Cơ quan thuế “tê liệt” trước Uber trong suốt 3 năm
Bình luận về việc Tổng cục thuế vừa quyết định thu hồi văn bản hướng dẫn nộp thuế của Uber, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cơ quan thuế đã phản ứng quá chậm chạm, để Uber hoạt động tới 3 năm mà không thu được thuế thì đúng là đã bị “tê liệt” trước loại hình kinh doanh mới.
Uber chỉ là một trong nhiều loại hình mới sẽ vào
Nói về loại hình kinh doanh của Uber, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, đây là loại hình dịch vụ mới, có hình thái đặc biệt, một hình thái dịch vụ không cần có người đại diện mà nó chỉ mang tính chất “mang danh”. Do đó, việc tiến hành thu thuế là phải thực hiện nhưng phải có cách thức khác so với cách hình thức từ trước tới nay chúng ta đã có.
Ông Thịnh cũng cho rằng, xu thế chung của hội nhập là tất cả các loại hình kinh tế mới trên thế giới sẽ tới Việt Nam, do đó các cơ quan chức năng phải nghiên cứu các hoạt động, phương thức trả tiền, phương thức ăn chia…của các loại hình này để có cách tính thuế cho hợp lý.
Trường hợp Uber cũng vậy, ngành thuế và Bộ Tài chính cần có nghiên cứu để có phương thức quản lý được các loại hình mới này, bởi sau này còn rất nhiều loại hình kinh doanh khác nữa vào Việt Nam.
Thực tế cho thấy, các loại hình dịch vụ ở trên thế giới có rất nhiều nhưng hiện nay Việt Nam chưa có. Ngay cả lĩnh vực tài chính ngân hàng, trên thế giới họ có khoảng 4.000 – 5.000 các loại dịch vụ còn hệ thống ngân hàng ở Việt Nam mới sử dụng không quá 300 dịch vụ. Do đó, cơ quan quản lý, cơ quan thuế phải nghiên cứu, tìm tòi cách thức hoạt động để có phương pháp quản lý tốt nhất và không trái với các quy luật của quốc tế.
Video đang HOT
3 năm hoạt động nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa thể thu được thuế của Uber
Theo ông Thịnh, các nước phát triển họ thực hiện kiểm soát thuế cho các hoạt động dịch vụ này rất dễ bởi tất cả người dân đều thanh toán bằng thẻ tín dụng và có tài khoản. Mỗi người dân đều có mã số thuế nên trong mỗi một hoạt động gia tăng tài khoản của mỗi cá nhân đều được kiểm soát để ngành thuế có thể thu thuế.
Còn như ở Việt Nam, 90% vẫn là sử dụng tiền mặt và dịch vụ của Uber với các hãng taxi cũng đều thực hiện bằng tiền mặt là chính. Do việc quản lý dịch vụ Uber với các lái xe của các hãng taxi chủ yếu bằng tiền mặt nên kiểm soát khó khăn hơn. Thậm chí, ở đây còn có sự lưu chuyển tiền qua biên giới nên cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ để thu thuế được của Uber.
Theo ông Thịnh, vấn đề quan trọng nhất đối với các cơ quan chức năng là phải nghiên cứu thật kỹ cách thức quản lý và các phương thức kinh doanh để biết được có bao nhiêu xe taxi hợp tác với Uber. Ngoài ra, cách thức tiến hành trả tiền của Uber với taxi cũng phải được theo dõi sát và chặt chẽ mới thu được thuế. Còn cơ quan quản lý vẫn không biết có bao nhiêu người trả tiền cho Uber thì làm sao chúng ta thu được tiền thuế. Do đó, cách thức tiến hành trả tiền giữa Uber với taxi là rất quan trọng, cần có những cách thức mới để quản lý các chủ thể kinh doanh tốt hơn, từ đó mới có thể thu thuế được chính xác và đầy đủ tiền thuế.
Chỉ mình ngành thuế sẽ không thu được thuế Uber
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc để 3 năm mà chưa thu được đồng thuế nào của Uber thì đúng là đã có sự chậm trễ của các cơ quan chức năng của Việt Nam. Tuy nhiên, phải nhìn vào thực tế, ngành thuế của Việt Nam cũng còn non kém trong khi Uber lại thuộc dạng “lão làng”.
Ngoài ra, việc thu thuế của Uber cũng chưa có sự hợp tác của ngành công nghệ thông tin và ngân hàng. Do đó, cần có sự chỉ đạo của Chính phủ để liên kết giữa ngân hàng, thuế, công nghệ thông tin phối hợp với nhau. Nếu chỉ để một mình ngành Thuế muốn thu thuế theo kiểu “ăn cả”, không có sự “ăn chia” với các lĩnh vực ngân hàng, công nghệ thông tin thì sẽ không thể thu được thuế của Uber.
Cũng theo ông Nguyễn Minh Phong, tốt nhất các cơ quan chức năng của Việt Nam cần sang các nước khác có hình thức kinh doanh của Uber hoạt động (như Mỹ) để tìm hiểu thật kỹ mô hình quản lý của họ.
“Để thu được thuế của Uber cần áp dụng 2 hình thức: Một là hình thức sử dụng tiền điện tử, buộc Uber khi hoạt động ở Việt Nam phải thanh toán qua ngân hàng; thứ 2 là kết nối mã trực tiếp để kiểm tra, khi họ gọi cho nhau thì minh nghe được, tạo ra con số để làm bằng chứng cho thanh toán. Ngoài ra, để cho “chắc ăn” cần bắt Uber nộp một khoản tiền “đặt cọc” nhất định, nếu trốn thuế thì các cơ quan chức năng sẽ “cấu” luôn khoản đó”, ông Phong đề xuất..
Theo Danviet
Dịch vụ gọi xe Uber, Grab sẽ được công nhận hợp pháp?
Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp.
Dự thảo này có khá nhiều thay đổi về điều kiện kinh doanh taxi, vận tải theo hợp đồng.
Trong tờ trình, Bộ Giao thông vận tải nhận định các ứng dụng gọi xe như Grab Taxi, Easy Taxi, Live Taxi, ứng dụng UBER... đã và đang có chiều hướng ngày một phát triển mạnh. Do đó dự thảo cho phép đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện quản lý điều hành xe taxi thông qua phần mềm kết nối giữa trung tâm điều hành với lái xe và hành khách đi xe thay thế cho việc điều hành thông qua bộ đàm và trung tâm liên lạc.
Ứng dụng gọi xe sẽ được công nhận là hợp pháp như bộ đàm hay tổng đài.
Dự thảo cũng bổ sung quy định doanh nghiệp phải đáp ứng quy mô (số lượng phương tiện tối thiểu) theo các loại hình kinh doanh. Đến cuối năm 2018, các doanh nghiệp phải có đủ số lượng xe tối thiểu mới được tiếp tục hoạt động.
Theo Bộ Giao thông vận tải, hiện nay số lượng taxi tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn. Hà Nội có trên 18.600 xe taxi với 88 doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh. TP.HCM có gần 11.000 xe với 23 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh.
Tờ trình cũng liệt kê một số vi phạm thường gặp như doanh nghiệp không cung cấp được danh sách lái xe và số lượng phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị; doanh nghiệp không xin cấp phù hiệu cho xe; xe không có đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh vận tải...
Theo Quỳnh Như (Pháp luật TP.HCM)
Vẫn chưa có phương án thu thuế đối với Uber Mặc dù Uber đã thâm nhập Việt Nam hơn 2 năm song cho đến nay các cơ quan quản lý vẫn cho đây là một mô hình mới, chưa có trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Chính vì vậy, cơ quan thuế vẫn chưa đưa ra được phương án cụ thể nào để thu thuế Uber. Ông Nguyễn Đại Trí,...