Cơ sở để Indonesia thành nước quân sự thứ 10 thế giới
Hiện nền quân sự Indonesia đang đứng thứ 19 trên thế giới, theo kế hoạch, họ sẽ vươn lên vị trí thứ 10 vào năm 2019
Ngày 13/11, tân Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu phát biểu tại một cuộc họp với 311 sỹ quan chỉ huy cao cấp ở Jakarta cho biết: “Hiện tại, quân đội Indonesia đang đứng thứ 19 trên thế giới và thứ 9 ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng trong tương lai, mục tiêu của chúng tôi là trở thành cường quốc quân sự thứ 10 trên thế giới”.
Ông nhấn mạnh rằng, chính phủ mới cam kết ủng hộ và hỗ trợ quân đội Indonesia đạt được mục tiêu này cũng như việc thực hiện chương trình hiện đại hóa quân đội, để xây dựng được một sức mạnh phòng thủ cần thiết tối thiểu vào năm 2025.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia cho rằng, ông đã nhận thấy sự sụt giảm về lòng yêu nước trong cộng đồng trong vài năm qua. Về vấn đề này, ông khẳng định rằng bảo vệ đất nước không phải chỉ là trách nhiệm của quân đội, mà còn là trách nhiệm của mọi thành phần trong xã hội, bao gồm cả quân đội, chính phủ, và công dân Indonesia.
Trong cuộc vận động tranh cử hồi tháng 5 vừa qua, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cam kết từng bước tăng ngân sách quốc phòng từ mức 0,8% GDP hiện nay lên 1,5% GDP vào năm 2019. Trong đó, sẽ dành ưu tiên cho phát triển hải quân, ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, cải thiện phúc lợi và đời sống cho quân nhân.
Indonesia đang không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự
Trong khi đó, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia Moeldoko cho rằng, quân đội nước này hiện đã thực hiện được 38% mục tiêu xây dựng sức mạnh phòng thủ cần thiết tối thiểu và đang cố gắng hoàn thành trước thời hạn để hướng tới mục tiêu xây dựng sức mạnh phòng thủ cần thiết tối đa, theo đó chú trọng phát triển lực lượng trên biển nhằm cải thiện sức mạnh phòng thủ của hải quân đồng thời bảo vệ các nguồn tài nguyên biển.
Hải quân Indonesia hiện có 4 tàu khu trục hiện đại, 2 tầu ngầm và trong những năm tới sẽ được bổ sung thêm 3 tàu ngầm mà hiện đang được đóng theo một hợp đồng đã ký với Hàn Quốc.
Tuy nhiên, ông Moeldoko khẳng định rằng, Indonesia cần ít nhất 12 chiếc tàu ngầm và 16 tàu khu trục để bảo vệ các vùng biển rộng lớn của nước này.
Video đang HOT
Ngoài ra, Indonesia còn có hợp đồng với Mỹ mua 8 chiếc máy bay trực thăng Apache, 24 máy bay chiến đấu F-16 phiên bản nâng cấp, một chiếc máy bay vận tải C-130 Hercules và một chiếc CN2 9.000 và 4 chiếc radar để trang bị cho không quân.
Hiện nay, Indonesia hiện đã sở hữu một phi đội 12 chiếc máy bay chiến đấu F-16A/B cũ mua lại của Mỹ. Song song với hợp đồng mua sắm 24 chiếc máy bay F-16 này họ cũng kế hoạch nâng cấp những chiếc F-16A/B của Indonesia thành phiên bản F-16C/D.
Trực thăng Apache mà Indonesia đặt mua của Mỹ
Ngoài ra, Indonesia cũng sở hữu một phi đội máy bay Flanker của Nga, bao gồm 5 chiếc máy bay chiến đấu Su-27SKM một chỗ ngồi và 11 chiếc máy bay chiến đấu Su-30 MK2 hai chỗ ngồi. Hồi tháng 4/2013, Indonesia cũng đã đặt mua thêm 6 chiếc nữa, bắt đầu bàn giao vào năm 2014, nâng tổng số máy bay Su-27/Su-30 lên 22 chiếc.
Như vậy, trong gần 10 năm tới, Indonesia có thể mua hơn 100 máy bay chiến đấu mới. Theo Tư lệnh Dunia, các tiêm kích này sẽ tạo ra “lực lượng răn đe mạnh mẽ”, củng cố tiềm lực chiến đấu của không quân Indonesia.
Indonesia cũng là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sản xuất được máy bay để trang bị cho quân đội và xuất khẩu. Công ty Indonesia Aerospace đã hợp tác cùng với CASA của Tây Ban Nha để sản xuất máy bay vận tải đa năng CN-295. Hiện tại có 3 chiếc đang phục vụ trong không quân Indonesia.
Ngoài ra, nước này còn đang hợp tác cùng với Hàn Quốc để phát triển tiêm kích thế hệ 5 trong chương trình KF-X/IF-X. Số lượng sản xuất máy bay của dự án này lên đến 250 chiếc, trong đó không quân Indonesia sẽ nhận 50 chiếc số, còn lại sẽ thuộc quyền sở hữu của Không quân Hàn Quốc.
Theo Đất Việt
IS hướng dẫn cách hạ trực thăng Apache của Mỹ bằng hệ thống MANPADS
Trước đó, Nhà Trắng tuyên bố sẽ đưa máy bay trực thăng Apache AH-64 để chỗ trợ người Kurd chiến đấu với IS.
Theo Washington Post, để đáp trả, trên tài khoản Twitter của mình, IS đã công bố tài liệu hướng dẫn việc bắn hạ máy bay trực thăng này bằng hệ thống phòng không vác vai (MANPADS).
Trực thăng Apache được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1986 và đã trải qua nhiều thay đổi đáng kể. Vũ khí chính được lắp đặt trên trực thăng này là pháo 30mm. Ngoài ra, trực thăng này có thể được gắn thêm nhiều loại tên lửa, bao gồm cả tên lửa đa nhiệm vụ Hellfire.
Trực thăng Apache sẽ gặp nhiều khó khăn khi tham gia chiến đấu với IS (Ảnh AP)
Dường như IS đã hiểu rất rõ khả năng tác chiến của trực thăng Apache nên trong bản hướng dẫn của mình, IS nêu rõ phi công của trực thăng Apache và các tay súng trên trực thăng đều được bảo vệ rất tốt khỏi đạn pháo từ mặt đất.
Theo sách hướng dẫn này, cách dễ nhất để hạ Apache là sử dụng các hệ thống MANPADS như hệ thống FIM-92 Stinger của Mỹ hay SA-16 hoặc SA-18 của Nga.
Bản hướng dẫn này của IS được đăng tải lần đầu trên tạp chí IBTimes và sau đó được công bố đầy đủ trên trang web của phóng viên tờ New York Times C.J Chivers, cho thấy IS đang tiến hành rất hiệu quả các chiến dịch tuyên truyền của mình.
Trong khi IS chưa hề sở hữa một hệ thống Stinger nào, chúng lại sở hữu cả hai hệ thống SA-16 và SA-18 dù với số lượng rất hạn chế.
Trước đó, IS cũng đã cung cấp hình ảnh mà chúng tuyên bố là đã bắn hạ một trực thăng Mi-35 của quân đội Iraq ở phía Bắc Baghdad, sử dụng hệ thống MANPADS FN-6 của Trung Quốc vào tháng trước.
Điều này khiến Mỹ không khỏi lo ngại vì chiếc Mi-35 dù do Nga chế tạo, có nhiều điểm tương đồng với trực thăng Apache, trong đó phải kể đến hệ thống phát hiện tên lửa và các biện pháp đối phó với tên lửa.
Tuy việc IS sở hữu hệ thống MANPADS vẫn chưa được chính thức thừa nhận, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki ngày 26/10 vẫn tuyên bố Chính phủ Mỹ đang xem xét việc này.
"Do các cuộc giao tranh tại Iraq và Syria, những mối đe dọa đến hàng không tại hai quốc gia này là rất rõ rệt. Tuy nhiên, hiện chúng tôi đặc biệt lo ngại về các loại vũ khí truyền thống và hiện đại như hệ thống MANPADS", bà Psaki nói thêm.
Trước đó, IS đã tuyên bố tiêu diệt một số máy bay tại cả Iraq và Syria, tuy nhiên, chỉ đến vài tháng gần đây nhóm này mới công bố những hình ảnh cho thấy chúng sở hữu những loại tên lửa hiện đại như FN-6.
Tên lửa FN-6 có thể bắn trúng các mục tiêu bay ở độ cao khoảng 3,3km, trong khi tên lửa SA-18 có tầm bắn hiệu quả lên đến 5,4km và hoàn toàn có thể tiêu diệt các máy bay bay tầm thấp như trực thăng Apache hoặc máy bay vận tải C-130 hiện vẫn đang tiếp vận cho các chiến binh người Kurd và quân đội Iraq.
Tuy nhiên, cả hai loại máy bay này đều được trang bị các hệ thống có thể tạm thời đẩy lùi những nguy cơ bị trúng đạn bởi các loại tên lửa tầm nhiệt nói trên.
Ngoài ra, trong bản hướng dẫn của mình, IS còn chỉ rõ cách sử dụng hệ thống MANPADS ví dụ như những người phóng tên lửa cần phải lựa chọn kỹ lưỡng vị trí của mình để tránh tạo ra quá nhiều khói bụi khi tên lửa được phóng đi.
Ngoài ra, người này chỉ nên dành từ 5-10 giây để nhắm bắn trực thăng để giảm thiểu khả năng trực thăng có thể phát hiện tên lửa đang tới gần. Nếu có thể, nên bắn hai tên lửa trong khoảng 10 giây để tăng khả năng bắn trúng mục tiêu.
Việc bắn hai tên lửa cùng một lúc có thể tăng khả năng bắn hạ trực thăng nếu cả hai quả tên lửa cùng bắn trúng mục tiêu. Hơn thế nữa, việc bắn hai tên lửa ở hai vị trí khác nhau sẽ khiến phi công khó có thể tránh được tên lửa.
Ngoài ra, bản hướng dẫn cũng vạch ra những điều mà phiến quân IS cần làm sau khi bắn hạ trực thăng như tiêu hủy những ống phóng đã sử dụng, điều một tay súng bắn tỉa đến để bắn hạ các phi công trên trực thăng bỏ trốn khi máy bay rơi và dự phòng từ 4-6 quả tên lửa để bắn các máy bay đến ứng cứu./.
Trần Khánh
Theo Vietbao
Mỹ giao nhiệm vụ bảo vệ Baghdad cho trực thăng Apache Quân đội Mỹ quyết định triển khai phi đội trực thăng Apache làm nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Baghdad khi các tay súng IS đã áp sát thành phố này. Thông tin được hãng tin AP ngày 13/10, dẫn lời Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey cho biết Washington đã huy động các máy bay...