Cơ sở kinh doanh của người Việt ở Baltimore bị ảnh hưởng vì bạo loạn
Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, một số cơ sở kinh doanh của người Mỹ gốc Việt ở thành phố Baltimore, tiểu bang Maryland của Mỹ, đã bị ảnh hưởng do tình trạng bạo loạn trong thời gian vừa qua.
Một cửa hiệu ở Baltimore bị tấn công trong cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát. (Nguồn: AP)
Một chủ nhà hàng người Việt ở Baltimore cho biết hơn 200 cơ sở làm ăn của người dân địa phương ở Baltimore đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng bạo loạn.
Trong khi đó, ông Trần Thăng, Giám đốc điều hành Hội người Việt ở tiểu bang Maryland, cho hay người Việt trong khu vực rất quan tâm tới tình hình bạo loạn vì điều này ảnh hưởng tới đời sống và công việc làm ăn của họ.
Ông Thăng cũng cho biết theo thống kê năm 2010, có khoảng 20.000 người Việt Nam sinh sống tại tiểu bang Maryland.
Tuần trước, Baltimore chìm trong hỗn loạn sau tang lễ của Freddie Gray, 25 tuổi, đã thiệt mạng trong lúc bị cảnh sát câu lưu hồi tháng trước.
Bạo động bùng phát tại nhiều nơi trong thành phố khiến cho nhiều cơ sở kinh doanh và xe cộ bị đốt cháy, nhân viên cảnh sát bị thương và hơn 200 người bị bắt./.
Theo (Vietnam )
Video đang HOT
Bức tranh nghèo khó ở thành phố Baltimore
Bức tranh hiện thực về một thành phố Baltimore nghèo khó hiện ra trong bộ ảnh phóng sự của phóng viên AP Patrick Semansky.
Năm 2013, nhiếp ảnh gia AP Patrick Semansky đã thực hiện bộ ảnh phóng sự, lột tả sự nghèo khó tại nơi được cho là nghèo nhất ở thành phố Balitmore, Mỹ.
Theo thống kê, mỗi năm có tới 30.000 người dân ở Baltimore trở thành những người vô gia cư. Trong ảnh, hai người vô gia cư đang ăn kem ốc trên con đường dọc dãy phố bỏ hoang.
Người đàn ông cho phóng viên thấy chiếc ghim nằm dưới hàm dưới của mình. Ông kể rằng, bác sĩ đã đặt ghim đó sau khi ông bị đánh và cướp trong lúc ngủ bên trong một căn nhà bỏ trống.
Nhà chức trách cho hay, cứ trong bốn người dân ở Baltimore thì một người sống dưới mức nghèo khổ.
Nhóm bé trai chơi đùa cạnh một ngôi nhà bị sập. Ngày nay, khoảng 16.000 tòa nhà trong thành phố Baltimore không có người ở.
Một khu vực dân cư vắng bóng người vào lúc hoàng hôn.
Tỷ lệ thất nghiệp nơi đây tăng từ 6,9% (tháng 12/2012) lên 8,2% (tháng 12/2014).
Nghiên cứu của Viện Brookings cho thấy, trong khoảng thời gian 1980-2007, ở Baltimore, số lượng công việc trong các ngành có mức chi trả lương thấp như ngành bán lẻ và thực phẩm tăng hơn 60%. Lượng công việc trong các lĩnh vực trả lương trung bình tăng 36%.
Trong năm 2012, hộ dân ở Baltimore được chính phủ trợ cấp lương thực, thực phẩm.
Gần 85% trẻ em theo học trong các ngôi trường công lập ở Baltimore để nhận các bữa ăn miễn phí hay giảm giá.
Khu nghèo nhất ở thành phố là phía tây Baltimore đã giảm một nửa số lượng các vụ giết người vào hồi năm ngoái (tức 21 vụ) so với 42 vụ án vào năm 2013.
Trong những ngày gần đây, đường phố ở Baltimore đã nổ ra các vụ bạo loạn được châm ngòi bởi sự giận dữ của người dân trước cái chết của nam công dân da màu Freddie Gray. Anh ta đã bị chấn thương cột sống và đã chết trong quá trình bị cảnh sát giam giữ.
Theo_Kiến Thức
Mỹ: Thành phố Baltimore dỡ bỏ lệnh giới nghiêm Thị trưởng thành phố Baltimore (bang Maryland, Mỹ) ngày 3.5 đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm trên toàn thành phố đặt ra từ hôm 28.4 nhằm đối phó tình hình bạo động sau vụ một nam thanh niên da màu thiệt mạng khi bị cảnh sát bắt giữ. Người dân thành phố Baltimore tuần hành vì Freddie Gray trước tòa thị chính hôm...