Cơ quan nhà nước vẫn chuộng sử dụng mệnh lệnh hành chính để can thiệp vào thị trường
Đây là một trong những vấn đề quan trọng được VCCI nhấn mạnh trong báo cáo “ Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2019″.
Nhìn nhận vấn đề này, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng Ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng việc sử dụng các biện pháp thị trường nên tập trung vào việc trao quyền tự quyết cho các chủ thể trên thị trường, Nhà nước chỉ giám sát ở một số khâu đầu ra then chốt để bảo đảm khắc phục được các khuyết tật của thị trường.
Nhà nước chỉ giám sát ở một số khâu đầu ra then chốt để bảo đảm khắc phục được các khuyết tật của thị trường.
Ví dụ cụ thể ông Tuấn lấy dẫn chứng về các quy định trong lĩnh vực vận tải thủy nội địa. Ông Tuấn cho biết trước đây, các quy định về quản lý vận tải thuỷ nội địa mang nặng tính hành chính. Thông tư 80/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa có các quy định như: Doanh nghiệp chỉ được sử dụng vé giấy mà không được sử dụng vé điện tử, chỉ được áp dụng giá vé mới sau 15 ngày kể từ khi công bố kể cả khi giảm giá, phải đóng cửa bán vé tối thiểu 15 phút trước khi phương tiện xuất bến, không được bán vé vượt số lượng hành khách…
“Những quy định này là các biện pháp hành chính can thiệp tương đối sâu vào quyền tự do thoả thuận giữa doanh nghiệp vận tải và hành khách. Cách quản lý này sẽ khiến các doanh nghiệp rất khó có thể cung cấp dịch vụ đa dạng cho khách hàng như đặt vé trực tuyến, giảm giá vé cho người đặt vé sớm hoặc người mua vé không đổi không huỷ, hoặc tăng giá khi khách mua vé giờ chót”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Đồng thời, với quy định này, theo đánh giá của ông Tuấn doanh nghiệp cũng sẽ gặp khó khi muốn bán vé tháng, vé quý cho hành khách vì khi đó sẽ không xác định được số lượng vé đã bán ra cho mỗi chuyến.
Không chỉ trong lĩnh vực vận tải thủy nội địa, tại lĩnh vực khám chữa bệnh việc nhà nước dùng các công cụ hành chính cứng nhắc can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp cũng được ông Tuấn chỉ ra.
Theo đó, hiện nay, dự thảo Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi) đang được xây dựng và lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động. Rất nhiều quy định về đăng ký hành nghề khám chữa bệnh trong dự thảo được lấy từ Nghị định 109/2016/NĐ-CP về quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện vẫn đang có hiệu lực áp dụng. Nhiều quy định trong số đó dường như được thiết kế để quản lý trường hợp các bác sĩ bệnh viện công ra ngoài mở phòng khám hoặc làm việc cho các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập khác.
“Tuy nhiên, các quy định này lại không thực sự phù hợp với những người làm việc trong cơ sở y tế tư nhân, đặc biệt là về quản lý thời gian làm việc. Các quy định mang tính hành chính quản lý thời gian làm việc như phân biệt trong giờ và ngoài giờ; phải đăng ký hành nghề với cơ quan nhà nước chi tiết đến từng giờ trong ngày, ngày trong tuần, thậm chí phải bảo đảm thời gian đi lại”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo ông Tuấn đây là vấn đề quan hệ giữa cơ sở khám chữa bệnh công lập với người lao động, không cần có sự can thiệp của Nhà nước. Còn nếu coi các quy định này là nhằm bảo đảm thời gian làm việc của bác sỹ không bị quá mức thì cũng không có biện pháp nào để bảo đảm thi hành trên thực tế.
Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, việc cơ quan nhà nước sử dụng mệnh lệnh hành chính để can thiệp vào thị trường vẫn xảy ra.
Năm 2019, Bộ Công Thương xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 67/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu.
Theo đánh giá của ông Tuấn, dự thảo đưa ra một số biện pháp hành chính để xử lý những hành vi mang tính dân sự một cách không cần thiết.
“Ví dụ đơn cử như dự thảo xử phạt hành vi của đơn vị phân phối mua bán xăng dầu với các đối tượng ngoài hệ thống phân phối trừ trường hợp bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng; hành vi không thông báo bằng văn bản về sự thay đổi giá bán khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tới các đơn vị trong hệ thống.
Các hành vi trên chủ yếu là vấn đề quan hệ giữa các chủ thể trong chuỗi phân phối xăng dầu, khí hoá lỏng, hầu như không ảnh hưởng đến các lợi ích công cộng. Nếu các bên trong quan hệ đó vi phạm nghĩa vụ thì tự họ sẽ có các chế tài xử lý lẫn nhau trong một quan hệ dân sự, Nhà nước không cần thiết phải sử dụng biện pháp hành chính ở đây”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Huyền Trang
Theo DĐDN
Cần nắm để không bị "chặt chém" giá khi mua thuốc tại quầy thuốc của bệnh viện, phòng khám
Nhà thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám, chữa bệnh không được bán thuốc cao hơn giá niêm yết. Cùng với đó, giá bán lẻ thuốc không được chênh lệch quá 15% so với giá nhập.
Để tránh trở thành nạn nhân của hành vi "chặt chém" tại các quầy bán lẻ thuốc, ngay trong khuôn viên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nên "nằm lòng" cho mình những quy định của nhà nước về quản lý giá thuốc tại các cơ sở này.
Theo Điều 135, Nghị định 54/2017/NĐ-CP "Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược", được Chính phủ ban hành ngày 08/5/2017, các cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc. Việc niêm yết giá bán lẻ thuốc được thực hiện bằng các hình thức in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; hoặc thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác phù hợp và phải thuận tiện cho việc quan sát và nhận biết của khách hàng, cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không che khuất nội dung bắt buộc của nhãn thuốc. Đồng niêm yết giá là đồng Việt Nam; giá niêm yết là giá đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có của thuốc); cơ sở bán thuốc không được bán cao hơn giá do cơ sở đã niêm yết.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có những quy định cụ thể để khống chế, siết chặt quản lý với giá thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên của cơ sở khám, chữa bệnh. Những quy định này được nêu rõ tại Điều 136 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP :
-Giá bán lẻ tại cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm giá mua vào ghi trên hóa đơn và thặng số bán lẻ (trị giá tiền chênh lệch giữa giá thuốc bán ra và giá thuốc mua vào của cơ sở bán lẻ thuốc) tính bằng mức thặng số bán lẻ nhân với giá mua vào. Cụ thể:
Giá bán lẻ = Giá mua vào Mức thặng số bán lẻ (%) Giá mua vào
-Mức thặng số bán lẻ của các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cao hơn mức thặng số bán lẻ tối đa như sau:
a) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 15%.
b) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 1.000 đồng đến 5.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 10%;
c) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 5.000 đồng đến 100.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 7%;
d) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 5%;
đ) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất trên 1.000.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 2%.
Lưu ý, đơn vị đóng gói nhỏ nhất để tính thặng số bán lẻ được quy định như sau:
a) Đối với dạng bào chế là viên, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là viên.
b) Đối với dạng bào chế là dạng lỏng, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là ống, chai, lọ, túi, ống tiêm, bơm tiêm đóng sẵn thuốc.
c) Đối với dạng bào chế là dạng bột pha tiêm, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là ống, chai, lọ, túi, ống tiêm, bơm tiêm đóng sẵn thuốc.
d) Đối với dạng bào chế là dạng bột, cốm pha uống, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là gói, chai, lọ, túi.
đ) Đối với dạng bào chế là kem, mỡ, gel dùng ngoài, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là tuýp, lọ.
e) Đối với dạng bào chế là thuốc dán, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là miếng dán.
g) Đối với dạng bào chế là thuốc xịt hay thuốc khí dung, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là bình xịt, chai xịt, lọ xịt hoặc lọ đựng thuốc dùng cho máy khí dung.
h) Đối với dạng bào chế là bộ kít phối hợp, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là bộ kít.
Minh Nhật
Theo dantri
Năm 2020, bắt đầu tăng giá dịch vụ y tế với người không có bảo hiểm y tế Từ 1/1/2020, hàng loạt tỉnh, thành sẽ áp dụng mức giá các dịch vụ y tế tối đa với người không dùng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh. Năm 2020, bắt đầu tăng giá dịch vụ y tế với người không có bảo hiểm y tế. (Ảnh minh họa) Việc điều chỉnh này được áp dụng theo Thông tư số 14/2019...