Cơ quan Vũ trụ châu Âu tiếp nhận phi hành gia khuyết tật đầu tiên
Sau 13 năm, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) mới lại tiếp nhận một nhóm phi hành gia thực tập mới, trong đó có một nhà du hành khuyết tật đầu tiên trên thế giới.
Ba thành viên trong nhóm phi hành gia mới của ESA, từ trái qua: Meganne Christian, John McFall và Rosemary Coogan. Ảnh: CNN
Thế hệ thứ ba của các nhà du hành vũ trụ châu Âu gồm năm phi hành gia chuyên nghiệp, 11 thành viên dự bị và một phi hành gia bị khuyết tật về thể chất. Nững người này sẽ tham gia vào dự án nhằm đưa các phi hành gia khuyết tật vào lên vũ trụ và tham gia vào các sứ mệnh trong tương lai. Họ đã được chọn lựa từ hơn 22.500 ứng viên trên khắp châu Âu.
“Lớp phi hành gia này của ESA đang mang lại tham vọng, tài năng và sự đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau để thúc đẩy nỗ lực và tương lai của chúng ta”, Tổng giám đốc ESA Josef Aschbacher phát biểu.
Năm tân binh gồm ba nam và hai nữ, sẽ trải qua 12 tháng huấn luyện cơ bản tại Trung tâm Phi hành gia châu Âu ở Cologne, Đức. Các ứng cử viên này gồm là Sophie Adenot, Pablo Álvarez Fernández, Rosemary Coogan, Raphal Liégeois và John McFall.
Đây là lần đầu tiên cơ quan vũ trụ này thành lập nhóm phi hành gia dự bị, bao gồm các ứng viên đã hoàn thành quá trình tuyển chọn nhưng không được tuyển dụng.
Video đang HOT
Ông John McFall, bác sĩ kiêm vận động viên khuyết tật Paralympic người Anh, chia sẻ bản thân đã bị thôi thúc phải nộp đơn ứng tuyển khi nhìn thấy tờ quảng cáo của ESA về một phi hành gia bị khuyết tật. Ông đã bị cắt cụt bên chân phải sau tai nạn xe máy năm 19 tuổi.
“Tôi nghĩ mình sẽ là một ứng cử viên rất sáng giá để giúp ESA trả lời câu hỏi mà họ đang đặt ra ‘Chúng ta có thể đưa một người khuyết tật vào không gian không?’”, ông McFall nói.
Quy định tuyển dụng của ESA dành cho các ứng viên khuyết tật là những người bị khuyết tật chi dưới hoặc những người thấp dưới 130 cm.
ESA đã tham gia chặt chẽ vào sứ mệnh Artemis của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) nhằm đưa con người trở lại mặt trăng. Và ESA hy vọng rằng người châu Âu đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng sẽ nằm trong số các phi hành gia mới này.
Hôm 23/11, ESA cũng đã nhất trí khoản ngân sách mới trị giá 16,9 tỷ euro cho ba năm tới – tăng 17% so với năm 2019.
Trung Quốc phát triển hệ thống hạt nhân cung cấp năng lượng cho căn cứ trên Mặt Trăng
Trung Quốc sẽ cung cấp năng lượng hạt nhân cho Trạm nghiên cứu khoa học tại cực Nam của Mặt Trăng.
Bản vẽ Trạm Nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế - cơ sở đang được Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc và đối tác Nga Roscosmos phát triển. Ảnh: CNSA
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, ông Wu Weiren, nhà thiết kế chính của chương trình thám hiểm Mặt Trăng Trung Quốc, nói với đài truyền hình CCTV: "Chúng tôi đang phát triển một hệ thống mới sử dụng năng lượng hạt nhân để giải quyết nhu cầu năng lượng tăng cao, dài hạn cho Trạm nghiên cứu khoa học trên Mặt Trăng".
Tuy nhiên, ông Wu không nói rõ chi tiết kỹ thuật của lò phản ứng mới. Song theo các thông tin trước đó, lò phản ứng này có thể sản xuất 1 megawaat điện, lượng điện đủ cung cấp cho hàng trăm hộ gia đình trong 1 năm.
Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng ổn định và đáng tin cậy, không cần quan tâm đến vị trí hay ánh nắng Mặt Trời. Nó có thể cung cấp năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động cho các thiết bị, tạo ôxy và tách nước cho các phi hành gia.
Trạm nghiên cứu Mặt Trăng của Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2028. Cấu trúc cơ bản của trạm bao gồm một tàu đổ bộ, một tàu hình nón (hopper), một tàu quỹ đạo cũng như một xe tự hành chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Ông Wu cho biết xe tự hành, do các phi hành gia điều khiển, sẽ lớn hơn nhiều so với hai chiếc Trung Quốc đã vận hành trên Mặt Trăng - bao gồm tàu thăm dò Yutu-2 chạy bằng năng lượng Mặt Trời vẫn hoạt động sau gần 4 năm. Ngoài ra, hệ thống mới cũng có thể cung cấp năng lượng cho tàu hình nón - thiết bị có thể "cất cánh từ bề mặt Mặt Trăng nhiều lần" và có khả năng di chuyển ra vào những miệng núi lửa bị che khuất để tìm kiếm nguồn nước.
Năng lượng hạt nhân cũng sẽ hỗ trợ các cơ sở liên lạc của Trạm nghiên cứu trên Mặt Trăng, nhằm duy trì liên lạc với Trái Đất cũng như truyền tín hiệu giữa Trái Đất, Sao Hỏa và xa hơn nữa trong các sứ mệnh không gian sâu.
Theo ông Wu, cấu trúc cơ bản của hệ thống mới sẽ được thiết lập dựa trên các sứ mệnh Thường Nga 6, 7 và 8. Ngay sau đó, các phi hành gia Trung Quốc sẽ lần đầu đặt chân lên Mặt Trăng.
Vùng cực nam của Mặt Trăng đã trở thành mục tiêu phổ biến cho các căn cứ trên Mặt Trăng. Các quốc gia - như Trung Quốc, Mỹ và Nga - đang xem xét xây dựng căn cứ không gian ở khu vực này.
"Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đề xuất xây dựng trạm nghiên cứu này ở cực nam Mặt Trăng", ông Wu nói. Nhà nghiên cứu này cũng cho biết ở vĩ độ khoảng 89 độ nam, có thể có 180 ngày ánh sáng liên tục để duy trì hoạt động lâu dài cho các thiết bị và phi hành gia.
Trung Quốc vẫn đang nỗ lực phát triển tàu vũ trụ Thường Nga 6, 7 và 8. Đây là giai đoạn thứ tư trong chương trình thám hiểm Mặt Trăng của nước này. Trong 15 năm qua, Bắc Kinh đã triển khai thành công 5 sứ mệnh - Thường Nga 1 đến 5 - lên quỹ đạo, hạ cánh thành công tàu vũ trụ lấy mẫu đá từ Mặt Trăng.
Ông Wu nói rằng Trung Quốc sẽ tập trung vào 4 khía cạnh của hoạt động khám phá không gian sâu trong vòng 10 đến 15 năm tới. Ngoài căn cứ trên Mặt Trăng, Trung Quốc cũng sẽ tiến hành nghiên cứu về tác động của tiểu hành tinh, thăm dò hành tinh và phát triển các phương tiện phóng hạng nặng khác.
"Chúng ta cần tăng lực đẩy của tên lửa lên ít nhất 4 lần để hỗ trợ các lần hạ cánh có người lên Mặt Trăng, Sao Hỏa và vận chuyển khối lượng lớn giữa mặt đất và không gian gần Trái Đất", ông nói.
Đức, Pháp, Italy thống nhất kế hoạch phát triển tên lửa đẩy thế hệ mới cho châu Âu Phóng viên TTXVN tại Berlin đưa tin Đức, Pháp và Italy ngày 22/11 đã nhất trí với kế hoạch phát triển các hệ thống tên lửa đẩy thế hệ mới Ariane 6 và Vega-C. Ba quốc gia trên tái khẳng định sẽ dành ưu tiên cho công tác phát triển tên lửa đẩy của "lục địa già", sau khi Cơ quan Vũ trụ...