Cơ quan y tế châu Âu không cấp phép sử dụng thuốc Lecanemab trong điều trị Alzheimer
Cơ quan Giám sát dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 26/7 đã từ chối yêu cầu tiếp thị Leqembi – một loại thuốc mới được sử dụng trong điều trị bệnh Alzheimer, do lo ngại rằng những nguy cơ từ tác dụng phụ của thuốc này có thể còn lớn hơn lợi ích.
Thuốc Leqembi đặc trị cho người mắc bệnh Alzheimer. Ảnh: AP
Thông báo của EMA nêu rõ: “Ủy ban về dược phẩm sử dụng cho con người (CHMP thuộc EMA) khuyến cáo không cấp phép tiếp thị đối với Leqembi – một loại thuốc dùng để điều trị bệnh Alzheimer”.
Leqembi sử dụng một hoạt chất có tên là lecanemab để điều trị cho người trưởng thành gặp các vấn đề nhẹ về trí nhớ và nhận thức trong giai đoạn đầu của chứng mất trí nhớ thông thường. Tuy nhiên, CHMP cho biết “những hiệu quả có thể quan sát được của Leqembi trong việc trì hoãn suy giảm nhận thức là không cân bằng so với nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến thuốc. Mối quan ngại lớn nhất về mức độ an toàn của Leqembi là tình trạng thường xuyên xảy ra các bất thường về hình ảnh liên quan đến amyloid (ARIA) – một tác dụng phụ có thể quan sát trong các hình ảnh về não, liên quan đến tình trạng sưng và nguy cơ xuất huyết não”.
Leqembi là một kháng thể đơn dòng, một loại protein có thể kết hợp với một chất có trong não và theo đó giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer.
Leqembi, cùng một loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer tên là Aduhelm, đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt sử dụng đầu năm ngoái. FDA thông qua 2 loại thuốc này trong một quy trình thúc đẩy đưa vào sử dụng những loại thuốc điều trị các tình trạng nghiêm trọng khi nguồn cung y tế chưa thể đáp ứng nhu cầu điều trị.
Theo số liệu của trang web Alzheimer Europe, Liên minh châu Âu (EU) hiện có khoảng 8 triệu người mắc chứng mất trí nhớ, trong đó bệnh Alzheimer chiếm hơn 50% trong số những trường hợp này.
Nhật Bản cấp phép sử dụng thuốc Lecanemab chữa Alzheimer
Ngày 25/9, Bộ Y tế Nhật Bản cấp phép sản xuất và bán thuốc điều trị bệnh Alzheimer do công ty dược phẩm nội địa Eisai Co. và công ty Biogen Inc. của Mỹ phối hợp phát triển.
Thuốc Lecanemab, nhãn hiệu Leqembi, là thuốc đầu tiên được cấp phép ở Nhật Bản vừa để điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh Alzheimer vừa có tác dụng làm chậm quá trình phát triển các triệu chứng của bệnh. Thuốc dùng điều trị bệnh trong giai đoạn đầu và suy giảm nhận thức nhẹ, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng sớm nhất là cuối năm nay.
Quyết định trên được đưa ra sau khi các nhà quản lý Mỹ chính thức cấp phép sử dụng Lecanemab hồi tháng 7 vừa qua, sau 6 tháng cấp phép sử dụng khẩn cấp trong một số điều kiện. Tại Nhật Bản, một ban chuyên gia của Bộ Y tế đã đồng ý cấp phép chính thức với thuốc này vào cuối tháng 8 vừa qua. Giá của thuốc ở Mỹ là 26.500 USD/năm. Giá thuốc tại Nhật Bản cũng được cho là sẽ ở mức cao.
Eisai cho biết các thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc có tác dụng kiềm chế sự phát triển của các triệu chứng như ngày càng suy giảm trí nhớ và suy giảm nhận thức, hiệu quả hơn khoảng 27% so với nhóm dùng giả dược.
Dù vậy, một số bệnh nhân sau khi tiêm thuốc xuất hiện một số tác dụng phụ như phù não và chảy máu.
Australia thu hồi 55 sản phẩm thuốc ho Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Cục Quản lý dược phẩm (TGA) của Australia đã hủy đăng ký và yêu cầu thu hồi 55 sản phẩm thuốc ho có chứa chất pholcodine do lo ngại nguy cơ gây dị ứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người sử dụng. Australia thu hồi 55 sản phẩm thuốc ho. Ảnh minh họa: theconversation.com...