Cơ quan nào được phép yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân của người mua bảo hiểm?
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần xem xét kỹ nội dung xúi giục, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm trong dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) khi cho rằng đây là quy định không rõ ràng.
Đại biểu Đồng Ngọc Ba đề nghị cần làm rõ quy định về xúi giục trong giao kết hợp đồng bảo hiểm – Ảnh: Quochoi.vn
Thảo luận tại tổ ngày 25-10, đại biểu Đồng Ngọc Ba – cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ( Bộ Tư pháp) – bày tỏ băn khoăn và đề nghị cần xem xét lại một cách thận trọng về điều khoản quy định các doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp thông tin bên mua bảo hiểm và các thông tin khác có liên quan để xây dựng hệ thống dữ liệu.
Theo ông, thông tin này có thể liên quan đến bí mật cá nhân, đời tư của người mua bảo hiểm. Vậy thì phải có giới hạn như thế nào, cơ quan nào được phép yêu cầu cung cấp, cần có quy định cụ thể trong luật. Đơn cử như trong trường hợp xem xét xử lý vi phạm pháp luật thì có thể cung cấp, nhưng với những trường hợp khác thì phải luật hóa chứ không thể quy định trong thông tư hướng dẫn.
Đặc biệt, liên quan đến quy định “xúi giục, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm” trong dự thảo, ông Ba cho rằng quy định này vừa không rõ ràng lại không phù hợp. Cũng bởi việc cấm ép buộc là phù hợp vì hợp đồng phải trên cơ sở của tự do, thỏa thuận. Nếu can thiệp đe dọa cưỡng ép để dẫn đến hợp đồng thì có thể xử lý.
Video đang HOT
“Xúi giục” nghe thì có tính chất xấu nhưng nếu quy định xúi giục giao kết hợp đồng bảo hiểm chỉ dừng lại như thế thôi mà coi là vi phạm pháp luật thì rất gây tranh luận”, ông Ba nêu quan điểm rằng trường hợp hợp đồng đó là tự nguyện và mang lại lợi ích cho các bên thì không thể đặt ra vấn đề xử lý người xúi giục được.
Trước quan điểm này, ông Hồ Đức Phớc – bộ trưởng Bộ Tài chính – cũng đồng tình cần xem xét lại thế nào là xúi giục. “Ví dụ như tôi rủ anh đi cà phê thì có tính là xúi giục không?” – ông Phớc đặt câu hỏi và khẳng định sẽ tiếp thu ý kiến để “chuẩn chỉnh hơn”.
Còn theo đại biểu tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Thắng – giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, dự thảo luật cần làm rõ hơn về các khái niệm: “bảo hiểm sinh kỳ”, “bảo hiểm tử kỳ”, “bảo hiểm vi mô”… để người đọc dễ hiểu và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Đồng thời, ban soạn thảo cần nghiên cứu, phân loại, phân nhóm bảo hiểm rõ ràng hơn thay vì quy định quá chi tiết vì sẽ liệt kê không hết được. Theo ông, lĩnh vực bảo hiểm là nguồn lực rất tốt cho việc tái đầu tư nên cần có những quy định làm sao thu hút đông đảo người dân tham gia bảo hiểm.
Cùng quan tâm tới vấn đề này, đại biểu Quốc hội Trần Công Phàn (đoàn Bình Dương) cho rằng việc sử dụng từ ngữ và giải thích từ ngữ trong dự thảo luật cần phải rà soát lại. Số lượng từ phải giải thích quá nhiều khi những nội dung trong dự thảo luật rất khó hiểu, thậm chí không thể hiểu được.
“Khi người dân không hiểu hoặc hiểu không rõ thì họ chắc chắn sẽ không tham gia. Như vậy việc thu hút đông đảo người dân tham gia bảo hiểm sẽ là khó khả thi” – đại biểu Phàn nêu.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình về dự án Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh việc sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm sẽ xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, đồng thời cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành trong phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khách hàng, sự an toàn của cả hệ thống, tiết giảm chi phí xã hội.
Trong đó, quy định nội dung về hợp đồng bảo hiểm cơ bản giữ nguyên cách thiết kế của luật cũ, có bổ sung thêm mục về đề phòng hạn chế tổn thất, phòng chống gian lận và giải quyết tranh chấp.
Sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm là điều cần thiết
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) được xây dựng nhằm mục tiêu hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập của Luật Kinh doanh bảo hiểm với các văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Ảnh: Văn Điệp/TTXVN.
Thẩm tra về dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh khẳng định, Ủy ban Kinh tế tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm như các lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; khắc phục những hạn chế, bất cập sau hơn 20 năm thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; kiến tạo, phát triển thị trường bảo hiểm an toàn, minh bạch, bền vững, hiệu quả, tiệm cận với các thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh và cùng với thị trường tiền tệ - tín dụng và thị trường chứng khoán trở thành các kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Luật Kinh doanh bảo hiểm ra đời cách đây 20 năm, khi thị trường bảo hiểm còn non trẻ, cơ quan quản lý cũng mới thành lập, quy mô thị trường còn nhỏ, các sản phẩm, kênh phân phối chưa đa dạng.
Đến nay, trước sự phát triển của thị trường và nhiều quy định pháp luật liên quan thay đổi, Luật Kinh doanh bảo hiểm bộc lộ một số bất cập nhất định, không còn thống nhất, đồng bộ với quy định mới được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật Dân sự, một số nội dung chưa có căn cứ áp dụng trong thực tiễn như thẩm quyền, quy trình xử lý doanh nghiệp bảo hiểm gặp khó khăn về tài chính; việc áp dụng hoặc tích hợp công nghệ trong kinh doanh bảo hiểm; các yêu cầu về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập; sự liên kết giữa các cơ quan quản lý trong triển khai các chương trình bảo hiểm của Chính phủ...
Một số quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành chưa theo kịp với quốc tế như quy định về phòng chống trục lợi bảo hiểm, rửa tiền, tài trợ khủng bố chưa đầy đủ; điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế; mô hình quản lý tài chính lạc hậu;chưa có yêu cầu về quản trị rủi ro. Vì vậy, việc xây dựng và ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) là cần thiết.
Đồng thời, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm kết hợp với việc cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khách hàng, sự an toàn của cả hệ thống, tiết giảm chi phí xã hội.
Hồ sơ dự án Luật đã được Cơ quan soạn thảo chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bố cục của dự thảo Luật gồm 8 chương, 156 điều (sửa đổi 81 điều, bổ sung 58 điều, bãi bỏ 33 điều và giữ nguyên 17 điều so với Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành). Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần bố cục lại một số chương, mục của dự thảo Luật cho hợp lý hơn.
Ủy ban Kinh tế cho rằng, các nội dung của dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 và tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà nước ta là thành viên.
Tuy nhiên, dự thảo Luật này sau khi được thông qua sẽ song song tồn tại với nhiều luật khác. Do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ, đối chiếu với các luật liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát để luật hóa tối đa các quy định của văn bản dưới luật đã được kiểm nghiệm và áp dụng ổn định trong thực tiễn, nhưng cũng không quy định quá chi tiết, cụ thể những nội dung có thể có biến động, ảnh hưởng đến tính ổn định của luật.
Thêm hơn 14.600 tỷ đồng ngân sách sử dụng cho phòng chống Covid-19 Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cho phép chuyển hơn 14.600 tỷ đồng vào dự phòng ngân sách trung ương để sử dụng cho phòng, chống dịch Covid-19. Chiều 22/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương án sử dụng nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm...