Cơ sở giáo dục mầm non tư thục tại Hà Nội được hỗ trợ 20-40 triệu đồng
Từ tháng 10/2021, các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục trên địa bàn Hà Nội sẽ được hỗ trợ 20-40 triệu đồng.
Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục.
Theo đó, từ tháng 10/2021, các cơ sở giáo dục mầm non độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp của TP. Hà Nội sẽ được hỗ trợ 20-40 triệu đồng để trang bị cơ sở vật chất nhằm có điều kiện chăm sóc, nuôi dạy trẻ.
Đối tượng được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết là cơ sở giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập theo đúng quy định có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp. Thời gian thực hiện hỗ trợ từ năm học 2021-2022.
Mức hỗ trợ, đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập có quy mô dưới 3 nhóm lớp là 20 triệu đồng; từ 3 nhóm lớp trở lên là 40 triệu đồng.
Cơ sở giáo dục mầm non độc lập có quy mô dưới 3 nhóm lớp là 20 triệu đồng – Ảnh: Đại Minh
Các cơ sở mầm non được hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất một lần bao gồm: Trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo danh mục quy định của Bộ GD-ĐT và hỗ trợ kinh phí sửa chữa lớp học để phục vụ trực tiếp cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em.
Video đang HOT
Để thực hiện hỗ trợ, Hà Nội giao UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức rà soát, kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non đủ điều kiện.
Trên cơ sở quy định của chính sách và dự toán ngân sách bố trí thực hiện chính sách; UBND quận, huyện, thị xã quyết định danh sách các cơ sở giáo dục đủ điều kiện hưởng chính sách và thực hiện hỗ trợ, đảm bảo hoàn thành chậm nhất trước ngày 30/6 hằng năm.
TP. Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng kinh phí hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định.
Trường hợp cơ sở giáo dục đã được hưởng chính sách hỗ trợ, khi chuyển đổi chủ cơ sở sẽ không được xem xét hỗ trợ lần 2.
Theo thống kê, TP. Hà Nội hiện có gần 7.000 trẻ học tại 138 cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục, ở địa bàn có khu công nghiệp. Đây là khu vực khó huy động xã hội hóa các nguồn lực dành cho giáo dục vì hầu hết bố mẹ các trẻ đều là công nhân lao động, thu nhập không cao.
Chính sách hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất của thành phố mang nhiều ý nghĩa, đang được các cơ sở giáo dục mầm non, nhiều phụ huynh đón đợi vì tính thiết thực và sâu xa hơn nữa là chung tay vì sự phát triển của trẻ cũng như nâng cao chất lượng giáo dục mầm non thủ đô.
Hà Nội hỗ trợ giáo viên tư thục nghỉ việc vì dịch 1,5 triệu đồng/người
Dịch COVID-19 khiến nhiều giáo viên rơi vào tình cảnh lao đao, mất việc, trong đó có nhiều giáo viên ở trường tư thục và bậc mầm non.
Giáo viên mầm non bán hàng online, làm giúp việc
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giáo viên mầm non ở nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội đã phải nghỉ việc không lương. Nhiều giáo viên cho biết họ phải chuyển sang làm các công việc như bán hàng online, thực phẩm, giáo viên theo giờ, thậm chí cả nghề giúp việc... để duy trì cuộc sống ở thành phố.
Trước tình hình Hà Nội tiếp tục có những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều giáo viên không đủ tiền thuê nhà trọ, duy trì cuộc sống phải về quê làm các công việc đồng ruộng, làm cỏ thuê...
Giáo viên Trường Mầm non Thanh Xuân Trung làm bài giảng điện tử dạy học sinh cách phòng chống virus. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Cô Nguyễn Thị Ngát (Giáo viên mầm non ở một cơ sở tư thục tại Hà Nội) cho biết: "Lương trung bình của giáo viên mầm non là 5 - 6 triệu đồng/ tháng. Với những người làm lâu năm có thể 7 - 8 triệu đồng. Nhưng mức lương này cũng chỉ đủ chi tiêu hàng tháng và một chút phòng thân ở thành phố. Ngay từ những đợt dịch năm 2020, em cùng một số đồng nghiệp phải làm thêm một số công việc khác để duy trì cuộc sống. Nhưng sang đến năm nay, chúng em chỉ có con đường là trở về quê".
Không chỉ giáo viên nghỉ việc, nhiều chủ trường mầm non tư thục cũng ngán ngẩm, thậm chí phải dừng hoạt động cơ sở giáo dục. Một chủ cơ sở mầm non ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ: "Tiền thuê mặt bằng mỗi tháng cần 20 - 30 triệu đồng, chưa kể cần duy trì trả lương cho một số giáo viên chủ chốt. Tôi biết có những cơ sở phải dừng hoạt động vĩnh viễn vì không đủ tiền trang trải chi phí thuê mặt bằng, khấu hao...".
Năm 2020 và năm 2021, nhiều cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi có những tháng không thu học phí. Một số trường đã phải vay ngân hàng để trả lương cho giáo viên trong thời gian nghỉ dịch. Đơn cử, trong 3 tháng nghỉ dịch COVID-19 năm 2020, hệ thống giáo dục Lô mô nô xốp đã phải vay của cổ đông để trả lương cho giáo viên.
Mặc dù, các cơ sở giáo dục có nhận được những hỗ trợ về mặt vật chất nhưng cũng chỉ duy trì được 1, 2 tháng. Thừa nhận về thực trạng này, mới đây, bậc học giáo dục mầm non khi tổng kết năm học đã nhắc tới "những tổn thương chưa từng có" vì COVID-19.
Theo PGS TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ giáo dục mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo), các cơ sở giáo dục ngoài công lập gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh phí để chi trả cho đội ngũ và các chi phí khác để duy trì hoạt động của trường (cấp học khác vẫn thu được học phí do tổ chức dạy học trực tuyến). Điều này dẫn tới nguy cơ giáo viên mầm non chuyển đổi nghề nghiệp, bỏ việc, nhiều đơn vị phải dừng hoạt động, thậm chí đứng trước khả năng phải giải thể.
Hà Nội ra Nghị quyết hỗ trợ giáo viên
Mới đây, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội vừa có Nghị quyết số 15 quy định một số chính sách đặc thù của thành phố hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Trong đó, giáo viên ở các cơ sở dân lập, tư thục nghỉ việc không lương được nhận hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người.
Theo Nghị quyết này, giáo viên ở cơ sở giáo dục tư thục có những điều kiện sau được hưởng mức trợ cấp 1,5 triệu đồng/người:
Người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục có ký hợp đồng lao động nhưng phải tạm hoãn, nghỉ việc không hưởng lương do cơ sở tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch COVID-19 và không thuộc đối tượng được quy định tại Chương IV Quyết định số 23/QĐ-TTg.
Người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục phải chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ 1/5 - 31/12/2021 do cơ sở giáo dục đừng hoạt dộng để phòng, chống dịch COVID-19 (trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động) và không thuộc đối tượng được quy định tại Chương IV Quyết định số 23/QĐ-TTg.
Mỗi đối tượng chỉ hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia. Các đối tượng đã hưởng chính sách hỗ trợ tại Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND thành phố thì không hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.
Được biết, ngay tại các cơ sở giáo dục cũng có hình thức hỗ trợ với giáo viên như tặng lương thực, thực phẩm... Công đoàn ngành giáo dục hỗ trợ với những giáo viên khó khăn. Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 còn nhiều phức tạp này sẽ là bài toán nan giải với việc làm giáo viên, đặc biệt với những giáo viên mầm non.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...