Cơ quan y tế Trung Quốc thêm các triệu chứng mới vào danh sách các triệu chứng chẩn đoán một người nhiễm virus corona Vũ Hán
Cơ quan y tế Trung Quốc cảnh báo, việc phát hiện virus trong phân của bệnh nhân cho thấy đây có thể là một nguồn lây truyền khác của virus corona mới.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã mở rộng các hướng dẫn chẩn đoán để giúp xác định các bệnh nhân nhiễm virus corona mới gây chết người. Trong một kế hoạch điều trị cập nhật được công bố vào thứ Tư, Ủy ban cũng cảnh báo, họ đang điều tra xem liệu nhiễm trùng khí dung và đường tiêu hóa có phải là phương thức lây truyền hay không sau khi tìm thấy dấu vết của virus corona trong phân của bệnh nhân.
Nhân viên y tế kiểm tra hình ảnh chụp CT của một bệnh nhân tại Bệnh viện Trung Nam của Đại học Vũ Hán. Ảnh: Nhật báo Trung Quốc qua Reuters
Cơ quan y tế này đã thêm các vấn đề về hô hấp vào danh sách những triệu chứng đối với các trường hợp nghi ngờ. Họ cũng mở rộng thêm một mức độ triệu chứng nữa bao gồm các trường hợp được coi là “nhẹ”. Những người thuộc nhóm bệnh nhân “nhẹ” chẳng hạn như sốt, mệt mỏi, ho hoặc các vấn đề về hô hấp nhưng không bị nhiễm trùng phổi cũng phải được cách ly và điều trị để hạn chế sự lây lan của căn bệnh này.
Một số bệnh nhân chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ nhưng họ vẫn truyền nhiễm, đó là lý do tại sao đã thêm danh mục “nhẹ” trong phiên bản hướng dẫn này, thành viên hội đồng chuyên gia của Ủy ban cho biết.
Số lượng các trường hợp nghi ngờ có thể tăng lên vì điều này nhưng nếu chúng ta có thể tìm thấy những trường hợp có triệu chứng không điển hình sớm hơn sẽ giúp kiểm soát sự lây lan của virus.
Yanzhong Huang, chuyên gia cao cấp về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết: “Mục đích chính của việc đưa ra thể loại mới này là giảm áp lực của các bệnh viện trong việc tiếp nhận bệnh nhân trong khi cũng tính đến việc người mang mầm bệnh không triệu chứng có thể lây nhiễm virus”.
Video đang HOT
Mặc dù có một số loại thuốc kháng virus như Kaletra, ribavirin và interferon đã được đề nghị dùng để điều trị các trường hợp nhiễm nhưng chưa có thuốc nào được chứng minh là có tác dụng chữa khỏi bệnh. Thuốc kháng virus được sử dụng trong điều trị HIV, viêm gan và cúm cũng được đề xuất. Chúng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để diệt virus hoặc ngăn chặn virus sản sinh.
Đối với các trường hợp nhẹ, việc điều trị sẽ tập trung hơn vào các cách để tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân, vì vậy các loại thuốc cũ hơn như interferon và các loại khác tương tự có thể khá hữu ích. Các hướng dẫn cũng cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc. Interferon được biết là gây ra rối loạn tâm trạng, tăng nhiễm trùng và đột quỵ, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.
Các bệnh viện ở Bangkok và Hàng Châu ở tỉnh Chiết Giang đã báo cáo một số thành công trong điều trị bệnh nhân sử dụng liệu pháp thuốc kết hợp.
Trung Quốc cũng đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho việc sử dụng remdesivir – một loại thuốc thử nghiệm được phát triển bởi Công ty dược phẩm Gilead Science có trụ sở tại Hoa Kỳ – để chống lại virus, theo một tuyên bố từ Viện Virus học Vũ Hán ở thành phố trung tâm của Trung Quốc.
Virus corona mới chưa được biết đến trước đây. Nó có “họ hàng” với virus corona gây bệnh Sars và xuất hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 12. Cho đến giờ, virus corona mới đã làm chết gần 500 người và làm hơn 24.500 người mắc bệnh ở 27 quốc gia trên thế giới.
H Nguyễn
Theo baodansinh
9 căn bệnh dễ mắc do ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm như hen suyễn, ung thư, bệnh tim mạch, vô sinh.
Viêm phế quản: Đây là tình trạng viêm hoặc sưng của ống phế quản, đường dẫn khí giữa miệng, mũi và phổi. Tiếp xúc bụi mịn và khói từ môi trường ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây viêm phế quản. Theo nhiều nghiên cứu, nitơ dioxide ngoài trời là yếu tố nguy cơ chính gây viêm phế quản mạn tính ở nữ giới. Ảnh: Harvard.
Hen suyễn: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hen suyễn là căn bệnh mạn tính do viêm và hẹp đường thở, có thể gây ra cảm giác tức ngực, khó thở, thở khò khè và ho. Các nhà nghiên cứu phát hiện ô nhiễm không khí có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn và cũng là nguyên nhân khiến số người mắc bệnh này ngày càng tăng. Khí ozone, chất gây ô nhiễm ngoài trời phổ biến, có thể là tác nhân gây hen suyễn và kích thích phổi hoặc đường thở. Ảnh: Chestnet.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tiếp xúc lâu với các chất gây ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí cũng là tác nhân làm trầm trọng bệnh COPD. Khi tiếp xúc các hạt ô nhiễm, bệnh nhân mắc COPD dễ bị phát bệnh, cấp cứu, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Ở các nước kém phát triển, COPD chủ yếu xảy ra do sử dụng than để nấu ăn, sưởi ấm... Ảnh: Mayoclinic.
U xơ nang: Đây là bệnh di truyền kéo dài suốt đời có thể gây nhiễm trùng phổi dai dẳng và làm giảm khả năng thở theo thời gian. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington (Mỹ) phát hiện mối quan hệ đáng kể giữa lượng hạt mịn trong không khí với số lượng ca nhiễm trùng phổi liên quan u xơ nang. Mức độ ô nhiễm không khí cao có thể gây ra và làm trầm trọng thêm sự phát triển của căn bệnh này. Ảnh: Dailymail.
Các vấn đề về tim mạch: Các hạt nhỏ được tìm thấy trong không khí ô nhiễm có thể kích thích phổi và các mạch máu quanh tim. Theo thời gian, chúng có thể làm hỏng các mô của tim, cứng động mạch, tăng nguy cơ đau tim, huyết áp cao và đột quỵ. Nguy cơ càng tăng cao và rõ rệt ở người già, người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, cao huyết áp. Ảnh: Webmd.
Tự kỷ: Gần đây, các nhà khoa học công bố nhiều nghiên cứu khẳng định mức độ ô nhiễm không khí cao ảnh hưởng đến thai kỳ, gây ra chứng tự kỷ cho trẻ sau này. Cụ thể, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối tiếp xúc lượng hạt mịn lớn tăng gấp đôi nguy cơ sinh con tự kỷ so với phụ nữ tiếp xúc với môi trường sạch, ít ô nhiễm. Ảnh: Focusforhealth.
Viêm não: Ô nhiễm không khí có thể gây viêm trong não và hệ thần kinh. Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Los Angeles (Mỹ) chứng minh mối tương quan mạnh mẽ giữa ô nhiễm không khí và hành vi phạm pháp của thanh thiếu niên. Điều này cho thấy các hành vi chống đối xã hội được kích hoạt do viêm trong não. Ảnh: Medicalnewstoday.
Vô sinh: Theo Reuters, nghiên cứu của Hàn Quốc cho thấy phụ nữ tiếp xúc mức độ ô nhiễm không khí cao có thể khó thụ thai tự nhiên. Một nghiên cứu khác của Đài Loan (Trung Quốc) theo dõi 6.500 nam giới phát hiện ô nhiễm có thể làm kém chất lượng tinh trùng, dẫn đến vô sinh. Ảnh: Foxnews.
Ung thư: Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho biết ô nhiễm không khí ngoài trời có thể là nguyên nhân gây ung thư. Các hạt nhỏ nhất trong không khí là PM10 và PM2.5 có liên quan ung thư phổi do ô nhiễm. Nguyên nhân có thể là các hạt này gây thiệt hại gốc tự do, làm hỏng ADN trong tế bào, dẫn đến ung thư. Tiếp xúc lâu dài với amiăng trong không khí có thể gây ung thư biểu mô phát triển trong niêm mạc phổi, dạ dày hoặc tim. Ảnh: CBS News.
Theo Zing
Mỹ phát triển 'khoan phân tử' trị vi khuẩn kháng thuốc Theo New Atlas, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát triển các phân tử đặc biệt tạo ra lỗ hổng trên thành tế bào của vi khuẩn. Điều này khiến chúng bị hư hại và tạo điều kiện cho sự xâm nhập của kháng sinh - bao gồm cả những loại kháng sinh đã lỗi thời. Vi khuẩn Klebsiella pneumoniae sau khi bị...