Cơ quan khí tượng triều Nguyễn
Ngoài việc xác định khí tượng thời tiết có gì bất thường để tham mưu cho triều đình ứng phó, Khâm Thiên Giám còn là cơ quan chịu trách nhiệm làm lịch.
Cổng vào trụ sở Khâm Thiên Giám. Ảnh: Võ Thạnh.
Sau khi lên ngôi năm 1802, vua Gia Long cho thành lập cơ quan khí tượng mang tên Khâm Thiên Giám để xem thiên văn, dự báo thời tiết, làm lịch cùng các công việc liên quan. Ngày giờ diễn ra các lễ quan trọng của triều Nguyễn xưa đều được cơ quan này tư vấn như ngày giờ lễ Tế Giao, lễ Đăng cơ của vua, lễ công bố bảng vàng khoa cử…
Năm 1826, thời vua Minh Mạng, trụ sở chính của Khâm Thiên Giám được xây dựng nằm trong kinh thành Huế. Một năm sau, vua cho xây Quan Tượng Đài ở phía tây nam kinh thành Huế với chiều cao 4,2 m làm đài quan sát. Tại đài quan sát, ngoài việc dựng cột và treo cờ xem hướng gió, triều đình cũng dựng một căn đình bát giác gọi là Bát Phong Đình.
Năm 1827, vua Minh Mạng dụ: Khâm Thiên Giám hàng ngày treo cờ đài đều dùng cờ đuôi nheo. Để ghi nhớ, giờ mão treo cờ xanh, giờ thìn cờ vàng, giờ tỵ cờ đỏ nhạt, giờ ngọ cờ đỏ thẫm, giờ mùi cờ vàng tươi, giờ thân cờ sắc hoa cà, giờ dậu cờ sắc lam nhạt. Triều đình cũng treo thêm cờ ở Quan Tượng Đài để xem hướng gió.
Ngôi nhà còn sót lại trong khu vực trụ sở Khâm Thiên Giám xưa kia. Ảnh: Võ Thạnh.
Theo sách Khâm định Đại nam Hội điển sự lệ, tổ chức nhân sự làm việc tại Khâm Thiên Giám vào các thời vua Nguyễn khác nhau. Thời vua Gia Long và đầu thời vua Minh Mạng, Khâm Thiên Giám có khoảng 60 quan lại làm việc, đến thời vua Thiệu Trị chỉ còn 20 người.
Video đang HOT
Đứng đầu Khâm Thiên Giám là quan đại thần kiêm nhiệm và được gọi với chức danh là Kiêm quản Khâm Thiên Giám sự vụ đại thần. Trong công việc hàng ngày, Khâm Thiên Giám được điều hành bởi 2 quan Giám chính, Giám phó cùng các thuộc viên là Ngũ quan chính, Linh đài lang cùng các Bát cửu phẩm Thư lại và Vị nhập lưu Thư lại.
Việc bổ nhiệm nhân sự vào Khâm Thiên Giám không có sự phân biệt địa vị xã hội. Triều Nguyễn chỉ chú trọng người nào có tài, am hiểu thông văn địa lý.
Để chiêu hiền đãi sĩ vào làm việc tại Khâm Thiên Giám, năm 1836 vua Minh Mạng dụ: “Bộ Lễ thông báo đến các tỉnh Bắc Kỳ, nếu có người chiêm nghiệm tinh tường, suy xét mưa gió, cùng thông hiểu lịch thất chính (độ số trăng, sao) không phân biệt quan dân, các địa phương cấp bằng cho đến kinh đô để bổ dụng vào làm ở Khâm Thiên giám”.
Triều Nguyễn cũng cấp cho Khâm Thiên Giám nhiều bộ sách về thuật số, phong thủy, vật lý cùng các loại dụng cụ liên quan đến việc đo lường, xác định khí tượng như ống ngắm, bàn xem hướng gió, dụng cụ đo bóng mặt trời. Đó là những trang thiết bị tối thiểu cho việc xem giờ, báo giờ, chọn ngày giờ, làm lịch, dự báo thời tiết.
Quan Tượng Đài hoàn thành trùng tu vào năm 2013. Ảnh: Võ Thạnh.
Đến năm 1918, thời vua Khải Định, Khâm Thiên Giám được chuyển đến gần bộ Học (khu vực phường Thuận Thành, TP Huế ngày nay) và tồn tại cho đến năm 1945 khi triều Nguyễn kết thúc.
Trải qua năm tháng chiến tranh cùng sự xâm lấn của các hộ dân, trụ sở Khâm Thiên Giám triều Nguyễn xưa kia nằm trên đường Hàn Thuyên (phường Thuận Thành, TP Huế) đã đổ nát. Khu nhà được cho là nơi làm việc của các quan trong Khâm Thiên Giám ngày xưa, nay có nhiều hộ dân sinh sống.
Hiện chỉ còn Quan Tượng Đài, một công trình thuộc Khâm Thiên Giám, được Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế hoàn thành trùng tu vào năm 2013.
Võ Thạnh
Theo VNE
Vị vua có 142 đứa con, nhiều nhất sử Việt
Vua Minh Mạng triều Nguyễn có rất nhiều vợ, ông nổi tiếng với phương thuốc giúp một đêm có thể làm 5 bà mang thai.
Theo Nguyễn Phúc Tộc thế phả, vua Minh Mạng sinh năm 1791, tên Nguyễn Phúc Đảm và là con thứ tư của Gia Long. Ông lên ngôi năm 1820 - vị vua thứ 2 của triều Nguyễn được miêu tả là thông minh, hiếu học, giỏi cưỡi ngựa, bắn cung, rất chăm lo việc triều chính.
Chân dung vua Minh Mạng được phác họa trong cuốn sách xuất bản ở Anh năm 1828. Ảnh: Tư liệu
Trong cuốn Kể chuyện các đời vua nhà Nguyễn do ông Nguyễn Viết Kế biên soạn có viết, khi nghỉ ngơi vua có 5 bà vợ hầu hạ. "Một bà vấn thuốc têm trầu, bà quạt, bà đấm bóp, người ru và một để sai vặt. Mỗi bà một canh, hết 5 canh thì danh sách các bà được chuyển giao cho Tôn Nhơn phủ giữ để tiện theo dõi việc khai hoa nở nhụy của họ".
Danh sách này thống kê, vua Minh Mạng đã ăn nằm với 43 phi tần, sinh hạ được 142 người con. Trong đó có 78 hoàng nam, 64 hoàng nữ. Ông cũng là vị vua có nhiều phi tần và đông con nhất trong số 13 vua triều Nguyễn.
Vua Minh Mạng là người được hưởng nhiều vui thú nhất trong các vua Nguyễn ở chốn phòng the. Số phi tần ăn nằm với vua có con là 43 người, song theo nhiều tài liệu trong cung vua có đến 500-600 người. Vợ ông phần lớn là con gái miền Nam.
Hai vương phi được sủng ái nhất là Hiền phi Ngô Thị Chính và bà Lệ Tân Nguyễn Gia Thị. Hiền phi sinh được 4 hoàng tử, 2 công chúa còn Nguyễn Gia Thị sinh được 7 hoàng tử và 3 công chúa. Hai bà thường xung đột nhau, Ngô Thị Chính cậy mình được vua yêu mến thường đánh ghen các bà khác. Vua Minh Mạng cũng nhiều lần đau đầu vì khó xử.
Theo một số sách, lúc lên ngôi năm 29 tuổi, vua Minh Mạng yếu về đường sinh dục do hưởng thụ sớm. Ông khi đó ra lệnh cho các quan ngự y phải giúp mình lấy lại sức khỏe.
Họ làm ra thang thuốc bổ ngâm rượu để vua dùng hằng ngày có tên Minh Mạng thang gồm 20 bài (có tài liệu ghi 24 bài). Trong đó, 2 bài nổi tiếng nhất là "nhất dạ lục giao sinh ngũ tử" (một đêm quan hệ 6 lần, sinh 5 con trai) và "nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử" (một đêm quan hệ 5 lần, sinh 4 con trai).
Hiệu nghiệm thuốc rõ rệt, vua Minh Mạng vì thế có đến hơn trăm người con. Thuốc cũng giúp vua thêm trí tuệ, minh mẫn để xử lý việc triều chính hằng ngày.
Giống cha, nhiều người con của vua Minh Mạng cũng sinh hạ hàng chục con. Trong đó, Thiệu Trị kế ngôi có 64 người con, đặc biệt nhất là Thọ Xuân Vương Miên Định có đến 144 người con, hơn cả cha mình. Một người con khác của Minh Mạng là Miên Trinh có 114 con. Tuy nhiên, cháu nội ông sau này là vua Tự Đức có đến 300 bà nhưng không sinh được con.
Minh Mạng được xem là vị vua anh minh của triều Nguyễn. Dưới thời của ông kinh tế ổn định, đời sống của người dân có phần sung túc sau nhiều năm chiến tranh. Hồi đó lãnh thổ Việt Nam được mở rộng hơn bao giờ hết. Vua Minh Mạng cũng đưa ra hàng loạt cải cách trong bộ máy chính quyền, giáo dục, nông nghiệp...
Toàn cảnh lăng mộ Minh Mạng ở Huế chụp đầu thế kỷ 20. Ảnh: Tư liệu
Vua Minh Mạng qua đời ngày 28/12/1841, thọ 50 tuổi, ở ngôi 21 năm. Lăng mộ ông hiện vẫn lưu giữ gần như nguyên vẹn ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sơn Hòa
Theo VNE
Dấu tích Quốc Tử Giám dưới triều Nguyễn Với mục đích xây dựng đất nước giàu mạnh, triều Nguyễn đã cho xây dựng Quốc Tử Giám - trường đại học lớn nhất cả nước - để làm nơi đào tạo nhân tài. Sau khi lên ngôi năm 1802, vua Gia Long bắt đầu công cuộc tìm kiếm nhân tài nhằm xây dựng nước nhà giàu mạnh. Một năm sau, vua cho...