Cơ quan y tế châu Âu theo dõi sát sao các biến thể mới của Omicron
Không chỉ hứng chịu nắng nóng, châu Âu đang đối mặt với làn sóng mới của dịch COVID-19 khi số ca nhiễm mới ghi nhận trong 6 tuần qua đã tăng gấp 3 lần.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Paris, Pháp ngày 1/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh châu Âu (ECDC) ngày 20/7 cho biết làn sóng mới của dịch COVID-19 tại châu lục này chủ yếu do sự lây lan của các biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron. Bà Agoritsa Baka cho biết 2 biến thể này hiện gây ra tới 80% số ca mắc mới tại châu Âu.
Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), châu Âu có gần 3 triệu ca nhiễm mới trong 1 tuần qua, tức chiếm gần 50% số ca nhiễm mới ghi nhận toàn thế giới. Số bệnh nhân COVID-19 cần nhập viện điều trị cũng tăng gấp 2 lần trong nhiều tuần qua. Đài truyền hình Thụy Điển cũng đề cập đến số liệu thống kê của WHO cho biết có gần 3.000 người châu Âu tử vong do COVID-19 mỗi tuần.
Trước tình hình trên, ECDC cho rằng cần tái áp đặt các biện pháp phòng dịch như bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng và hạn chế tụ tập đông người.
Hiện có nhiều ý kiến lo ngại biến thể mới BA.2.75 có thể làm gia tăng số ca nhiễm mới. Biến thể này sau khi lây lan nhanh tại Ấn Độ đã được phát hiện tại 15 nước khác, trong đó có Anh, Đức, Hà Lan và Đan Mạch. Theo bà Baka, còn quá sớm để xác định biến thể này có nguy hiểm hơn các biến thể đang lưu hành hay không. Bà khẳng định cơ quan chức năng đang theo dõi sát sao tình trạng lây lan của biến thể này và đợi dữ liệu tổng hợp từ nhiều nước.
Theo số liệu của trang thống kê worldometers.info, tính đến trưa 21/7, toàn thế giới có trên 571.700.00 ca mắc SARS-CoV-2, gần 6,4 triệu người đã tử vong do COVID-19. Có gần 541.800.000 ca đã phục hồi. Hiện còn 23.513.000 triệu ca vẫn dương tính, trong đó có 40.500 bệnh cần cần điều trị tích cực.
Indonesia ghi nhận các ca nhiễm biến thể phụ BA.2.75 của Omicron
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 18/7, Thứ trưởng Y tế Dante Saksono Harbuwono cho biết dòng phụ BA.2.75 (còn được gọi là Centaurus) của biến thể Omicron đã lây lan tại quốc gia Đông Nam Á này.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Bandung, Indonesia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo Thứ trưởng Harbuwono, cho tới nay Indonesia đã ghi nhận 3 ca mắc BA.2.75 song không có ca nào quá nghiêm trọng.
Ông Harbuwono cho biết thêm rằng 3 ca nói trên đã được xác định một tuần trước thông qua giải trình tự bộ gen virus ở các bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2.
Dẫn nghiên cứu của một số quốc gia, ông Harbuwono cho hay biến thể phụ BA.2.75 của Omicron có tốc độ lây lan nhanh song tỷ lệ nhập viện không cao và mức độ ít nghiêm trọng.
Thứ trưởng Harbuwono cho rằng người dân không nên hoảng sợ trước sự xuất hiện của các biến thể phụ mới, do BA.2.75 có các đặc điểm tương tự như các biến thể phụ BA.4 và BA.5.
Nhật Bản xác định 3 loại thuốc kháng virus có hiệu quả với biến thể phụ BA.5 Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy 3 loại thuốc kháng virus mà nước này đã phê duyệt để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 có hiệu quả cao trong việc chống lại biến thể phụ BA.5 của Omicron, vốn đang lây lan mạnh trên khắp thế giới....