Cơ sở xử lý rác sinh hoạt phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường nào?
Tôi vừa thành lập doanh nghiệp, chúng tôi đang muốn đấu thầu để xử lý rác thải sinh hoạt của huyện. Trước đây, trên địa bàn huyện chỉ có 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng theo đánh giá của người dân thì họ hoạt động không hiệu quả.
Nếu bây giờ doanh nghiệp của tôi tham gia đấu thầu để xử lý rác tại địa phương thì khả năng trúng thầu rất cao. Xin hỏi, để được tham gia đấu thầu, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt của tôi phải đáp ứng những yêu cầu bảo vệ môi trường như thế nào (các yêu cầu về thành lập doanh nghiệp chúng tôi đã đáp ứng đủ).
Trả lời
Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường xin tư vấn như sau:
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu có quy định cụ thể về yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Điều 21. Theo đó, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải.
- Có hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), khu vực lưu giữ tạm thời phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
- Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
- Có chương trình quản lý và giám sát môi trường.
Video đang HOT
- Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trước khi chính thức hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Trước khi thực hiện vận hành thử nghiệm, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt về kế hoạch vận hành thử nghiệm. Thời gian vận hành thử nghiệm xử lý chất thải rắn sinh hoạt không quá 06 (sáu) tháng.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
Các yêu cầu trên không áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên công nghệ sản xuất sẵn có mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu cải tạo, nâng cấp với công nghệ tiên tiến hơn để giảm hoặc không làm gia tăng tác động xấu đến môi trường, nâng cao hiệu quả xử lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Điều 21 cũng quy định rõ, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoặc điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với: Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn liên tỉnh; Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt kết hợp với xử lý chất thải nguy hại (thay thế bằng Giấy phép xử lý chất thải nguy hại).
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận hoặc điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cơ sở chỉ tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn nội tỉnh.
Thời điểm nộp hồ sơ đăng ký xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau: Trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm; Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt có nhiều giai đoạn thì được nộp hồ sơ đăng ký xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho từng giai đoạn của dự án.
Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt có thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ thì phải nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh, xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh xác nhận theo quy định.
Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt kết hợp với chất thải rắn công nghiệp thông thường thì việc xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được tích hợp với nhau.
Lưu ý, việc xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định này không áp dụng đối với các trường hợp sau: Các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã đi vào hoạt động và đã được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; Tự sơ chế, tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở; Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong môi trường thí nghiệm.
Theo Báo TN&MT
Quảng Ninh lên tiếng trước nguy cơ quá tải tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện
Trước nguy cơ đối mặt với tình trạng quá tải tro xỉ từ các nhà máy Nhiệt điện đang hoạt động trên địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã lên tiếng.
Những bãi tro xỉ mênh mông như thế này nhưng cứ đầy lên trông thấy mỗi ngày
Cụ thể tại cuộc làm việc với phóng viên Dân Trí mới đây, ông Phạm Văn Cường, Phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 6 nhà máy Nhiệt điện đang hoạt động, với hơn 6 triệu tấn tro xỉ được thải ra từ các nhà máy này mỗi năm theo công suất thiết kế. Điều này cho thấy mặc dù tro xỉ theo phân tích là chất thải rắn công nghiệp, không phải chất thải nguy hại nhưng vẫn là một áp lực rất lớn đối với tỉnh về môi trường bởi nếu kiểm soát, quản lý không chặt chẽ sẽ dẫn tới việc phát tán bụi.
Cũng theo ông Cường, trong số các nhà máy Nhiệt điện đang hoạt động này, hiện mới có bãi tro xỉ của nhà máy Nhiệt điện (công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm phả - TKV) đã hết tải nhưng sắp tới, vào khoảng giữa năm 2018, nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 cũng sẽ rơi vào tình trạng trên và tiếp đó sẽ là những nhà máy khác.
Trước thực trạng trên, ông Cường cho rằng, để giải quyết tình thế, cấp bách trong khi chưa có hướng dẫn cụ thể của Bộ Xây dựng về việc sử dụng tro xỉ, loại đáy lò (riêng loại xỉ tro bay do có thể sử dụng làm phụ gia cho sản xuất xi măng nên được tiêu thụ nhanh) làm nguyên vật liệu, đóng gạch không nung, san lấp mặt bằng... thì trước mắt đối với các bãi tro xỉ đã đến ngưỡng hết tải các nhà máy cần chủ động điều chỉnh các thiết kế cao tầng của bãi, be bờ cao hơn, qui hoạch thêm các bãi chứa mới...Tuy nhiên, công tác quản lý, giám sát phải chặt chẽ tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường.
Bãi tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 cũng sẽ hết tải vào giữa năm 2018
Về lâu dài, theo ông Cường, đầu năm 2018, Bộ Xây dựng sẽ ban hành hàng loạt các qui chuẩn, tiêu chuẩn về tro xỉ thải và có hướng dẫn cụ thể, khi có sẽ tổ chức tái sử dụng loại tro xỉ này.
Tuy nhiên cũng theo ông Cường, chính các nhà máy nhiệt điện cần chủ động lên phương án, lộ trình tái sử dụng cụ thể như: liên doanh, liên kết với các đơn vị xây dựng đặt một dây chuyền sản xuất ngay trong nhà máy để tái sử dụng tro xỉ. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện đang có rất nhiều dự án trọng điểm đang thi công, cần san lấp mặt bằng nên tro xỉ cũng sẽ là một trong những lựa chọn.
An Nhiên
Theo Dantri
Quảng Nam xây dựng đô thị thông minh gắn với bảo vệ môi trường Ngày 18/8, tại Quảng Nam diễn ra Hội thảo "Xây dựng đô thị thông minh gắn với bảo vệ môi trường" Hội thảo là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ sự kiện "Những ngày văn hoá Nhật Bản tại Quảng Nam và Giao lưu văn hoá Hội An - Nhật Bản" diễn ra từ ngày 17/8-19/8. Hội thảo "Xây dựng...