Cơ sở y tế nhỏ cũng phải có bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn
Nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn phải lập được hội đồng, khoa và mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn.
Sở Y tế yêu cầu cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo tất cả dụng cụ, phương tiện phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn trước khi điều trị cho người bệnh – Ảnh: THU HIẾN
Ngày 15-7, Sở Y tế TP.HCM có văn bản gửi các đơn vị y tế trên địa bàn về việc tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Sở Y tế cho biết hiện nay một số bệnh viện, trung tâm y tế có giường bệnh nội trú chưa thành lập, kiện toàn đầy đủ hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn. Một số trung tâm y tế, phòng khám chưa phân công người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn và những thành viên trong hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn chưa được tập huấn, đào tạo.
Điều này dẫn đến một số hạn chế trong công tác quản lý, triển khai các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị.
Nhằm tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn TP, Sở Y tế đề nghị bệnh viện, trung tâm y tế có trên 150 giường bệnh lập hội đồng, khoa và mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn. Hội đồng này phải đúng thành phần, có quy chế hoạt động và phân công rõ trách nhiệm từng thành viên.
Video đang HOT
Bệnh viện, trung tâm y tế dưới 150 giường bệnh tối thiểu phải có bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc phòng kế hoạch tổng hợp, mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn và phân công 1 người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn làm việc toàn thời gian.
Sở Y tế yêu cầu cơ sở khám, chữa bệnh phải đảm bảo tất cả dụng cụ, phương tiện được khử khuẩn, tiệt khuẩn trước khi sử dụng cho người bệnh đúng quy định.
Phân công bộ phận giám sát thường xuyên đánh giá việc tuân thủ của nhân viên y tế trong việc thực hiện các quy trình chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn, việc tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn khi triển khai thực hiện các kỹ thuật can thiệp trên người bệnh…
Sở Y tế sẽ kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong trường hợp cơ sở không đảm bảo các điều kiện kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của Bộ Y tế gây nguy cơ nhiễm khuẩn cho người bệnh, Sở Y tế sẽ đề nghị cơ sở tạm ngưng thực hiện các kỹ thuật xâm lấn hoặc can thiệp đã được phê duyệt, đồng thời xử lý vi phạm theo quy định.
Nhiễm khuẩn bệnh viện tăng tỉ lệ tử vong
Nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu tại mọi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và chi phí thuốc điều trị.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trên thế giới chiếm từ 5 – 10% số người nhập viện; tại các khoa hồi sức cấp cứu, con số này cao hơn nhiều, từ 35,2 – 44%. Tại Việt Nam, mặc dù chưa có đánh giá đầy đủ và có hệ thống nhưng từ năm 1997, Bộ Y tế đã nhận thức đúng tầm quan trọng và ban hành quy chế kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện…
Sở Y tế TP.HCM: Sẵn sàng kích hoạt lại bệnh viện dã chiến nếu F0 tăng cao
Sở Y tế TP.HCM đã chuẩn bị các phương án để đề phòng nguy cơ số lượng ca mắc COVID-19 tăng cao trở lại trên địa bàn thành phố. Số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam nói chung và TP.HCM đang có xu hướng tăng cao trở lại do sự xuất hiện của hai biến thể mới Omicron BA.4 và BA.5. Trên địa bàn TP.HCM đã phát hiện những trường hợp mắc biến thể BA.4 và BA.5 đầu tiên vào ngày 4/7 vừa qua.
Cụ thể, có 2 mẫu dương tính với biến thể phụ BA.4 (tại Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức) và 1 mẫu dương tính với biến thể BA.5 (xã Tân Phú Trung, Củ Chi). Tất cả các mẫu dương đều từ nguồn giám sát ngẫu nhiên qua hệ thống giám sát định kỳ liên tục của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM.
Số ca mắc COVID-19 mới tại TP.HCM có xu hướng tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, có ngày trên 50 ca mắc mới (trước đây số ca mắc giảm dưới 30 ca mắc mới/ ngày), dù số ca nặng chưa tăng rõ.
Chia sẻ trong buổi họp báo Cung cấp thông tin về dịch COVID-19 và các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM khẳng ngành y tế đã có những phương án để đối phó trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.
Bà Lê Thiện Quỳnh Như, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM.
Cụ thể, Sở Y tế TP.HCM sẵn sàng mở lại các bệnh viện dã chiến trong trường hợp F0 tăng cao trở lại. Ngoài ra, ngành y tế sẵn sàng các kịch bản để thu dung điều trị các trường hợp F0 trong thời gian tới.
Việc quản lý F0 tại nhà do trạm y tế phường, xã, thị trấn đảm trách với sự trợ giúp của các công cụ chuyển đổi số. Tiếp tục tập trung chủ yếu vào việc quản lý và chăm sóc những người thuộc nhóm nguy cơ.
Tất cả các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM hiện nay thực hiện đồng thời hai chức năng, vừa khám, chữa bệnh thông thường, vừa điều trị người mắc COVID-19 có các bệnh lý cấp/mạn tính hoặc bệnh lý nền kèm theo các khoa/đơn vị điều trị COVID-19.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (cùng với các Bệnh viện Trung ương trên địa bàn TP.HCM như Chợ Rẫy, Thống Nhất, Quân y 175) là các bệnh viện tuyến cuối về điều trị COVID-19.
Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 với 1.000 giường hiện tạm ngưng nhận bệnh, phân công cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phụ trách, sẵn sàng kích hoạt lại khi cần thiết. Mọi bệnh viện đều có đơn vị hoặc khoa điều trị COVID-19, số giường bằng 10% tổng số giường của bệnh viện. Hiện các bệnh viện đều không ở tình trạng quá tải.
" Quan trọng hơn hết là các biện pháp phòng COVID-19 như đeo khẩu trang, khử khuẩn khi đến nơi công cộng, tăng cường tiêm vaccine", bà Lê Thiện Quỳnh Như khẳng định.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể Omicron BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể Omicron BA.1, BA.2 từ 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát khỏi sự bảo vệ của hệ thống miễn dịch khi nồng độ kháng thể trung hòa trong máu hạ thấp theo thời gian, kể cả ở những người từng mắc các biến thể BA.1, BA.2 cũng như mắc các biến chủng Delta trước đó.
Tuy nhiên, đa số các dữ liệu lâm sàng cho thấy việc đã tiêm vaccine có thể ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng cũng như ngăn việc cần nhập viện điều trị.
Bộ Y tế đề xuất phòng dịch COVID-19 bằng V2K Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, Bộ đã đề xuất V2K (vaccine - khẩu trang - khử khuẩn) và đã lấy ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 để trình Chính phủ. Thống kê mới nhất đến 16h ngày 5/6, Việt Nam ghi nhận 685 ca mắc COVID-19 mới tại 36 tỉnh, thành phố...