Cơ sở chế biến sứa xả thải trực tiếp ra môi trường
Cơ sở này đã trực tiếp xả nước thải ra môi trường mà không qua bất cứ khâu xử lý nào, khiến nước đọng thành vũng lớn và bốc mùi hôi thối khó chịu.
Đoàn công tác kiểm tra thực tế tại cơ sở chế biến sứa Toàn Sen
Chiều 24/4/2013, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại cơ sở chế biến sứa Toàn Sen, do ông Cao Sỹ Toàn (phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn) làm chủ cơ sở. Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện cơ sở chế biến này đã xả thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Tại thời điểm kiểm tra đoàn phát hiện, cơ sở này chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có bản cam kết, đề án bảo vệ môi trường, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP.
Ngoài ra, cơ sở này đã trực tiếp xả nước thải ra môi trường bên ngoài mà không qua bất cứ khâu xử lý nào, khiến nước đọng thành vũng lớn và bốc mùi hôi thối khó chịu gây ảnh hưởng lớn đến nhân dân trong vùng.
Đoàn công tác đã lập biên bản vi phạm, đồng thời yêu cầu cơ sở tạm dừng hoạt động kinh doanh, sản xuất để xây dựng hệ thống xử lý nước thải và hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra, xử lý.
Theo xahoi
Nước bồn cầu chảy khắp khu tập thể 12 m2
Suốt 40 năm, do sống trong không gian chật hẹp, cũ nát, hơn 100 hộ dân ở khu tập thể ĐH Y Hà Nội phải xây thêm nhà vệ sinh, xả thải qua ống nhựa bắc qua đầu người dân khiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Năm 1974, khu nhà E4, tập thể ĐH Y Hà Nội được xây dựng để phục vụ sinh viên. Sau đó, 112 căn hộ được chuyển thành nhà ở cho cán bộ của trường.
Diện tích chật chội, lại không có nhà vệ sinh nên hầu hết các căn hộ đều được cơi nới và xây thêm "chuồng cọp" để làm nhà vệ sinh, bếp, phòng tắm. Trải qua hàng chục năm, những chuồng cọp xuống cấp, nhem nhuốc, sắt thép hoen rỉ, rêu mọc khắp nơi.
Nhà chỉ rộng 12m2 (dài gần 7 m, rộng 1,8 m) mà có tới 5 người nên gia đình bà Ngô Thị Lịch (phòng 40E) phải làm thêm gác xép để ngủ.
Còn khu bếp, vệ sinh... được gia đình tự cơi nới thêm phía trước nhà.
Mỗi nhà cơi nới một kiểu, cái thò cái thụt khiến khu tập thể gần 40 tuổi thêm lồi lõm.
Bà Phan Thị Thu, Tổ phó tổ dân phố 52, phường Trung Tự cho biết, chỉ có một số hộ dân được dẫn ống xả xuống bể phốt của khu nhà, còn lại hầu hết đều phải bắc ống nhựa dẫn nước thải từ bồn cầu xuống thẳng sông Lừ chạy phía trước nhà.
Để hạn chế mùi xú uế, người dân đã xây tường rào để ngăn cách khu nhà ở với con sông ô nhiễm. Nhưng gần đây, dự án bê tông hóa sông được thi công, tường rào bị phá bỏ, các ống xả trơ ra, nước thải chảy lênh láng trên mặt đất. Có ống nước thải treo lơ lửng trên đầu người qua lại.
Có ống lại xả xuống ngay cạnh cửa nhà, khiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Một số hộ kinh doanh phải mua bạt bọc các đường ống này lại để tránh gây ô nhiễm môi trường. "Chúng tôi mong dự án cống hóa sông Lừ sớm hoàn thiện để các đường ống dẫn nước thải được gom xuống cống, người dân bớt khổ. Như thế này ô nhiễm quá, không thể sống nổi", bà Thu nói.
Bán chùa vì... nặng mùi Một hòa thượng ở Thái Lan cho biết, chùa của ông đang được rao bán do mùi hôi thối liên tục bốc ra từ một cơ sở thức ăn chó mèo gần đó, báo Bangkok Post đưa tin. Ông Luang Buddha Issara, trụ trì chùa Wat Or Noi ở tỉnh Nakhon Pathom, cho biết ông muốn bán ngôi chùa, vốn được thành lập...