Cơ quan thuế sẽ thanh tra Coca-Cola, Pepsi
Thời gian tới, cơ quan thuế sẽ tập trung thanh tra những doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, “lỗ triền miên” như Coca-Cola hay Pepsi.
Theo số liệu của Cục Thuế Tp.HCM, Coca-Cola lỗ dài dài kể từ khi chính thức hoạt động tại Việt Nam đến nay.
Thông tin trên được ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng – Phó trưởng ban Cải cách Tổng cục Thuế, cho biết ngày 12.12 bên lề một hội thảo về quản lý hoạt động chuyển giá, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp FDI thời gian qua thường xuyên báo lỗ nhưng vẫn mạnh mẽ mở rộng hoạt động đầu tư, tăng trưởng doanh thu với tốc độ đáng kể.
Cụ thể, theo ông Tiến, thời gian tới, cơ quan thuế sẽ không thanh tra tràn lan, mà tập trung vào một số đối tượng, trong đó, trọng tâm là những doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, như trường hợp Coca-Cola, thường xuyên sử dụng nguyên liệu mua của công ty mẹ với giá cao.
Video đang HOT
Và từ trường hợp “lỗ triền miên” của doanh nghiệp này, vị đại diện ngành thuế cho biết thời gian tới ngành thuế sẽ tập trung thanh tra với một số doanh nghiệp khác thuộc ngành đồ uống như PepsiCo, Nhà máy Bia Việt Nam…, khi suốt từ thời gian bắt đầu hoạt động đến nay, các doanh nghiệp này đều báo lỗ.
“Chống chuyển giá không phải là để cản trở thu hút đầu tư nước ngoài, mà là để đảm bảo môi trường đầu tư lành mạnh, công bằng”, Vụ trưởng Tiến nói.
Theo số liệu của Cục Thuế Tp.HCM, 10 năm qua, kể từ khi thành lập, Coca-Cola Việt Nam luôn lỗ ở mức trên 100 tỷ đồng/năm, có năm số lỗ chiếm gần 1/3 doanh thu. Trong hai năm 2006 – 2007, công ty lỗ tương ứng lên tới 228 tỷ đồng và 198 tỷ đồng. Năm 2010, doanh thu của đơn vị này lên đến 2.529 tỷ đồng nhưng chi phí lại lên đến 2.717 tỷ đồng và số lỗ là 188 tỷ đồng. Năm 2011, công ty lỗ ít hơn 39 tỷ đồng, tuy nhiên, tính đến ngày 30.9.2011, Coca-Cola đã lỗ lũy kế 3.768 tỷ đồng.
Trong khi đó, PepsiCo Việt Nam cũng báo lỗ liên tục kể từ khi thành lập cho tới năm 2007. Lỗ kéo dài từ năm 1991, vì thế, lỗ lũy kế tính đến ngày 31.12.2010 của Pepsi là 1.206 tỷ đồng.
Không chỉ Coca-Cola hay Pepsi, nhiều tên tuổi hàng đầu thế giới đầu tư ở Việt Nam đã liên tục báo lỗ, đơn cử như Metro Cash & Carry. Doanh nghiệp này khai lỗ từ năm 2001 đến 2009 là 1.157 tỉ đồng, đứng đầu bảng trong danh mục các doanh nghiệp FDI tuy thường xuyên khai lỗ, nhưng cũng liên tục mở rộng hoạt động đầu tư.
Một ví dụ khác là Adidas. Mới đây, Tổng cục Thuế đã có văn bản gửi Cục Thuế Tp.HCM, với nội dung đề cập đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Adidas Việt Nam, với “nghi vấn” các giao dịch giữa công ty này và các bên liên quan gồm Adidas AG, Adidas Singapore, Adidas International Trading B.V. có thể là các giao dịch liên kết.
Theo laodong
Adidas Việt Nam rơi vào tầm ngắm của cơ quan thuế
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế TP HCM rà soát quan hệ giữa Adidas Việt Nam và một số công ty trong cùng hệ thống toàn cầu để xác định lại các khoản chi phí mà doanh nghiệp này khai báo khi tính thuế.
Yêu cầu này được đưa ra sau khi Cục thuế TP HCM có văn bản xin ý kiến Tổng cục về chính sách thuế đối với Công ty Adidas Việt Nam. Căn cứ theo báo cáo của Cục thuế TP HCM và các quy định hiện hành, Tổng cục Thuế cho rằng các giao dịch giữa Adidas Việt Nam và một số công ty khác trong hệ thống toàn cầu có thể là các giao dịch liên kết (giao dịch giữa các bên có quan hệ điều hành, kiểm soát, góp vốn và đầu tư với nhau).
Việc mở cửa hàng thứ 50 tại VN vào cuối năm 2011 (tại TP HCM) cho thấy Adidas đang ăn nên làm ra tại Việt Nam. Ảnh: SaigonTimes.
Do chưa có đủ căn cứ để kết luận, Tổng cục yêu cầu cơ quan thuế TP HCM kiểm tra cụ thể mối quan hệ, các hợp đồng thương mại giữa Adidas Việt Nam và một loạt công ty khác trong cùng hệ thống của Adidas toàn cầu, cũng như các nhà bán lẻ. Các công ty này bao gồm Adidas AG (công ty mẹ), Adidas Singapore, Adidas International Trading B.V...
Theo các quy định hiện hành, việc xác định quan hệ giữa Adidas Việt Nam và các doanh nghiệp nêu trên có phải là liên kết hay không sẽ ảnh hưởng lớn tới việc xác định các chi phí và thu nhập chịu thuế của đại gia kinh doanh đồ thể thao này tại Việt Nam. Căn cứ vào Luật Quản lý thuế, trong trường hợp việc mua bán, trao đổi hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các bên không theo thị trường, cơ quan quản lý sẽ có quyền ấn định thuế đối với doanh nghiệp.
Adidas có mặt chính thức tại Việt Nam từ trước năm 2008 và tính đến cuối 2011, đã mở tổng cộng 50 cửa hàng tại các thành phố lớn. Theo báo cáo thường niên 2011 của Tập đoàn Adidas toàn cầu thì Công ty Adidas Việt Nam có vốn điều lệ 23,7 tỷ đồng và được sở hữu 100 % vốn bởi Adidas International B.V. (có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan). Đây đồng thời cũng là công ty sở hữu 100% vốn điều lệ của Adidas International Trading B.V. Trong khi đó, Adidas Singapore thuộc quản lý trực tiếp từ công ty mẹ (Adidas AG). 9 tháng đầu năm 2012, Adidas toàn cầu lãi tổng cộng hơn 3 tỷ euro, tăng 7,6% so với cùng kỳ.
Văn bản nêu trên của Tổng cục Thuế về vấn đề của Adidas mặc dù chỉ mang tính chất hướng dẫn chính sách nhưng được đưa ra trong bối cảnh dư luận cũng như các cơ quan quản lý đang đặt nhiều quan ngại đối với vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Ngoài trường hợp của Adidas, Cục thuế TP HCM gần đây cũng đưa ra nhiều nghi vấn đối với việc nộp thuế của Coca Cola, khi hãng này liên tục báo lỗ nhiều năm, nhưng thống kê cho thấy doanh thu trong vòng 4 năm (2007 - 2010), tăng tới 2,5 lần, lên 2.500 tỷ đồng và đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
Theo VNE
Thất thu lớn từ chuyển giá Ngân sách đang thất thu lớn từ hàng loạt chiêu trò trốn thuế, chuyển giá của nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại VN. Chiếm thị phần lớn tại Việt Nam nhưng Coca-Cola năm nào cũng lỗ - Ảnh: Đ.N.Thạch Đua nhau báo lỗ Theo bà Lê Thị Thu Hương, để xác định hành vi DN có chuyển giá hay không, cơ quan thuế...