết 16 về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TP. HCM trong đó có nhiều giải pháp như, &'hạn chế phương tiện tham gia giao thông cá nhân, đưa các trường học Đại học, trung học, bênh viện, nhà máy... ra ngoại ô thành phố' tất cả những giải pháp đó chưa thực hiện được nhiều.
Trong Nghị quyết 13 của Chính phủ năm 2001 cho đến Nghị quyết 32 và 88 của Chính phủ gần đây đều nhắc đến việc từng bước có lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân. Đây chính là cơ sở để Hà Nội và TP. HCM lên lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân, chứ không phải là cấm.
Tuy nhiên, việc hạn chế phương tiên cá nhân là theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, và là một giải pháp cần thiết. Từ đó, có một câu hỏi đặt ra, &'khi hạn chế phương tiện cá nhân như vậy thì những người lao động những người dân sẽ đi làm bằng gì?'. Đồng nghĩa với những giải pháp đó là phải phát triển phương tiện giao thông công cộng, thuận lợi, thuận tiện, an toàn, văn minh phải đáp ứng được nhu cầu người.
Muốn hạn chế phương tiện tham gia giao thông cá nhân, trước hết các cơ quan quản lý phải phát triển hạ tầng, phương tiện giao thông công cộng để đáp ứng được nhu cầu của người dân. Cùng với đó là phải tuyên truyền vận động người dân đi phương tiện công cộng, gia vé hợp lý với người dân...
Xin cảm ơn ông!
Thế Anh
Theo_Người Đưa Tin
Cửa biển Cà Mau bị bồi lắng: Người dân khốn đốn Tình trạng bồi lắng cửa biển ngày càng nghiêm trọng, hoạt động kinh doanh của người dân trở nên bấp bênh. Hiện nay, tình trạng bồi lắng tại các tuyến kênh nội địa thông ra biển rất nghiêm trọng, đặc biệt tại hai cửa biển lớn của tỉnh Cà Mau là Sông Đốc và Khánh Hội đã gây khó khăn cho tàu thuyền...