Cô sinh viên năm 3 bán combo du lịch hè kiếm 20 triệu/tháng, chị em muốn tăng thu nhập vào học hỏi kinh nghiệm ngay!
Bán combo du lịch ở thời điểm hiện tại thực sự rất lý tưởng xuất phát từ nhu cầu lớn của mọi người.
Giờ đây chúng ta không chỉ làm 1 công việc để trang trải cuộc sống. Có nhiều chị em lựa chọn bán hàng online, viết lách, nhập liệu… là nghề “tay ngang” để gia tăng thu nhập. Vậy đã bao giờ bạn biết tới mảng kinh doanh combo du lịch chưa? Xin bật mí đây là một vùng đất “màu mỡ” cho chị em thỏa sức vẫy vùng đó!
Ở nước ta, sau khi tình hình dịch Covid-19 lắng xuống, toàn dân bỏ giãn cách xã hội thì nhu cầu đi du lịch cũng bắt đầu tăng. Cộng thêm thời điểm mùa hè, gia đình muốn nghỉ mát, trường học, công sở đi xả hơi sau một năm vất vả thì du lịch quay trở lại với nhịp phát triển sôi động.
Nắm bắt được thời cơ này, Khánh Ly – sinh viên năm 3 của Đại học Ngoại thương đã quyết định kinh doanh combo du lịch như một hình thức kiếm thêm thu nhập. Hiện tại, Khánh Ly chuẩn bị làm khóa luận tốt nghiệp và ra trường nên cũng có nhiều thời gian. Thậm chí cô còn dạy Tiếng Anh và đảm nhiệm thêm cả sale combo du lịch.
Bán combo du lịch – thu nhập hàng chục triệu song vẫn chỉ mang tính thời vụ
Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề kinh doanh này, Khánh Ly cho biết:
“Thứ nhất, mình thích đi du lịch nên hay tìm hiểu để mua được vé giá rẻ cũng như nghiên cứu lịch trình đi các thứ. Khi tham gia vào các hội nhóm review, mình thấy kiểu kinh doanh combo du lịch hay hay. Vì tò mò nên mình cực muốn thử, cộng thêm trước đó mình cũng từng kinh doanh online nhiều sản phẩm khác nên tương tác Facebook tốt.
Thứ hai, gia đình mình cũng làm kinh doanh nhà nghỉ khách sạn 10 năm nay nên dù sao trong Ly cũng dồi dào kinh nghiệm thực tế hơn về booking khách sạn, lợi ích chi phí như thế nào. Thử sức được thời gian thấy mê quá lao đầu vào kiếm thêm luôn.”
Vì từng đi du lịch nhiều nơi nên Khánh Ly có kinh nghiệm đặt vé máy bay, du lịch rất tốt.
Lúc đầu, Khánh Ly chỉ là cộng tác viên của một công ty du lịch, tức là “chỉ đâu đánh đó”, làm theo kế hoạch cấp trên. Khi đã vững kinh nghiệm, Ly bán combo dưới tên của đại lý khác với hình thức bán lẻ. Hiện tại vì chủ yếu là bán qua mạng nên thủ tục pháp lý chưa cần thiết lắm đối với cô gái này.
Video đang HOT
Quy trình làm việc thông thường của Khánh Ly sẽ là đăng bài về các gói thu hút người xem trên Facebook. Sau đó khách hỏi thì tư vấn, check giá vé, khách sạn. Khách chuyển khoản rồi thì Ly bắt đầu làm vé điện tử máy bay, đặt chỗ phòng. Thậm chí, Ly cũng cần phải sát sao trong những ngày khách đi du lịch để xem có vấn đề gì không. Khi nào khách trở về thì coi như hết nghĩa vụ.
Công việc này mang lại thêm thu nhập dồi dào cho Ly nhất là những tháng mùa hè.
Cũng chia sẻ về thu nhập của công việc này, Ly cho biết nếu bán combo theo cá nhân thì lãi không quá nhiều nhưng bán cho cơ quan, trường học, đơn vị… thì lãi cao, dao động 10-15% tổng doanh thu. Những tháng vừa qua, Ly thường kiếm được khoảng 15-20 triệu đồng/tháng. Với tháng 6 du lịch ồ ạt này, cô đang dự tính thu nhập của mình sẽ vượt con số 20 triệu.
Tuy nhiên, công việc bán combo này mang tính thời vụ, nhất là vào mấy tháng hè tình hình kinh doanh khá khẩm. Ly cho biết dù hiểu thị trường du lịch là thế nhưng vào mấy tháng mùa đông cô vẫn sẽ bán. “Thời gian đó mọi người không đi biển thì họ sẽ đi Sa Pa, Đà Lạt, vùng núi… vẫn kiếm thêm được. Thậm chí có người còn đặt vé máy bay chuẩn bị du lịch mùa hè năm sau nữa cơ!”
Áp lực không nhỏ, cầm điện thoại 24/24 nhưng khách càng hạch sách thì càng dễ “chốt đơn”
Khánh Ly liệt kê một loạt các khó khăn mình gặp phải khi kinh doanh combo du lịch: “Làm sale bao giờ cũng áp lực khỏi bàn. Không phải lúc nào cũng có khách đâu, và khi có người hỏi thì cũng không phải sẽ mua. Có những hôm tư vấn cho khách đến sáng rồi họ lại chốt là vì bận lịch nên không đặt nữa.
Rồi còn có những so sánh kiểu “chị thấy book trên web rẻ hơn này nọ”. Hoặc cạnh tranh giá với những người bán khác. 1-2 người hỏi tư vấn không sao nhưng lên đến vài chục người hỏi mà chỉ có mình cáng đáng sẽ stress vô cùng. Làm nghề dịch vụ mà, luôn phải lấy lòng khách hàng. Thà chịu lãi ít hơn để giữ khách. Khó khăn khủng khiếp nữa là không phải khách hàng nào cũng tinh tế. Ví dụ có vấn đề gì với khách sạn, họ sẽ mắng mình ngay chứ không nghe mình giải thích đâu. Lúc đó phải bỏ tiền túi ra để đáp ứng yêu cầu của khách.
Đặc điểm của dịch vụ này là trả tiền trước, sử dụng gói combo sau nên khách hàng thường mang tâm lý là mình chăn dắt họ. Và khi kêu chuyển khoản luôn, khách sẽ nghĩ mình lừa đảo nhưng thực tế là chẳng phải.
Kể khó khăn là vậy nhưng chắc mệt nhất là cầm điện thoại liên tục thôi. Chứ bán combo du lịch không quá vất vả, kiếm lãi cũng nhiều và học hỏi được kỹ năng giao tiếp đàm phán.”
Cô nàng sinh viên năm 3 này còn bật mí một điều trong nghề là khách càng khó tính thì càng dễ “chốt đơn”. Họ có thể hỏi này hỏi kia, so sánh loạn lên nhưng mà cũng chỉ check xem mình làm ăn chuyên nghiệp hay không. Khi cảm thấy tin tưởng, họ sẽ mua ầm ầm. “Trộm vía khách đi combo của mình xong phần lớn đều hài lòng. Từ sự hài lòng ấy sẽ có những lần đặt tiếp theo, lại sinh ra lãi!” – Ly cho hay.
Sau cuộc phỏng vấn lúc 11 giờ đêm, Ly lại tiếp tục trả lời nốt cho một vài khách hàng. Cô gái này rất tự tin rằng mặc dù nghề bán combo du lịch không ổn định như dạy Tiếng Anh song nó đã đem lại cho cô nhiều thứ: Kỹ năng mềm, thu nhập kiếm thêm và tinh thần không ngại học hỏi điều mới mẻ.
Chị em công sở nếu muốn gia tăng thu nhập thì đừng ngại thử sức với mảng bán combo du lịch nhé!
Cô sinh viên năm 3 quyết bỏ Đại học chia sẻ hành trình lập nghiệp đầy nước mắt: Nỗ lực thoát khỏi sự sắp đặt, dùng vốn ngoại ngữ kiếm tới 35 triệu/tháng
Nếu như mức lương 25-30 triệu/tháng là con số mơ ước của nhiều cử nhân mới ra trường thì cô gái này đã đạt được nó ngay từ khi 20 tuổi.
Người ta vẫn thường nói với nhau, rằng phải cố sống cố chết lấy được tấm bằng Đại học rồi sau này muốn làm gì thì làm. Bởi trong mắt của nhiều bậc phụ huynh, bằng cử nhân vẫn là một điều kiện tiên quyết nếu muốn sở hữu mức lương tốt. Hơn nữa, đối với nhà tuyển dụng, bằng cấp đôi khi còn là thước đo để biết một ứng viên nào kiên nhẫn hay "thiếu nghị lực".
Chẳng ai ngờ một sinh viên năm 3 của trường Đại học Ngoại thương lại nằm trong top những kẻ quyết "buông tay giữa đường". Đó là câu chuyện của Hải Yến - cô nàng 9X xinh xắn đã nộp đơn xin thôi học vài tháng trở lại đây. Bạn bè của Yến tiếc nuối cho người đồng môn khi mà chỉ gần 1 năm nữa thôi là khóa 1999 sẽ ra trường.
Nhưng đằng sau đó còn là câu chuyện đáng khâm phục về tinh thần tự lập nghiệp đầy gian nan và chông gai. Cô gái này đã chiến đấu tất cả, thậm chí vượt lên cả bản thân mình để đưa ra một trong những quyết định quan trọng nhất cuộc đời: Có nên bỏ trường Đại học hay không?
Quyết tâm "dứt áo ra đi" vì đã chọn sai ngành, thà mạo hiểm chứ không để lãng phí thời gian
Sở dĩ Yến bỏ Đại học là vì cô đã vào một ngành mà bản thân không yêu thích. Trước đây Yến nộp đơn vào trường bởi tiếng tăm chứ chẳng phải xuất phát từ đam mê. Cũng may, sau khi thôi học ở Đại học, Yến đã có công việc ổn định, thậm chí còn làm nhiều nghề cùng lúc. Cô cho hay:
"Mọi người hay hỏi mình vì sao đến năm 3 rồi vẫn bỏ học? Thực ra ý định này đã nảy ra trong đầu ngay từ năm nhất, khi mình cảm thấy môi trường học không tương thích. Hồi ấy, khi bạn bè đồng trang lứa còn đọc tiểu thuyết ngôn tình, tham gia tình nguyện CLB, ngồi cắn đôi ba đĩa hướng dương nhâm nhi cốc trà sữa, trò chuyện sến súa về anh chàng crush quốc dân... thì mình đã quyết định thử sức với các công việc ngoài xã hội.
Năm nhất mình tự trang trải cuộc sống bằng số tiền kiếm được khi dạy gia sư. Ban đầu dạy lẻ 1-2 bạn, rồi dần dần dạy lên nhóm 5-7 người. Cho tới năm hai, mình đã đứng lớp cho một số trung tâm, lò luyện thi cấp 3, đại học, dạy hợp đồng cho một số giảng viên bên ĐH Quốc gia, Ngoại ngữ. Nhờ các thầy cô bên ấy tin tưởng nên mình dạy trẻ em, lên THCS, rồi THPT, cả sinh viên lẫn người đi làm nữa."
Sở hữu thu nhập khủng, chỉ tính riêng dạy tiếng Anh đã bằng mấy lần sinh viên mới ra trường
Chia sẻ về thu nhập, Yến không ngại và thành thật rằng mức lương hiện tại của cô thậm chí còn ngang ngửa với người thâm niên từ 5-10 năm.
"Hãy so sánh như thế này đi, số tiền một sinh viên mới ra trường mơ ước là 10-15 triệu/tháng. Riêng với trường mình thì mạnh dạn đẩy lên 25-30 triệu/tháng. Nhưng từ cuối năm 2 mình đã đạt được con số này rồi, càng ngày mình càng chăm chỉ để đẩy con số ấy lên cao hơn nữa. Tham vọng của mình lớn lắm, nếu chỉ đều đều mấy con số kia thì chưa thỏa mãn đâu!
Mình nhìn thấy được lợi nhuận khổng lồ mà các chủ trung tâm ngoại ngữ kiếm được. Từ đó, mình nhen nhóm việc mở trung tâm và chỉ chờ thời cơ vàng để thực hiện. Thêm nữa, kinh doanh giáo dục - mở trung tâm ngoại ngữ là điều mình cũng định hướng từ lâu.
Nhưng sâu trong thâm tâm, thực ra có một điều mình khao khát, đam mê hơn cả là kinh doanh mảng làm đẹp - thẩm mỹ viện. Hiện tại Yến đã tốt nghiệp mảng phun xăm, đó là khóa học giúp mình check tay nghề và học hỏi cải thiện sự khéo léo bản thân. Bây giờ mình cảm thấy hợp và tiếp tục nghiên cứu theo học mảng phẫu thuật thẩm mĩ- các dịch vụ như là nâng mũi, cắt mí. Tất nhiên sẽ không "đi đường tắt", vì như thế thất đức lắm. Mình sẽ dành vài năm học cho kỹ tay nghề rồi mới tính đến mở trung tâm riêng.
Lợi nhuận từ ngành thẩm mĩ lớn thế nào, có lẽ chúng ta đều biết. Một ngày làm 1-2 ca nâng mũi cắt mí, thu về 30-40 triệu là bình thường. Chưa kể nếu làm chủ, nắm trong tay đội ngũ hàng chục chuyên viên, lợi nhuận hàng tháng tính bằng tiền tỉ."
Cha mẹ phản đối kịch liệt nhưng phải gạt tất cả các mối quan hệ để đi tiếp con đường đã chọn
Có thể với nhiều gia đình, cha mẹ sẽ ủng hộ con cái theo đuổi đam mê đích thực của chúng. Tuy nhiên, câu chuyện không hề đơn giản với gia đình Yến. Ngay từ hồi mới vào Đại học, Yến đã phải bươn chải để trả hết tất tần tật các khoản trên đời: Sinh hoạt, học phí, ăn ở... Cô cũng cho biết mình không giữ được mối quan hệ tốt với ba mẹ nhưng luôn tôn trọng họ. Thậm chí một trong những mục tiêu của Yến là lo cho gia đình khi cha mẹ về già.
"Cha mẹ phản đối nhiều khi mình bỏ học Đại học. Nhưng tính mình từ bé là càng phản đối mình sẽ càng cố gắng nhiều hơn để chứng minh mọi người đã sai. Nếu cứ mãi làm con ngoan trò giỏi, làm theo kế hoạch cha mẹ dự trù trước thì mỗi sáng thức dậy sẽ mệt mỏi vô cùng. Chi bằng cứ theo đuổi đam mê và chịu trách nhiệm hết cho quyết định của bản thân."
Thời gian này, Yến cũng cho biết cô không muốn tìm hiểu, làm quen một người đàn ông nào để tập trung cho sự nghiệp. Có những lúc Yến còn tách mình ra khỏi gia đình, bạn bè và mối quan hệ tình cảm.
"Khi cảm thấy bế tắc, mình lên Thiền viện Trúc Lâm để tĩnh tâm, nộp lại smartphone cho nhà chùa, cắt đứt liên lạc hoàn toàn thế giới bên ngoài. Một tuần lao động công quả, 3h sáng dậy thiền, 9h tối đi ngủ, lên núi hái rau, ăn chay niệm Phật... Sau 1 tuần mình thấy sức khỏe và tinh thần đi lên nhiều, và suy nghĩ càng thêm tỉnh táo, quyết tâm càng thêm mạnh. Mình xin phép sư cô đi về sớm 1 tuần so với dự kiến, do công việc ở Thủ đô đang đợi mình về. Bước chân về thủ đô xô bồ, nhưng cái tâm tĩnh lại được, và vững, và lăn xả vào đam mê đã chọn. Không mơ sóng yên biển lặng, chỉ mong chân cứng đá mềm."
Chắc chắn trong tương lai, còn nhiều điều đang chờ đợi cô nàng 9X này nhưng hi vọng Yến sẽ giữ ngọn lửa đam mê để tiếp tục cố gắng hoàn thành dự định đã đề ra!
Nhan sắc "không phải dạng vừa" của hoa khôi trường cảnh sát đạt điểm tuyệt đối khóa luận tốt nghiệp Đồng Hoàng Anh - cô sinh viên năm cuối học viện Cảnh sát nhân dân không chỉ có nhan sắc "vạn người mê" mà còn sở hữu bảng thành tích học tập khiến nhiều người ngưỡng mộ. Đồng Hoàng Anh, 22 tuổi, là sinh viên năm cuối chuyên ngành Tư pháp Hình sự, Học viện Cảnh sát nhân dân không chỉ sở hữu...