Cơ quan nghiên cứu Mỹ đưa ra 4 kiến nghị chống Trung Quốc ở Biển Đông
Kiến nghị đề xuất xây dựng cơ chế đa phương giải quyết tranh chấp và khủng hoảng khu vực Biển Đông, đề nghị Mỹ đưa ra tại 4 hội nghị quan trọng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La năm nay.
Trong 4 tháng tới, Mỹ muốn “bắn 4 mũi tên” đối với Trung Quốc. Bài viết dẫn báo cáo của Trung tâm an ninh Mỹ mới (Center for a New American Security, CNAS) cho rằng, mặc dù chính quyền Barack Obama đã áp dụng nhiều biện pháp, nhưng tranh chấp lãnh thổ và biển ở Biển Đông vẫn không dừng lại.
Báo cáo đề nghị, Mỹ cần đề xuất 4 sáng kiến tại Đối thoại Shangri-La vào cuối tháng 5, Hội nghị thượng đỉnh G-7 vào tháng 6, Đối thoại an ninh chiến lược Trung-Mỹ vào tháng 7 và Diễn đàn khu vực ASEAN vào tháng 8, gây khó khăn cho Trung Quốc.
Báo cáo cho rằng, kế hoạch “Triển vọng hành động chung đa phương” còn có thể giúp các nước ở Biển Đông ứng phó với “mối đe dọa an ninh phi truyền thống” (ví dụ: mối đe dọa cướp biển – PV). Những năm gần đây, làm thế nào để ứng phó với “mối đe dọa an ninh phi truyền thống” đã từng bước trở thành nội dung cốt lõi của hợp tác đa phương khu vực Biển Đông.
Trong khuôn khổ kế hoạch “Triển vọng hành động chung đa phương”, các bên, các cơ quan có thể chia sẻ tin tức tình báo kịp thời và hiệu quả hơn, đưa ra phản ứng nhanh chóng đối với các “mối đe dọa an ninh phi truyền thống”.
Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng chủ quyền, an ninh của các nước ven Biển Đông, đang đe dọa nghiêm trọng hào bình, an ninh và ổn định của khu vực
Báo cáo kiến nghị, tại Đối thoại Shangri-La tổ chức vào cuối tháng 5 này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đưa ra khái niệm “Triển vọng hành động chung đa phương”.
Video đang HOT
Đồng thời, Ủy ban an ninh quốc gia Mỹ cần thành lập một tiểu ban công tác liên ngành, đưa ra tư vấn và kiến nghị về các vấn đề như vốn, yêu cầu và phương thức chia sẻ tình báo của kế hoạch “Triển vọng hành động chung đa phương”.
Đồng thời, chính phủ Mỹ cần cân nhắc những nước nào có thể trở thành đối tác hợp tác hoặc đồng minh của kế hoạch “Triển vọng hành động chung đa phương”.
Báo cáo cho rằng, trong tình hình này, Mỹ cần lôi kéo đối tác có ý kiến thống nhất với mình, ủng hộ xây dựng cơ chế trọng tài khu vực hoặc quốc tế, để sử dụng biện pháp hòa bình làm lặng sóng bất đồng và tranh chấp có thể xuất hiện. Nhưng, hiện nay, chỉ có Nhật Bản, Malaysia và Mỹ đã bày tỏ ủng hộ đối với cơ chế trọng tài, việc xây dựng cơ chế này sẽ còn mất nhiều thời gian.
Báo cáo kiến nghị, tại Hội nghị thượng đỉnh G-7 tổ chức vào tháng 6 tới, Tổng thống Mỹ Obama cần đề nghị đưa vào câu “ủng hộ thông qua biện pháp trọng tài quốc tế xử lý tranh chấp biển ở Biển Đông” vào Tuyên bố chung.
Đồng thời cũng nên để các nước châu Âu hiểu rõ, biện pháp trọng tài quốc tế cũng áp dụng cho xử lý vấn đề Ukraine. Các nước có liên quan cần dựa vào pháp quy quốc tế và quy định của chế độ khu vực, xây dựng cơ chế đa phương giải quyết hòa bình tranh chấp.
Trung Quốc cho tàu quân sự vào xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Báo cáo cho rằng, ở góc độ trật tự và an ninh, sự chiếm đóng và quản lý bãi cạn Scarborough của Trung Quốc là bất hợp pháp. Trung Quốc sử dụng các thủ đoạn như kinh tế, quân sự, ngoại giao chiếm đóng cưỡng ép từ tay Philippines, đã làm tổn hại tới tất cả các điều khoản nêu trên, là “xâm hại trên thực tế” lợi ích quốc gia của Mỹ.
Báo cáo khuyến nghị, tại hội nghị đối thoại an ninh chiến lược Trung-Mỹ tổ chức vào tháng 7 tới, Mỹ cần làm rõ lập trường, tức là muốn Trung Quốc rút khỏi khu vực tranh chấp đã chiếm đóng trước năm 2014, khôi phục trạng thái trước tháng 4 năm 2012.
Nếu cần thiết, Mỹ sẽ còn tái khẳng định lập trường này ở Diễn đàn khu vực ASEAN trong năm nay. Đồng thời, quân đội Mỹ cần cân nhắc thực hiện các hành động tự do hàng hải ở vùng biển lân cận bãi cạn Scarborough để nhấn mạnh Mỹ không thừa nhận sự chiếm đóng của Trung Quốc.
Báo cáo cho rằng, nhìn vào tình hình hiện nay, hy vọng giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông trong ngắn hạn là không lớn. Nhưng, ngày càng nhiều máy bay, tàu chính quyền và quân sự đang đổ vào vùng biển và không gian của khu vực này, khả năng “lau súng cướp cò” (xung đột vũ lực) cũng ngày càng lớn, làm thế nào để ngăn chặn hoặc xử lý xung đột và khủng hoảng có thể xảy ra trở thành vấn đề vô cùng cấp bách.
Báo cáo kiến nghị, để đẩy nhanh hình thành cơ chế tham vấn an ninh biển đa phương, chính phủ Mỹ cần khuyến khích sách lược “vừa đàm vừa thực hiện”, tức là trong tình hình đàm phán tổng thể chưa hoàn thành, thực hiện một phần các điều khoản mà các bên đã đạt được đồng thuận.
Trung Quốc luôn có hành động vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam
Theo Giáo Dục
Trung Quốc hành xử "không thể tin được"
Diễn đàn toàn cầu Boston ở Mỹ kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) điều tàu hải quân đến biển Đông để đóng vai trò quan sát viên.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 27-5 bày tỏ lo ngại trước việc tàu Trung Quốc ngang ngược đâm chìm tàu cá Việt Nam và chỉ trích Bắc Kinh đang là bên khiêu khích trong căng thẳng hiện nay ở biển Đông.
Vụ việc đáng báo động
Tại cuộc họp báo ở Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết: "Chúng tôi tiếp tục quan ngại về cách hành xử của tàu thuyền Trung Quốc trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi các bên cùng kiềm chế, giảm căng thẳng, giải quyết vấn đề một cách an toàn và có trách nhiệm".
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam hôm 28-5 Ảnh: CNN
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera bày tỏ sự lo ngại sâu sắc trước việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam. Ông cho biết: "Chúng tôi cho rằng đây là một vụ việc đáng báo động. Một tàu cá Việt Nam bị nhiều tàu cá Trung Quốc bao vây rồi đâm chìm ngay khi có mặt tàu hải giám. Chúng ta cần phải đặt câu hỏi là tại sao một tàu cá, lẽ ra chỉ làm công việc đánh bắt cá, lại đâm vào tàu cá khác như thế. Thật là không thể tin được". Phát biểu trước quốc hội ngày 28-5, Thủ tướng Shinzo Abe cho hay sẽ cân nhắc mở rộng hoạt động của quân đội Nhật Bản ở nước ngoài để đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và ổn định của thế giới. Ông Abe cũng nói Tokyo sẽ hợp tác với ASEAN để bảo đảm luật pháp quốc tế được tôn trọng ở biển Đông giữa lúc Trung Quốc "đang dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng" khu vực này.
Vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam đã trở thành tâm điểm mới của truyền thông quốc tế. Báo Zeit của Đức hôm 27-5 đưa tin một tàu của Trung Quốc rõ ràng đã đâm và làm chìm một tàu cá Việt Nam ở biển Đông. Khi vụ việc xảy ra có khoảng 40 tàu cá Trung Quốc vây quanh một nhóm tàu của Việt Nam. Báo Spiegel cùng ngày đăng tin ảnh về vụ việc, đồng thời dẫn lời một quan chức cấp cao Việt Nam lên án "hành động khủng bố" của Bắc Kinh cũng như khẳng định "Việt Nam sẽ sử dụng mọi kênh ngoại giao để phản đối hành động này". Trong bản tin của Deutsche Welle, ngoài thông tin về hành động ngang ngược mới nhất của Trung Quốc, đài này còn khẳng định việc Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với hơn 2/3 diện tích biển Đông đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước ven biển như Việt Nam và Philippines.
Sáng kiến hòa bình cho biển Đông
Trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông và Hoa Đông gia tăng do sự ngang ngược của Trung Quốc, Diễn đàn toàn cầu Boston (BGF) - một diễn đàn của các học giả tại Mỹ - cho hay sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế vào ngày 2-7 để bàn về những giải pháp bảo đảm hòa bình trên biển Đông và biển Hoa Đông với sự tham gia của các lãnh đạo Liên Hiệp Quốc, Mỹ và châu Á. Hai giáo sư hàng đầu Michael Dukakis và Joseph Nye sẽ điều phối trao đổi trong khi BGF định mời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chủ trì hội thảo.
Mục tiêu của BGF là tìm cách giảm nhẹ nguy cơ xung đột thông qua việc cung cấp cơ chế đối thoại mở giữa những nước liên quan. Hội thảo nói trên sẽ được phát trực tiếp để công dân toàn thế giới theo dõi và thảo luận thông qua các mạng xã hội và website của BGF. Bên cạnh hội thảo, BGF đồng thời kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) điều các tàu hải quân đến biển Đông để làm quan sát viên, đặc biệt là tại nơi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Nỗ lực trên của BGF diễn ra giữa lúc có những chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ quá thụ động và chính quyền Tổng thống Barack Obama không ngăn chặn hiệu quả sự khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông. Tuy nhiên, các quan chức Nhà Trắng bác bỏ chỉ trích, đồng thời chỉ ra Washington vẫn đang phản đối mạnh mẽ những bước đi sai trái của Trung Quốc ở biển Đông.
Tàu Nhật đến biển Đông
Báo Yomiuri hôm 28-5 đưa tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ điều tàu vận tải đổ bộ Kunisaki chở 140 binh sĩ Mỹ và Úc đến biển Đông tham gia diễn tập ứng phó thiên tai quốc tế. Tàu Kunisaki dự kiến rời căn cứ hải quân Yokosuka của Mỹ ở tỉnh Kanagawa - Nhật Bản hôm 29-5 và đến Việt Nam vào ngày 6-6 rồi sau đó là Campuchia và Philippines. Cuộc diễn tập nhiều khả năng sẽ thể hiện sự đoàn kết giữa Nhật Bản, Mỹ và Úc trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Trang tin quân sự Strategy Page (Mỹ) bình luận Trung Quốc lo ngại Nhật hơn hẳn Philippines và Việt Nam. Là một cường quốc công nghiệp và thương mại, Nhật có khả năng kêu gọi quốc tế trừng trị hành vi hiếu chiến của Trung Quốc, trong đó có cấm vận kinh tế dù biện pháp này cũng sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ xấu đến kinh tế thế giới.
Theo Người Lao Động
Thế giới "lột mặt" Trung Quốc trơ trẽn đổ lỗi đâm chìm tàu cá cho Việt Nam Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại "già mồm" cho rằng, tàu cá Việt Nam bị chìm là do lỗi của phía Việt Nam nhưng không qua được mắt cộng đồng quốc tế. Trung Quốc cáo buộc tàu cá bị đâm chìm là lỗi của Việt Nam... Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Tần Cương vừa "già mồm"...