Cô sinh viên ung thư máu chăm mẹ ung thư
“Nhìn mẹ ốm đau, cảm giác không còn nước mắt để khóc nữa. Em muốn chăm sóc mẹ thật nhiều, muốn đau thay mẹ, nhưng căn bệnh tim bẩm sinh và ung thư máu đã làm em quá mệt mỏi, chỉ việc chăm mẹ thôi em cũng không làm tròn…”.
Đó là câu nói như xé lòng của nữ sinh Phạm Thị Hà Liêm, thôn Tam, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm (Hà Nam). Bản thân em đang mang trong mình căn bệnh tim bẩm sinh và ung thư máu, nay lại đang phải chăm sóc mẹ cũng mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối.
Nỗi đau nối tiếp nỗi đau
Năm 2002, một ngày hè oi bức, bố mẹ Liêm đau đớn khi nhận được tin cô con gái duy nhất của mình mắc bệnh tim bẩm sinh, muốn duy trì sự sống phải tiêu tốn một số tiền không nhỏ. Với một gia đình làm nông, bữa ăn hàng ngày còn khó khăn, huống hồ là khoản tiền lớn để chữa bệnh.
Ngôi nhà ngói đơn sơ, cũ nát nằm im nơi cuối thôn Tam đang che chở cho hai mảnh đời bất hạnh. Từ ngày Liêm mắc bệnh, những tài sản trong nhà cứ vậy lần lượt ra đi theo những lần chữa bệnh. Thương con, bố mẹ Liêm quyết tâm vay mượn, chạy chữa bằng được cho cô con gái của mình.
Tuy luôn bị căn bệnh quái ác hành hạ, nhưng bằng nghị lực của mình, bạn ấy đã vượt lên hoàn cảnh và học giỏi. Với Liêm, đó như là những món quà muốn báo hiếu với bố mẹ.
Những ngày mẹ nằm viện điều trị, Liêm phải thuê giường và hai mẹ con nằm ở hành lang
Năm 2009, khi cầm trên tay tờ giấy báo trúng tuyền trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Liêm vỡ òa trong niềm hạnh phúc, vui mừng khi ước mơ được ngồi trên ghế giảng đường đại học thành hiện thực. Nhưng nghiệt ngã, khi chưa kịp tận hưởng hết niềm vui, thì người bố thân yêu của mình qua đời, sau một thời gian lâm bệnh. Con tim bé nhỏ, yếu ớt của Liêm như quặn đau thêm lần nữa.
Hai mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc, những ngày tháng còn lại với mẹ con Liêm là những chuỗi ngày đầy khó khăn cực khổ. Rồi khi học được 2 năm, Liêm phát hiện mình mắc căn bệnh ung thư máu. “Ngày biết kết quả, mọi thứ quanh mình như sụp đổ, hai mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc”, Liêm nghẹn ngào.
Từ ngày phát hiện con mắc bệnh, Liêm đi đâu là mẹ lại theo đó, số tiền vay mượn cứ thế tăng dần. Trong nhà cũng không còn gì đáng giá để có thể bán được nữa. Hết bệnh viện Bạch Mai, lại sang viện Huyết học, suốt ngày hai mẹ con lếch thếch dắt nhau đi trong sự túng thiếu cùng quẫn.
Video đang HOT
Chi phí điều trị căn bệnh của Liêm ngày càng cao, cứ 3 tuần lại phải vào viện điều trị bằng hóa chất một lần. Thương mẹ vất vả, đôi khi mình có ý định buông xuôi tất cả, nhưng rồi lại từ bỏ ý định khi nghe mẹ nhăn nhó vừa khóc vừa nói với em: “Dù phải bán nhà mẹ cũng phải lo chạy chữa cho con, vì thế con phải gắng sống, con phải cố gắng vì con và vì mẹ nữa”, rồi hai mẹ con lại ôm nhau khóc.
Chưa dừng lại ở đó, mới vào viện truyền hóa chất được một lần thì Liêm lại nghe tin giữ, người mẹ thân yêu nhất mắc căn bệnh ung thư vú, đã chuyển sang giai đoạn cuối. Liêm như chết lặng đi: “Ngày biết tin mẹ mắc bệnh, mình thực sự không khóc được nữa. Ông trời sao bất công vậy, sao cứ bắt một con bé sinh viên yếu ớt như em phải gánh chịu những nỗi đau quá lớn đến như thế”. Liêm nói trong tiếng nấc nghẹn ngào.
Điều kiện khó khăn, Liêm phải đưa mẹ về nhà chăm sóc chờ ngày vào viện truyền hóa chất
Con ung thư chăm mẹ ung thư
Trong căn buồng ẩm thấp, người phụ nữ gầy yếu phủ tấm chăn mỏng nhìn đứa con gái tội nghiệp mà những giọt nước mắt cứ chảy dài trên khuôn mặt gầy gò. Qua ánh sáng lờ mờ của khe cửa, nhìn khuôn mặt khắc khổ với mái tóc muối tiêu của người phụ nữ đang cố tâm sự…
Ngồi bên cạnh nhìn mẹ, những giọt nước mắt lại rơi từ khóe mắt của Liêm, bạn ấy cố nói từng hơi yếu ớt, khiến những người chứng kiến phải chạnh lòng: “Mẹ em yếu lắm, mẹ không ăn được gì khác ngoài mấy thìa cháo. Nhưng có bữa, ăn vào lại nôn ra hết, mẹ đã gầy vì thời gian trước chăm em, nay mắc bệnh thế này, chỉ còn da bọc xương”
Từ ngày nghe tin mẹ bị bệnh, Liêm quyết định không điều trị tiếp căn bệnh của mình nữa, mà lập tức đưa mẹ nhập viện, dùng số tiền mẹ vay mượn còn lại để lo cứu chữa cho mẹ. Chi phí đắt đỏ, số tiền điều trị cho mẹ cũng cạn dần sau những lần truyền hóa chất.
Bố qua đời, nhà chỉ có hai mẹ con, nay mẹ lại ngã bệnh, họ hàng người thân ở quê cũng quá khó khăn, không ai giúp được gì mẹ con Liêm, nên mẹ con Liêm chỉ biết bấu víu vào nhau mà tiếp tục sống.
Nhiều đêm, Liêm phải thức trắng để chăm mẹ. Mang trong mình căn bệnh ung thư máu, nên việc chăm sóc mẹ với em càng khó khăn gấp bội. “Có lần, đang dìu mẹ đi vệ sinh, thấy chóng mặt, hoa mắt, cảm giác ngất ngay được, nhưng cố gắng gượng phải đi, em mà ngã bây giờ, lấy ai cho mẹ bám đây”, nghĩ lại mà em không cầm nổi nước mắt.
Những ngày cuối đông, trời Hà Nam trở lạnh, cái lạnh như thấu vào xương. Trong căn nhà ẩm thấp, hàng ngày hai mảnh đời bất hạnh lay lắt sống qua ngày. Từ ngày phát hiện mẹ mắc bệnh, nên việc điều trị của Liêm không còn theo đúng phác đồ. Kết thúc học kỳ 1 của năm hai, Liêm đã phải xin bảo lưu kết quả để chăm sóc mẹ.
Hiện bạn ấy đang phải ở nhà uống thuốc và bồi bổ cho mẹ để tới ngày 19/4 này lại đưa mẹ lên Hà Nội truyền hóa chất. Nhưng cũng chưa biết xoay xở đâu ra khoản tiền đó.
“Bệnh của em không biết lúc nào tái phát, nếu không điều trị hóa chất kịp thời. Nhưng, giờ em không thể bỏ mẹ được. Em chấp nhận không điều trị cũng được, nhưng chỉ lo không còn đủ sức chăm mẹ. Cả về thể chất lẫn tinh thần, em đã quá mệt mỏi và hình như sắp gục gã mất. Lúc đó, mẹ em sẽ ra sao đây? Còn việc học của em không biết rồi sẽ thế nào nữa, chắc em không còn hy vọng gì nữa”, Liêm vừa nói, vừa khóc nức lên từng hồi.
Chia tay Liêm ra về, đôi mắt buồn của em cứ dõi theo khiến chúng tôi không khỏi bùi ngùi. Căn nhà ẩm thấp tối tăm như chính tương lai của hai mẹ con Liêm cứ ám ảnh mãi trong tâm trí chúng tôi.
Theo Kênh14
Bé 13 tháng tuổi không hậu môn bị bệnh tim bẩm sinh
Áp nhẹ tay lên lồng ngực của bé, ai cũng có thể cảm nhận rõ từng tiếng đập thình thịch, dồn dập. Hơi thở gấp gáp, mồ hôi túa ra ướt đẫm tóc. Từng ngày, Hoàng Anh gồng thân hình nhỏ bé chống đỡ với bệnh tim và không hậu môn bẩm sinh.
Chị Lê Thị Trinh (27 tuổi, quê Vĩnh Long) và bé Lê Hoàng Anh gần như "định cư" tại bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM). Bé bị bệnh tim bẩm sinh và dị tật không có hậu môn. Hai căn bệnh quái ác đang ngày đêm bóp ngẹt hơi thở yếu ớt của em.
Biết tin sắp có con, vợ chồng chị Trinh mừng lắm. Bé gái đầu lòng đã 4 tuổi nhưng bị tật ở chân nên niềm hi vọng sinh được một đứa con khỏe mạnh, lành lặn dồn cả vào thành viên sắp chào đời. Trớ trêu thay, khi sinh ra, bé Hoàng Anh lại mắc bệnh tim bẩm sinh và không có hậu môn.
Hoàng Anh lớn lên từ tình yêu thương của cha mẹ và sự giúp đỡ của những người tốt bụng
2 ngày sau, bé phát sốt, bệnh viện huyện lập tức lấy xe cấp cứu chở hai mẹ con lên BV Nhi Đồng 1. Chị Trinh rầu rĩ: "Cũng may có xe cấp cứu chở đi, nếu không hai vợ chồng em không biết làm sao nữa. Vét sạch túi lúc đó chỉ còn được 70 ngàn đồng".
Bao nhiêu thứ phải lo đổ lên đầu anh Nguyễn Hoàng Ân (27 tuổi, bố bé Anh). 2 tháng trên bệnh viện chăm vợ chăm con, anh Ân nhận giặt đồ thuê cho bệnh viện và những bệnh nhân khác. Mọi người trả bao nhiêu, anh nhận bấy nhiêu. Thương tình, mỗi người góp một chút đưa vợ chồng anh mua sữa cho con.
Sau khi chị hết cữ, anh để chị lại bệnh viện rồi về quê bán vé số. Thế chấp căn nhà của bố mẹ ruột cho ngân hàng, chị Trinh vay được 15 triệu đồng. Rồi tiền vay ngân hàng cũng hết, anh chị đi vay lãi 4 triệu. Thấy gia cảnh nhà chị nghèo nhất nhì xã, không ai dám cho vay nữa. Chiều chiều, nhà chị Trinh vang tiếng chửi mắng của chủ nợ. "Cuối năm người ta xiết nợ ghê lắm, nhà em không có tiền trả không biết có bị gì không?" - chị Trinh thấp thỏm.
Anh Nguyễn Văn Ba (trưởng ấp) ngậm ngùi: "Nhà đó nghèo lắm, không có nhà để ở. Bố mẹ cô Trinh ngoài 70 rồi lại có 2 đứa con tâm thần, ruộng vườn không có, đành phải bóc long nhãn thuê. Làm 10 tiếng một ngày nhưng chỉ được 25.000 đ thôi. Mẹ anh Ân cũng mắt mờ chân chậm rồi".
Mỗi lần thay túi phân đều khiến bé Hoàng Anh đau đớn
Từ ngày lên Sài Gòn nhập viện tới nay, vỏn vẹn 4 lần bé được bác sĩ cho về nhà. Ở được chừng nửa tháng, bé phát bệnh khiến anh chị phải tức tốc quay lại bệnh viện. Bé 13 tháng tuổi thì cũng là 13 tháng vợ chồng chị lao đao. Tiền sữa, tiền ăn, tiền tã lót của bé phải đi xin từng chút.
Hiện tại, bé đã được phẫu thuật đặt hậu môn tạm, rất dễ bị nhiễm rùng nên phải thường xuyên thay túi phân và bông băng. Bệnh tim của con không có tiền chữa trị nên chị Trinh như ngồi trên đống lửa.
Xuân về, nhà nhà sum họp yên vui, còn gia đình chị Trinh thì buồn lo trĩu nặng: "Nhìn con người ta có đồ này đồ kia ngồi chơi, con em đến sữa cũng không có mà uống, nói gì đến tiền chữa bệnh tim. Nghĩ mà tủi thân cho bé quá, tại cha mẹ nghèo không lo nổi cho con".
Theo Dân trí
Nước mắt người cha nhìn con mắc bệnh hiểm nghèo chờ chết Khi biết con trai mình bị ung thư máu giai đoạn cuối, anh Lương ôm mặt khóc nức nở. Dù biết rằng đàn không nên biểu lộ cảm xúc yếu đuối, nhưng ai có thể bình tĩnh được khi ngày ngày phải chứng kiến cảnh con đau quằn quại, khóc la thảm thiết. Lần theo một email điện tử kêu cứu của một...