Cô sinh viên 1,3m nỗ lực vượt lên số phận
Với chiều cao 1,3m, sinh viên Trịnh Thị Thuỷ (sinh năm 1990) trông như một học sinh tiểu học. Nhưng cô gái này vẫn khiến nhiều người phải ngước nhìn vì những nỗ lực vượt lên số phận của cô để theo đuổi ước mơ cử nhân đại học.
Trịnh Thị Thủy tại Ký túc xá trường Đại học Công đoàn.
Gia đình Thủy là hộ thuần nông nghèo ở xóm 5 xã Thọ Minh, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ba tháng tuổi, chân Thủy cứ cong lại như lưỡi liềm. Bố mẹ đưa đi khám mới biết cấu trúc xương của Thủy phát triển không bình thường.
Tuy được nắn khiến chân dần thẳng ra, nhưng chiều cao của Thuỷ phát triển rất chậm. Lên 3 tuổi, Thủy mới biết đi. Đến 6 tuổi, thấy chiều cao của con chỉ cỡ hơn một nửa chúng bạn cùng lứa, bố mẹ không dám cho con gái đi học. Thủy nằn nì, mẹ hứa: “Chờ năm sau em trai con đến tuổi đi học sẽ đưa con cùng đi”.
Em trai Trịnh Đình Phi, kém Thủy một tuổi, phát triển bình thường. Sau thời gian đưa hai con đến trường, người mẹ đành để chị em Thuỷ tự đi do bận đồng áng suốt ngày.
Tự đến trường cách nhà 2 km đối với chị em Thủy là một hành trình gian nan. Cả hai phải dậy từ sớm. Một tay Phi cầm hai cặp, tay kia dắt chị đi từng bước ngắn.
Tới lớp, thấy chị mặc cảm, lại bị chúng bạn trêu, Phi phải gồng mình bênh chị. Thủy hoà nhập dần và sức học luôn đạt loại khá.
Video đang HOT
Học lên trung học cơ sở, tuy vẫn được em đưa đến trường (bằng xe đạp), nhưng Thủy học khác lớp để rèn tính tự lập. Trong năm học lớp 7 và lớp 9, Thủy thi học sinh giỏi văn của huyện và đều đoạt giải khuyến khích.
Sức học của Thủy thăng hoa nhưng chiều cao của em gần như không phát triển, chỉ dừng ở mức 1,3 mét.
Năm 2006, nhân một tổ chức phi chính phủ nhận tài trợ chữa bệnh cho một số trẻ em khuyết tật, Thủy được đưa lên Trung tâm Phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hoá để kiểm tra.
Kết quả chân của Thủy không thể phẫu thuật được do cấu trúc xương không có độ kết dính. Thất vọng, Thủy bật khóc. Một cô bé bên cạnh nói: “Chị đừng khóc. Em bị liệt cả hai chân, phải di chuyển bằng tay mà có khóc đâu”.
“Câu nói đó khiến em nhớ mãi và tiếp thêm cho em nghị lực sống đến hôm nay” – Thủy tâm sự.
Lên trung học phổ thông Thủy tiếp tục học tốt, đặc biệt là các môn khoa học xã hội. Lớp 12, Thủy được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi môn sử cấp tỉnh.
Trước khi thi, thầy giáo huấn luyện môn sử của trường nói với Thủy: “Trong đội truyển, em là người thầy mong nhất sẽ đoạt giải”.
Thủy đoạt giải 3. Thành tích đó đã tạo đà để cô quyết tâm thi đại học. Nhưng gia đình em lại rất khó khăn. Cách đó hai năm, bố Thủy bị tai biến mạch máu não mất khả năng lao động khiến gia đình rơi vào danh sách hộ nghèo.
Nay Thủy và Phi cùng tốt nghiệp THPT, bố mẹ cô không biết có lo nổi cho một đứa học tiếp đại học hay không. Thấy vậy Phi quyết định đi học nghề, để chị thi đại học.
Điều này Thủy xúc động, quyết tâm gấp đôi khi thi đại học. Cô đã trúng tuyển khoa Công tác xã hội, trường Đại học Công đoàn với 23,5 điểm, là một trong ba thí sinh đạt điểm cao nhất của khoa trong kỳ thi năm 2009.
Cô được nhận học bổng của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Cùng thời gian này, tại Thanh Hóa, những nỗ lực của cô gái bé nhỏ được biết đến rộng rãi, và Thủy tiếp tục nhận học bổng Nâng cánh ước mơ (500.000đ/tháng) của quê nhà trong toàn bộ những năm học đại học.
Cuối năm thứ nhất, một trận ốm nặng khiến Thuỷ phải nghỉ thời gian dài đành xin bảo lưu kết quả để điều trị. Khỏi bệnh, Thuỷ chuyển xuống khóa dưới.
Ngoài thời gian học, cô tranh thủ tham gia một số hoạt động tại Hội Người khuyết tật Hà Nội để có thêm hiểu biết thực tế.
Mong muốn của cô sau khi ra trường sẽ về tỉnh nhà công tác, làm công việc gắn với người khuyết tật, hoặc chế độ cho các đối tượng chính sách, người nghèo…
Theo Kiến Nghĩa
Tiền Phong
Chàng trai dị dạng vượt lên số phận
Tuy số phận kém may mắn khi phải mang gương mặt dị dạng, nhưng với bản tính hiền lành, ngay thẳng, chàng trai tên Ba Lép luôn lạc quan, biết cách vượt lên số phận.
Ba Lép tên thật là Lê Hữu Hiền (sinh năm 1976, ngụ 76/76 Lê Thị Hồng Gấm, phường 2, thành phố Vĩnh Long). Mới chào đời, Ba Lép không được khỏe mạnh như nhiều đứa trẻ khác cơ thể bị dị dạng bất thường. Lên năm tuổi, anh hay té ngã, tai chảy mủ, viêm xoang... bệnh tật liên miên, mẹ anh dứt áo ra đi bỏ lại hai cha con bên mái nhà xơ xác. Để có tiền nuôi con, ông Lê Văn Vui (sinh năm 1944, cha anh Ba Lép) phải đạp xích lô kiếm từng đồng bạc lẻ. Hai cha con nương tựa nhau sống lay lắt qua ngày.
Mặc dù "gánh" trên vai khuôn mặt "quỷ" nhưng Ba Lép luôn yêu đời
Lên sáu tuổi, Ba Lép tập tành đi học để biết con chữ. Do gương mặt bắt đầu biến dạng nên đi đến đâu anh cũng bị bạn bè chọc ghẹo rồi lánh xa. Tủi cho số phận, anh đành bỏ học dở dang, quanh quẩn ở nhà sống với cha. Bệnh tình ngày càng nặng khiến khuôn mặt anh bị biến dạng hoàn toàn. "Lần đầu gặp tôi, nhiều người lớn ngại ngùng xa lánh còn trẻ con thì khóc ré lên vì sợ sệt" - Ba Lép tâm sự. Kém may mắn vì hình hài như vậy nhưng Ba Lép rất hiền, không chọc phá làng xóm, thích trang trí nhà cửa và tự làm đồ chơi cho trẻ con. Ông Lê Văn Vui ngậm ngùi: "Hồi trước tôi tham gia kháng chiến, đi nhiều nơi bị địch rải bom rất ác liệt. Sau ngày miền Nam giải phóng, tôi lập gia đình sinh ra thằng Ba Lép với hình dạng biến dị".
Sau nhiều năm nằm nhà "đếm" thời gian, Ba Lép quyết định đi tìm việc. Với thân hình dị dạng, nay ốm mai đau, không ai dám nhận anh vào làm, anh tìm đến những đại lý vé số lấy về bán thử. Để thu hút sự chú ý của "thượng đế", Ba Lép quyết định "lên đời" chiếc xe đạp thành biển quảng cáo ngộ nghĩnh. Trước xe, anh treo nhiều loại cờ cùng những quả bóng bay đầy màu sắc. Phía sau, anh chở chú gấu bông - là "người bạn" tri kỷ của anh - có dòng chữ: "Ba Lép bán vé số tỉnh Vĩnh Long năm 2012" và quấn băng rôn ngang đầu chú gấu với khẩu hiệu: "Việt Nam chiến thắng". Với vẻ bề ngoài đặc biệt này, anh đã trở thành trung tâm của sự chú ý trước khách sạn Cửu Long (đường 1/5, phường 1, tỉnh Vĩnh Long) - nơi anh ngồi bán vé số. Người quen thấy thương mua giúp, còn người lạ thấy ngộ nghĩnh mua ủng hộ.
Ông Phan Văn Hiển (làm nghề xe ôm) cho biết: "Những người sống khu vực này ai cũng biết hoàn cảnh của Ba Lép nên rất thương nó. Ai muốn mua bao nhiêu vé số thì lấy rồi đưa tiền chứ nó bị điếc, không nghe được. Muốn nói chuyện phải viết giấy đưa để cho nó đọc. Khi nó đi mua đồ, người ta thương nên bán cái gì cũng cho thêm. Người nào bán không lấy tiền, nó để tiền đó rồi đi. Lần sau nó sẽ nhờ tui đi mua để không phải thiếu nợ. Tuy gương mặt nó không được như người ta nhưng con người nó rất ngay thẳng, tốt bụng".
Từ ngày đi bán vé số, Ba Lép trở nên vui vẻ, yêu đời hơn. Tiền kiếm được, anh gom góp mua dụng cụ trang trí nhà cửa thành "vườn cổ tích" với rất nhiều lồng đèn, hình ảnh, đồ chơi theo sở thích riêng mình. Trò chuyện với chúng tôi, Ba Lép ngọng nghịu tâm sự: "Tôi muốn bán vé số được nhiều tiền để gửi ngân hàng, khi nào ốm đau còn có cái rút ra mua thuốc men chữa bệnh và chăm sóc ba tôi. Nếu không may tôi qua đời còn có cái để lo hậu sự, ba tôi già cả lại hay đau ốm không biết lấy gì để lo". Ông Vui sụt sùi: "Lúc trước Hội chữ thập đỏ phường có cho nó quà dành cho những nạn nhân nhiễm chất độc da cam, nhưng bây giờ thì không cho nữa. Những lúc trái gió trở trời, nó lên cơn đau quằn quại, nhưng gia đình tôi nghèo túng nên cũng đành thắt khúc ruột nhìn con vật vã. Có chế độ nào đó ưu tiên dành cho người khuyết tật thì mong cơ quan chức năng quan tâm giúp đỡ con tôi. Bây giờ tôi già cả lại thường xuyên đau ốm không còn sức lao động để nuôi con, nếu tôi không còn nữa thì không biết tương lai của cháu sẽ ra sao".
Theo 24h
Thầy Nguyễn Ngọc Ký: Sự học gian nan Cái tên Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành điển hình cho tấm gương vượt khó không chỉ cho ngành giáo dục từ những năm 60-70 ở miền Bắc mà đã trở thành "thương hiệu" vượt qua nghịch cảnh mọi lúc, mọi nơi khắp cả nước ta. Thậm chí, trên thế giới, cái tên Nguyễn Ngọc Ký không phải xa lạ bên cạnh những...