Có T-90 siêu mạnh, Nga vẫn cần tới T-72
Tại Triển lãm Quốc phòng tại Kazakhstan (KADEX 2016) sắp tới, công ty Uralvagonzavod sẽ giới thiệu phiên bản nâng cấp của tăng T72.
Triễn làm KADEX lần thứ 5 dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến 5/6. Theo thông tin ban đầu, Uralvagonzavod (UVZ) trang bị cho phiến bản T-72 mới hệ thống điều khiển hỏa lực mới, một màn hình ảnh nhiệt tiên tiến.
Ngoài ra, điểm đặc biệt của chiếc T-72 phiên bản mới là nó được trang bị các thiết đặc biệt để có thể giành lợi thế trong tác chiến tại môi trường đô thị.
“UVZ sẽ giới thiệu tại Kazakhstan một bản nâng cấp của xe tăng T-72 với hệ thống điều khiển hỏa lực mới và hệ thống ảnh nhiệt tiên tiến. Phương tiện này được thiết kế cho các hoạt động quân sự tại khu vực đô thị”, vị đại diện của USVZ cho biết.
Xe tăng T-72B3.
Theo National Interest, việc Nga tiếp tục nâng cấp và tin dùng tăng T-72 đã có thời gian hoạt động hàng chục năm cho thấy dòng tăng này hiện vẫn đang là xương sống của lực lượng tăng thiết giáp Nga bất chấp Moskva đang có “siêu tăng” T-90.
Tạp chí Mỹ cho biết thêm, thực chất bản nâng cấp của T-72 Nga đang úp mở là phiên bản T-72B3 gần như giữ nguyên. Theo National Interest, T-72B3 là một trong những giải pháp tăng cường sức mạnh thiết giáp cho Lục quân Nga trong bối cảnh không có nhiều kinh phí để mua sắm xe tăng mới.
Việc hiện đại hóa những chiếc T-72 hệ cũ lên chuẩn T-72B3 chỉ mất 1,7 triệu USD – rẻ hơn nhiều so với việc mua xe tăng T-90A mới (giá năm 2011 khoảng 2,77-4,5 triệu USD tùy biến thể). Dự án T-72B3 được khởi động nhằm nâng cấp xe tăng T-72B do đó T-72B3 có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn.
Video đang HOT
Trong quá trình đại tu và nâng cấp T-72B được trang bị thêm một loạt các thiết bị mới. Đầu tiên kể đến là kính ngắm đa kênh mới Sosna-U. Thiết bị này cho phép xạ thủ để xác định mục tiêu bằng kênh quang học và ảnh nhiệt. Ngoài ra, Sosna-U còn được trang máy đó khoảng cách bằng laser và hệ thống điều khiển tên lửa chống tăng.
Đối với kính ngắm 1A40-1 được sử dụng cho T-72B thì trên tăng nâng cấp mới nó thực hiện thêm chức năng của thiết bị dẫn đường vũ khí. Vi trí làm việc của người chỉ huy tăng được trang bị thiết bị TKN-3MK với hệ thống kép . Nhờ sử dụng thiết bị này người chỉ huy có thể trực tiếp điều khiển vũ khí và khai hỏa.
Chất lượng vận hành của T-72B3 tương tự như của T-72B. Vấn đề là ở chỗ để tiết kiệm chi phí nâng cấp Nga quyết định giữ lại động cơ mà không cần bất kỳ sửa đổi nào.
Trong quá trình sửa chữa và nâng cấp T-72B3 giữ lại động cơ diesel V-84-1 công suất 840 mã lực, thay đổi phần vận hành và dây xích xe. Do đó cho phép tăng tính năng vận hành tăng.
Bản chất của việc hiện đại hóa T-72B sang B3 do chi phí sửa chữa kỹ thuật lớn trên lớp bảo vệ. Trên vỏ tăng mặt trước có lớp bảo vệ động type Contact-5.
Theo một số tài liệu T-72B3 có thể trang bị lớp bảo vệ mới Relic, nhưng sau đó đã quyết định sử dụng lại hệ thống trước đó. Tuy nhiên, mức độ bảo vệ chung của T-72B3 cao hơn so với các thông số của thiết bị cơ bản. Vì vậy, phiên bản mới có thể tác chiến tốt hơn trong môi trường đô thị.
Tổ hợp vũ khí của T-72B3 có những thay đổi nhỏ. Súng phóng 2A46-5 có khả năng tự động nạp đạn, sửa đổi để sử dụng được đạn dược mới. Ngoài ra được trang bị thêm hệ thống súng máy phòng không .
Tăng nâng cấp được trang bị tháp pháo mở với súng máy NSV. Hệ thống súng máy có thể điều khiển từ xa , nhờ đó ê-kíp lái không phải rời khoang chiến đấu giúp tránh thương vong.
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
Cảnh sát biển Việt Nam làm chủ trang bị hiện đại
Những năm qua, lực lượng Cảnh sát biển (CSB) đã được Đảng, Nhà nước và quân đội đầu tư một lượng lớn vũ khí, trang bị kỹ thuật (VKTBKT). Để làm chủ các loại VKTBKT mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, một trong những giải pháp được Đảng ủy, Bộ tư lệnh CSB xác định là đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ.
"Nếu không có hệ thống tài liệu, giáo trình huấn luyện do Bộ tư lệnh CSB biên soạn, hướng dẫn việc nghiên cứu khai thác triệt để các tính năng kỹ thuật, chiến thuật cho từng loại VKTBKT được trang bị trên tàu thì chắc chắn cán bộ, chiến sĩ chúng tôi chưa thể khai thác, sử dụng toàn bộ con tàu hiện đại này trong thời gian ngắn như thế..."-đó là khẳng định của Đại úy Vũ Đức Tuyên, Thuyền trưởng Tàu CSB 8002, Bộ tư lệnh Vùng CSB 2.
Cán bộ, chiến sĩ Tàu CSB 8003 trong quá trình làm nhiệm vụ trên biển
Qua tìm hiểu tại Bộ tư lệnh Vùng CSB 2, chúng tôi được biết, Tàu CSB 8002 là tàu đa năng, có thiết kế tiên tiến, hiện đại, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế và là một trong những con tàu hiện đại nhất của lực lượng CSB Việt Nam hiện nay. Tàu có chức năng, nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa; cứu kéo tàu bị nạn; tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển Việt Nam và quốc tế khi có yêu cầu.
Mặc dù mới chỉ được đưa vào biên chế gần một năm nhưng cán bộ, chiến sĩ toàn tàu đã hoàn toàn làm chủ các quy trình công nghệ kỹ thuật, sử dụng thành thạo trang bị kỹ thuật hiện đại ở tất cả các ngành trên tàu.
Tàu CSB 8002 đã thực hiện thành công hàng chục chuyến công tác dài ngày trên các vùng biển xa, với hàng chục nghìn hải lý an toàn. Trong đó, đặc biệt là chuyến đưa hơn 600 người dân về đảo Lý Sơn bị mắc kẹt do thời tiết xấu vào chiều 7-2-2016 (tức 29 Tết Bính Thân).
Cung cấp một số thông tin về quá trình làm chủ hệ thống VKTBKT của lực lượng CSB, Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Chủ nhiệm Kỹ thuật Bộ tư lệnh CSB cho biết, lực lượng CSB Việt Nam hiện đang quản lý số lượng lớn VKTBKT với nhiều chủng loại, trong đó có các lớp tàu mới được đưa vào biên chế với những tính năng hiện đại, khí tài đồng bộ như: TT-1500, TT-400, TT-200, TT-120, DN-2000, DN-4000, TS-500CV và các tàu có lượng giãn nước 1.400 tấn trở lên.
Đặc biệt, trên các tàu CSB hiện nay đều đã được trang bị các loại máy thông tin sóng ngắn XD-D12V, Barret 2050, máy thông tin sóng cực ngắn M-XIR M8268, M1V M8, cùng hệ thống ra-đa, khí tài hàng hải đồng bộ, thế hệ mới như ra-đa Decca, máy đo sâu ES-5000, máy đo tốc độ EM-2000, phao vô tuyến... đủ sức đáp ứng cho các hoạt động trên biển của lực lượng CSB.
Cùng với đó, Bộ tư lệnh CSB còn được trang bị các máy bay tuần thám biển CASA C212-400. Đây là loại máy bay trang bị hai động cơ tuốc-bin cánh quạt TPE-331-12JR cho phép bay đạt tốc độ tối đa 360km/giờ, trần bay 3.300m, với hoạt động hiệu quả cả ngày, đêm và hệ thống định vị toàn cầu tích hợp trong hệ thống quản lý bay...
Mặc dù đây là những loại trang bị kỹ thuật, khí tài hoàn toàn mới, hiện đại mà hệ thống giáo trình giảng dạy ở các nhà trường trong nước chưa có, nhưng với tinh thần chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ vào thực tiễn công tác, cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng CSB đã từng bước làm chủ hoàn toàn hệ thống tàu, thuyền, vũ khí, khí tài hiện đại; bảo đảm tốt về số lượng, chất lượng, chủng loại VKTBKT cho các nhiệm vụ.
Cùng với đó, ngành kỹ thuật CSB cũng đã nghiên cứu biên soạn hàng chục bộ tài liệu huấn luyện chuyên ngành; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ngành và quản lý VKTBKT, tự tổ chức sửa chữa thành công nhiều hạng mục kỹ thuật trên tàu như các hệ thống điều khiển MTU, máy tàu, máy nén khí EKPA-2, la bàn điện, ra-đa và hệ thống điều khiển máy chính của tàu, xuồng...
Từ năm 2011 đến nay, ngành kỹ thuật CSB đã triển khai 2 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và Bộ Quốc phòng; 18 đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp Bộ tư lệnh CSB. Kết quả và sản phẩm của các đề tài nghiên cứu, sáng kiến đã được triển khai ứng dụng hiệu quả vào công tác kỹ thuật của các cơ quan, đơn vị CSB.
Cũng theo Đại tá Nguyễn Văn Hưng, hiện tại ngành kỹ thuật CSB đang triển khai các dự án cải tiến VKTBKT, tích hợp các hệ thống trang thiết bị, khí tài thế hệ mới; nghiên cứu các trang thiết bị trong nước có tính năng tương đương thay thế các trang thiết bị phải nhập ngoại.
Một số dự án đạt kết quả tốt như: Nghiên cứu cải tiến kính nhìn đêm IR-150 trên tàu TT-120 và TT-200 từ công nghệ hồng ngoại sang công nghệ khuếch đại ánh sáng yếu; cải tiến máy lọc nước biển RORO lắp trên tàu TT-200; cải hoán hệ thống điều khiển, giám sát Orion và Cephna trên tàu của CSB; nâng cấp pháo 25mm sử dụng kính nhìn đêm POP-200...
Để đáp ứng yêu cầu bảo đảm kỹ thuật, làm chủ VKTBKT mới, Bộ tư lệnh CSB chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống cơ sở bảo đảm kỹ thuật; tăng cường tiềm lực khoa học-công nghệ; nghiên cứu sản xuất vật tư kỹ thuật nhằm khắc phục khó khăn, khan hiếm vật tư do phải nhập ngoại.
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu trong và ngoài quân đội với ngành kỹ thuật CSB để đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật; nghiên cứu giải quyết những vấn đề kỹ thuật mới, phức tạp; tiến tới làm chủ, khai thác hiệu quả VKTBKT cho các nhiệm vụ.
Theo_An ninh thủ đô
Việt Nam trang bị giáp phản ứng nổ cho tăng? Để gia tăng sức mạnh cho dòng tăng thế hệ cũ T54/55 của Việt Nam, Nga đã đưa ra một số tùy chọn, trong đó có hệ thống KontaktV và KontaktI. Thêm lựa chọn Dù vẫn đầy uy lực nhưng những chiếc tăng T-54/55 trong quân đội Việt Nam đã có phần lạc hậu và khó có thể thích ứng với chiến tranh...