Có sân bay Long Thành, vì sao phải mở rộng thêm Tân Sơn Nhất?
Khẳng định xây sân bay Long Thành nhanh nhất phải tới 2023 mới khai thác được với quy mô một đường băng, do vậy, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải khẳng định việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay là rất cần thiết.
Cục Hàng không Việt Nam vừa tổ chức Lễ công bố quy hoạch điều chỉnh chi tiết cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Theo đó, cảng hàng không Tân Sơn Nhất sẽ được điều chỉnh tăng diện tích đất mở rộng về phía Bắc hơn 8ha.
Với điều chỉnh này, Tân Sơn Nhất sẽ có thể nâng công suất từ 20 triệu hành khách/năm lên 25 triệu hành khách mỗi năm. Diện tích trên được lấy từ phần đất do quân đội quản lý.
Ngoài ra, hệ thống sân đỗ sẽ được nâng cấp, tăng vị trí đỗ máy bay từ 40 lên 82. Trong đó có 54 vị trí cho hàng không dân dụng và 28 vị trí đỗ của hàng không lưỡng dụng có thể đáp ứng các loại máy bay hiện đại.
Lãnh đạo Cục hàng không Việt Nam cho biết, quy hoạch tổng thể Tân Sơn Nhất được Thủ tướng phê duyệt năm 1995. Sau hơn 20 năm thực hiện quy hoạch, Tân Sơn Nhất dù được đầu tư cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, song đã không còn phù hợp và giải quyết được các vấn đề nội tại.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Do vậy, cùng với sự thay đổi về dự báo, nhu cầu phát triển của ngành và của địa phương, Thủ tướng đã cho phép và giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết CHKQT Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhât cho biết, xây dựng sân bay Long Thành đến năm 2018 mới khởi công, nhanh nhất phải tới 2023 mới khai thác được với quy mô một đường băng.
Do vậy, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải khẳng định việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay là rất cần thiết.
Theo báo cáo của Cục hàng không, năm 2014, cảng hàng không Tân Sơn Nhất đạt 22.140.348 lượt hành khách và 408.006 tấn hàng hóa, tương ứng tốc độ tăng trưởng 10,5% về hành khách và 9,4% về hàng hóa so với năm 2014.
Trong 8 tháng đầu năm 2015, mặc dù tình hình kinh tế trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng sản lượng hành khách, hàng hóa thông qua Tân Sơn Nhất vẫn tăng trưởng cao, đạt 17.546.422 lượt hành khách và 279.786 tấn hàng hóa, tương ứng tăng trưởng 18,5% về hành khách và 7,8% về hàng hóa so với cùng kỳ năm 2014.
Ngoài sân bay Tân Sơn Nhất, Cục Hàng không Việt Nam cũng sẽ tiến hành công bố quy hoạch điều chỉnh chi tiết Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng vào 10/10.
Cục hàng không cho biết,với tiềm năng phát triển của Tp Đà Nẵng và khu vực miền Trung, cảng hàng không Đà Nẵng đã có sự phát triển nhanh, đột biến hơn số liệu dự báo của quy hoạch năm 2008, đòi hỏi phải điều chỉnh quy hoạch, mở rộng quỹ đất phát triển các công trình cung cấp dịch vụ hàng không tại Cảng. Đồng thời với nhiệm vụ phục vụ hội nghị cấp cao APEC do Việt Nam đăng cai tổ chức tại thành phố Đà Nẵng.
Theo BizLive
Chi tiết quá trình khởi công siêu sân bay Long Thành
Sân bay Long Thành sẽ được khởi công trong năm 2019, tới năm 2022 hoàn thành và đầu năm 2023 đưa vào khai thác.
Ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, theo mục tiêu của Bộ Giao thông Vận tải, sân bay Long Thành sẽ được khởi công trong năm 2019, tới năm 2022 hoàn thành và đầu năm 2023 đưa vào khai thác.
Phối cảnh Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.
Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 của Bộ Giao thông Vận tải vào chiều 6/7, ông Lê Mạnh Hùng cho biết, sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Chính phủ sẽ chỉ đạo nghiên cứu báo cáo khả thi, khi có kế hoạch cụ thể, ACV sẽ chọn được nhà đầu tư trong vòng 6-8 tháng, tư vấn từ 15-17 tháng của dự án này.
Bổ sung thêm, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, hiện Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Thủ tướng cho ACV làm chủ đầu tư. Tại chuyến thăm Nhật Bản vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề xuất Chính phủ Nhật Bản và các doanh nghiệp về dự án này. Được biết, phía Nhật Bản hết sức quan tâm đến sân bay Long Thành và đường sắt tốc độ cao.
Về công tác đầu tư, phát triển và quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông, ngay từ đầu năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải đã tập trung đẩy mạnh thi công vượt tiến độ 59 công trình dự án trong đó, có nhiều dự án lớn như cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, Cầu Mỹ Lợi, đưa vào khai thác 19/40 dự án mở rộng Quốc lộ 1, hoàn thành vượt tiến độ và thông xe toàn tuyến đưa vào khai thác tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên từ Kon Tum đến Bình Phước với tổng chiều dài 663km.
"Tất cả các dự án này khi thi công phải đảm bảo tiến độ gắn với chất lượng. Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo tăng cường nhiều giải pháp để hạn chế thấp nhất các khiếm khuyết công trình, khắc phục triệt để hiện tượng hằn lún vệt bánh xe không chỉ trong mùa nóng năm nay mà cả mùa mưa sang năm. Bộ đang rất lo lắng vấn đề này," người đứng đầu ngành giao thông cho hay.
Ngoài ra, Bộ đã hoàn tất công tác chuẩn bị, triển khai thi công 31 công trình, dự án trong thời gian từ nay đến cuối năm 2015.
Cụ thể, 31 dự án gồm: Tiểu dự án xây dựng nút giao Trung Hoà hoàn chỉnh-dự án vành đai 3 giai đoạn 2; dự án xây dựng, mở rộng khu hàng không dân dụng-Cảng hàng không Phù Cát (Bình Định); xây dựng sân bay Phan Thiết (Bình Thuận); Nhà ga hành khách-Cảng Hàng không Cát Bi (Hải Phòng); dự án đầu tư xây dựng cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến, Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh); hệ thống quản lý hàng hải tàu biển (VTS) luồng Hải Phòng; dự án mở rộng Quốc lộ 1 cửa ngõ phía Bắc thị xã Bạc Liêu, tuyến tránh Sóc Trăng, cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận; cao tốc Bến Lức-Long Thành; mở rộng nhà ga hành khách quốc tế Cảng hàng không Tân Sơn Nhất (giai đoạn 1); bến cảng tổng hợp Vĩnh Tân (Bình Thuận).
Tổng mức đầu tư cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là 336.763 tỷ đồng (tương đương 16,036 tỷ USD), trong đó giai đoạn 1 là 114.569 tỷ đồng (tương đương 5,456 tỷ USD). Dự án được sử dụng một phần vốn ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vốn doanh nghiệp, vốn cổ phần hóa, vốn đối tác công tư (PPP) và các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đầu tư xây dựng một đường cất hạ cánh và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025.
Giai đoạn 2: Tiếp tục đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 02, cấu hình mở và một nhà ga hành khách để đáp ứng công suất 50 triệu khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Giai đoạn 3: sẽ hoàn thành các hạng mục của Dự án để đạt công suất 100 triệu khách/năm, 5,0 triệu tấn hàng hóa/năm.
Theo Vietnam
Sân bay Long Thành sẽ 'không có đối thủ trong khu vực' 100% ĐBQH phát biểu tại hội trường đồng ý với chủ trương xây dựng sân bay quốc tế Long Thành trong phiên thảo luận sáng ngày 4.6. Góp ý về dự án này, các đại biểu TP.HCM đều đồng ý xây dựng sân bay Long Thành để kết nối toàn bộ khu vực phía Nam. Xây Long Thành là đúng đắn "Chủ trương...