Cơ quan nào có thẩm quyền kỷ luật Uỷ viên Bộ Chính trị?
Theo PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc – nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia HCM), đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị có những sai phạm đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật thì Ban chấp hành TƯ Đảng là cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Như Dân Việt đã thông tin, trong thông báo kết luận kỳ họp thứ 14 Ủy Ban Kiểm tra TƯ Đảng đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TƯ Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Đinh La Thăng – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM theo thẩm quyền.
Trong kết luận nêu rõ: Ông Đinh La Thăng, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐTV Tập đoàn PVN trong giai đoạn 2009 – 2011.
Theo PGS Nguyễn Trọng Phúc, việc Ủy Ban Kiểm tra TƯ Đảng đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật với Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng không phải là trường hợp đầu tiên. Vào năm 1990 ông Trần Xuân Bách lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, do vi phạm kỷ luật ông đã bị cách chức Ủy viên Bộ Chính trị và các chức vụ trong Đảng.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng. Ảnh: Zing
Trường hợp thứ hai là ông Nguyễn Hà Phan, vào năm 1996. Ông Phan là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, do sai lầm trong thời gian làm công tác binh vận, nên tại Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa VII (4.1996), ông đã bị kỷ luật khai trừ Đảng và tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX (10.1996) đã quyết nghị bãi nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội và đại biểu Quốc hội của ông.
Vẫn theo PGS Phúc, trường hợp một Ủy viên Bộ Chính trị như ông Đinh La Thăng có những vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì thẩm quyền quyết định thuộc về Ban chấp hành TƯ. Bộ Chính trị họp rồi bỏ phiếu, sau đó trình ra Ban chấp hành TƯ để Ban Chấp hành TƯ xem xét, quyết định bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Video đang HOT
Nhìn nhận về việc ông Đinh La Thăng bị đề nghị thi hành kỷ luật Đảng, PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc nói: “Kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước không có vùng cấm, không loại trừ bất kỳ ai. Dù anh ở cương vị nào được giao nếu vi phạm đều phải bị xử lý về kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước. Mọi đảng viên không kể chức vụ đều bình đẳng trước pháp luật, trước pháp luật của Nhà nước. Thậm chí dù anh đã nghỉ hưu, chuyển công tác khác nhưng anh công tác ở nơi cũ mà vi phạm việc này, việc kia cũng vẫn bị xem xét, xử lý quy trách nhiệm”.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành TƯ 7 kỳ II khóa IX, Ban Chấp hành TƯ đã xem xét và biểu quyết thi hành kỷ luật ông Trương Tấn Sang lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương bằng hình thức khiển trách. Lý do là trong thời kỳ làm Bí thư Thành ủy TP.HCM (khóa VI) ông chưa làm tròn trách nhiệm trong việc chỉ đạo điều tra, ngăn chặn những hoạt động tội phạm của Trương Văn Cam cùng đồng bọn và có những khuyết điểm trong công tác cán bộ.
Theo Danviet
Bí thư Thăng: Đừng để anh Hải thành ngôi sao cô đơn
"Rất đáng khen tinh thần quyết liệt của anh Hải, nhưng phải nói rằng thời gian qua anh Hải rất áp lực, cảm thấy như anh Hải rất cô đơn", ông Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM - đã thốt lên như vậy tại Hội nghị quán triệt, thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị trong thời gian tới trên địa bàn TP.HCM sáng 11.3.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng nhấn mạnh: "Đừng để anh Hải trở thành ngôi sao cô đơn". (Ảnh: Zing)
Chúng ta cần những người như anh Hải
"Tôi thấy thời gian vừa qua anh Hải (Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, TP.HCM) cứ dẫn đoàn đi dẹp lòng lề đường, vỉa hè mà không thấy mặt Chủ tịch quận, Bí thư quận đâu hết. Các đồng chí phải có mặt để hỗ trợ anh Hải chứ, đồng thời nếu thấy làm chưa đúng thì chấn chỉnh. Sao lại để anh Hải một mình vậy, đừng để anh Hải trở thành ngôi sao cô đơn", Bí thư Thăng chỉ đạo.
Cũng theo Bí thư Thăng, việc dẹp lòng lề đường, vỉa hè phải làm quyết liệt. Ở quận, cũng như phường có tới ba ông: bí thư, chủ tịch và trưởng công an nắm trong tay quyền hành thì phải quyết liệt. Cả ba ông này phải ra quân đồng bộ thì mới mong giành lại được vỉa hè.
Trước đó, trong phần phát biểu của Bí thư phường Đa Kao, quận 1, Bí thư Thăng nhắc nhở: "Không báo cáo dài dòng, không kiến nghị nhiều mà tôi muốn hỏi có làm được không? Có để tái chiếm không? Được thì nói làm được, không làm được thì nói không, báo cáo dài dòng làm chi".
Trước câu hỏi bất ngờ của Bí thư Thăng, Chủ tịch phường Đa Kao hứa sẽ làm quyết liệt và chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để tái chiếm lòng lề đường, vỉa hè. Riêng Bí thư phường Bình Trị Đông thì thẳng thắn "nếu làm không được tôi sẽ từ chức", lời hứa này đã được hội nghị vỗ tay hoan nghênh.
Phó Chủ tịch UBND quận 1 (TP.HCM) Đoàn Ngọc Hải trong một lần xuống đường giành lại vỉa hè cho người đi bộ. (Ảnh: Thuận Thắng/Tuổi Trẻ)
Cũng góp ý kiến chỉ đạo, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM nói, ở cấp phường phải làm quyết liệt thì mới không có chuyện tái chiếm lòng lề đường, vỉa hè. "Tôi nghe anh Hải nói có lần xuống một phường dẹp xong, kêu chủ tịch phường ra để bàn giao nhưng chờ một tiếng vẫn chưa thấy tới. "Sao vậy, "quyết liệt" kiểu này thì sao có được lòng lề đường, vỉa hè thông thoáng?", ông Phong truy.
Có chống lưng hay không?
Theo Bí thư Thăng, có một tin nhắn của người dân cho hay: "Hàng tháng tôi đã đóng tiền cho quận rồi sao lại còn đập cửa hàng của tôi?". "Chúng ta phải xem lại việc này, có đúng hay không, nếu không sao người dân lại nói như thế", ông Thăng nói.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban An toàn giao thông (ATGT) nói: "Tôi thấy anh Chung (Chủ tịch Hà Nội) nói về việc chống lưng cho hàng quán buôn bán lòng lề đường, vỉa hè. Chúng ta có không? Tôi nghĩ có đấy, phải biết để rà soát nội bộ để xem ai chống lưng mà xử lý chứ".
Cũng theo ông Tường, thời gian qua chưa thấy ai bị xử lý trách nhiệm trong vấn đề này cả, dù nhiều nơi nhiều chỗ không làm được việc. Phải xử lý trách nhiệm thì mới có sự quyết liệt từ các phường, quận, huyện.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã chỉ đạo, giao chủ tịch UBND quận/huyện chịu trách nhiệm trước UBND TP trong việc bảo đảm trật tự lòng lề đường, vỉa hè trên địa bàn quản lý. Duy trì, không để tái diễn tình trạng mất trật tự lòng lề đường, vỉa hè sau khi đã tổ chức xử lý. Nếu để tái diễn sẽ xem xét trách nhiệm chủ tịch quận, huyện không hoàn thành nhiệm vụ, để tình hình trật tự lòng lề đường, vỉa hè phức tạp. Thậm chí, chuyển công tác đối với người đứng đầu đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Về việc này, Bí thư Thăng cũng quyết liệt: "Nếu không làm được hay để tái chiếm lòng lề đường, vỉa hè thì mời lãnh đạo quận/huyện và phường đi làm việc khác".
Cũng theo ông Thăng, có hiện tượng nhiều phường vì kiếm thêm ngân sách nên cho rào một số vỉa hè trông giữ xe để thu tiền. "Không được tái diễn chuyện này, ông làm được thì người dân cũng làm theo, khó giải quyết. Việc ngân sách đã có thành phố lo, không vì bất cứ lý do gì mà chiếm vỉa hè thu tiền giữ xe được", ông Thăng chỉ đạo.
"Tôi biết việc này cũng có nhiều cái khó, nhưng khó thì phải làm quyết liệt, cả hệ thống phải vào cuộc. Chúng ta đang có sự đồng thuận của các cấp, các ngành, nhất là sự quyết liệt của UBND TP, đặc biệt là niềm tin của người dân. Nhưng chủ trương dẹp đường thông, hè thoáng không phải là đẩy, đuổi người dân. Kinh tế vỉa hè luôn gắn với đời sống của người dân, là an sinh xã hội. Phải có biện pháp đồng bộ, dẹp thì cũng phải tìm nơi để người dân, nhất là dân nghèo buôn bán hàng rong có chỗ mưu sinh. Dẹp cũng phải tìm và xây dựng bằng được các địa điểm đỗ xe cho người dân... Có biện pháp đồng bộ, hợp lòng dân thì kết quả sẽ tốt, mà người dân cũng đồng thuận", Bí thư Thăng chỉ đạo.
Theo Danviet
"Kẹt xe hoài làm tụi con trễ giờ học" "Sáng nào con cũng phải dậy rất sớm để đi học vì đường kẹt xe mà nhiều khi vẫn bị trễ. Con mong các cô chú lãnh đạo quan tâm nhiều hơn về việc này để tụi con được đến trường đúng giờ hơn". Bạn Bùi Nguyễn Quỳnh Mai ở Q.9 đề nghị lãnh đạo thành phố phải có giải pháp cụ thể...