Có quận “dốc sức”, đường về nông thôn mới của huyện không xa
Từ năm 2016 đến nay, 12 quận nội thành của thủ đô Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các huyện, thị xã trên địa bàn xây dựng nông thôn mới (NTM) với tổng kinh phí là 379,9 tỷ đồng.
Hỗ trợ hàng trăm tỷ cho các huyện
Thực hiện chủ trương huy động nguồn lực phục vụ xây dựng NTM của TP.Hà Nội, những năm qua, các quận đã tích cực hỗ trợ các huyện, thị xã về nguồn lực, trong đó, Thanh Xuân là một trong những đơn vị đi đầu. Nguồn lực từ quận đã hỗ trợ tích cực các huyện trong đầu tư cơ sở hạ tầng, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
Trường Mầm non Đông Hội (huyện Đông Anh, Hà Nội) được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Ảnh: Hải Đăng
Mới đây nhất là công trình Trường Mầm non Thanh Văn (xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai) được quận Thanh Xuân hỗ trợ, đầu tư xây mới với kinh phí 36 tỷ đồng. Với quy mô phòng học, cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc gia, trường có 14 phòng học tiêu chuẩn cùng đầy đủ công trình phụ, kho chứa đồ được ngăn riêng trong từng lớp học; 2 phòng chức năng; khu bếp ăn… đảm bảo phục vụ nhu cầu học tập của 500 học sinh tại địa phương này.
Chuyển từ ngôi trường cũ chật chội, xuống cấp về cơ sở mới khang trang, hiện đại, bà Hồng Hạnh – Hiệu trưởng Trường Mầm non Thanh Văn chia sẻ: “Trước đây, ở trường cũ, diện tích lớp học chỉ 35m2 nhưng có hơn 60 cháu/lớp. Do lớp đông, trường xuống cấp, nhiều gia đình không cho con đến trường. Dù nhà trường tiếp nhận trẻ từ 2 tuổi nhưng nhiều cháu 4 – 5 tuổi mới đi học”.
Ông Nguyễn Huy Oánh – Chủ tịch UBND xã Thanh Văn cho hay, trong những năm qua, Thanh Văn đã đổi thay rất nhiều, nhất là về giáo dục. Ngoài Trường Mầm non Thanh Văn được xây mới, các trường tiểu học, THCS của xã cũng đã và đang được thành phố đầu tư, xây dựng khang trang. Cả 3 khối trường học của xã đều được nâng cấp đạt trường chuẩn quốc gia.
Từ năm 2015 đến nay, quận Thanh Xuân đã hỗ trợ 4 huyện xây dựng NTM, trong đó hỗ trợ huyện Ba Vì gần 78,7 tỷ đồng; huyện Quốc Oai gần 5 tỷ đồng; huyện Thanh Oai 36 tỷ đồng; huyện Đông Anh 40 tỷ đồng. Trong năm 2018, dự kiến quận Thanh Xuân hỗ trợ huyện Sóc Sơn 40 tỷ đồng…
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Lưu – Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết: “Khi khu vực nông thôn được quan tâm phát triển, đời sống của người dân cũng sẽ được nâng cao. Xuất phát từ yêu cầu đó, cùng với việc thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy, quận Thanh Xuân xác định góp sức xây dựng NTM vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm của nhân dân quận Thanh Xuân với nhân dân các huyện”.
Chung tay tích cực, hiệu quả
Theo Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020″, tính đến nay, Hà Nội đã có 4 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM là Đan Phượng, Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức. Dự kiến sẽ có thêm 4 huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2018 là Gia Lâm, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ.
Cũng theo Ban chỉ đạo Chương trình 02, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình 02 từ đầu năm 2016 đến nay là hơn 26.804 tỷ đồng, tăng hơn 9.693 tỷ đồng so với năm 2017.
TP.Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả khả quan, qua đó giữ vững vị thế dẫn đầu cả nước trong xây dựng NTM. Đây là kết quả của sự vào cuộc, hỗ trợ tích cực kịp thời từ các quận nội thành cho các huyện ngoại thành.
Thống kê cho thấy, từ năm 2016 đến nay, 12 quận nội thành đã hỗ trợ các huyện xây dựng NTM với tổng kinh phí là 379,9 tỷ đồng, tăng 145,9 tỷ đồng so với cuối năm 2017. Trong đó, dẫn đầu là quận Thanh Xuân hỗ trợ 4 huyện với tổng kinh phí 181 tỷ đồng, tiếp đến là quận Ba Đình (35 tỷ đồng), Nam Từ Liêm (31,8 tỷ đồng)…
Để Hà Nội tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu cả nước trong xây dựng NTM, bà Ngô Thị Thanh Hằng – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho rằng, nhiệm vụ đột phá từ nay đến năm 2020 là phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông thôn.
Bà Hằng lưu ý, các quận nội thành tiếp tục quan tâm, hỗ trợ kinh phí xây dựng NTM cho các huyện, thị xã. Đồng thời, các huyện, thị xã chỉ đạo các xã đăng ký đạt chuẩn NTM giai đoạn 2018 – 2020 tập trung xây dựng, hoàn thiện những tiêu chí chưa đạt, phấn đấu hết năm 2020, Hà Nội có 12/18 huyện, thị xã và 95% tổng số xã hoàn thành xây dựng NTM.
Theo Danviet
Đông Anh dốc sức đưa xã cuối cùng về đích
Dù đã về đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2016 nhưng hiện nay, huyện Đông Anh (Hà Nội) vẫn còn xã Dục Tú chưa được công nhận đạt chuẩn. Hiện huyện Đông Anh đã đề ra nhiều giải pháp mang tính cốt yếu để khắc phục các yếu điểm trên nhằm đảm bảo chương trình xây dựng NTM của địa phương phát triển đúng hướng.
Vẫn còn nhiều hạn chế
Ông Nguyễn Văn Quang - Bí thư Huyện ủy Đông Anh cho hay, nhờ thực hiện đồng bộ các chế độ, chính sách, giải pháp giảm nghèo hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo của Đông Anh từ 2,24% vào năm 2016 đã giảm xuống còn 1,86% vào đầu năm 2017. Đến nay, huyện chỉ còn 460 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,57%.
Nghề trồng quất cảnh đang mang lại thu nhập cao cho các hộ dân tại một số xã của huyện Đông Anh (Hà Nội). Ảnh: Đ.H
"Chúng tôi nhấn mạnh vai trò của xã hội hóa. Đây là trợ lực có ý nghĩa lớn với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, huyện Đông Anh phủ kín 100% quy hoạch trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/500".Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh
Theo ông Quang, nhờ chuyển đổi cơ cấu kinh tế đúng hướng, giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh đã đạt trên 250 triệu đồng/ha. Thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nông thôn huyện tiếp tục được nâng cao, đến nay đạt khoảng 43 triệu đồng/người/năm.
Trong giai đoạn thực hiện xây dựng NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia xã NTM giai đoạn 2016-2020, đến hết quý I/2018, số xã được công nhận xã chuẩn NTM của huyện Đông Anh là 22/23 xã.
Hiện, chỉ còn xã Dục Tú chưa đạt chuẩn NTM. Theo kết quả đánh giá chấm điểm 19 tiêu chí xây dựng NTM, hiện xã đạt 16 tiêu chí, chưa đạt 3 tiêu chí về giao thông, cơ sở vật chất, văn hóa và trường học.
Theo kết quả chấm điểm huyện NTM giai đoạn 2016 - 2020 theo Hướng dẫn số 108/HD-UBND của TP.Hà Nội, huyện Đông Anh hiện đạt 99/100 điểm.
Huyện Đông Anh cũng triển khai thực hiện xây dựng NTM xã Đông Hội theo hướng điển hình tiên tiến gắn với phát triển đô thị. Đến nay, xã Đông Hội đã đạt 13 tiêu chí, chưa đạt 6 tiêu chí.
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp của huyện Đông Anh vẫn còn ở quy mô nhỏ, ứng dụng công nghệ khoa học vào sản xuất còn hạn chế. Tiến độ xây dựng NTM ở xã Dục Tú còn chậm, một số tiêu chí có tỷ lệ đạt còn thấp như an toàn thực phẩm, môi trường...
Để khắc phục tồn tại này, ông Lê Thiết Cương - Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng, huyện Đông Anh cần tiếp tục tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để sớm đưa xã Dục Tú cán đích xã NTM, đồng thời thực hiện từng bước phù hợp để đưa xã Đông Hội trở thành xã NTM điển hình gắn với phát triển đô thị.
"Bên cạnh đó, huyện cũng cần tập trung thực hiện quy hoạch phù hợp với tình hình của địa phương, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp" - ông Cương nói.
Chú trọng công tác quy hoạch
Xác định quy hoạch là khâu cốt yếu trong mục tiêu xây dựng NTM theo hướng đô thị hóa nông thôn, huyện Đông Anh tập trung huy động các nguồn lực để đẩy nhanh công tác này, phấn đấu hoàn thành quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn vào năm 2020.
Theo Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Đông Anh Nguyễn Quang Đặng, đầu năm 2018, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 19/KH-UBND về đẩy mạnh việc lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 của 85 điểm dân cư nông thôn trên địa bàn. Cùng với đó là 28 đồ án quy hoạch điểm dân cư nông thôn của 10 xã, giai đoạn 2018 - 2020. Đây được xem là cơ sở để huyện tăng cường công tác quản lý đầu tư, xây dựng theo quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế, khai thác có hiệu quả tiềm năng nguồn lực từ đất.
Ông Nguyễn Xuân Linh - Phó Chủ tịch UBND huyện cho hay, trong vòng 5 năm tới, nhu cầu sử dụng đất phát triển đô thị trên địa bàn huyện sẽ có những biến đổi lớn. Việc đẩy nhanh công tác quy hoạch sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ đô thị hóa nông thôn.
"Địa phương đã xác định và phân công trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ quy hoạch. Cùng với đó là đẩy mạnh tổ chức thực hiện quy hoạch, đảm bảo quy trình, trình tự theo đúng quy định Nhà nước hiện hành, trên cơ sở dân chủ, công khai, cũng như bảo đảm chất lượng và tính khả thi cao của các đồ án quy hoạch" - ông Linh chia sẻ.
Theo Danviet
Kết nối giao thông để dân tiện làm ăn Bước sang giai đoạn 2016-2020, giai đoạn nâng chất các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), các huyện ngoại thành TP.HCM đã tập trung hoàn thiện tiêu chí giao thông nhằm phục vụ sản xuất, sinh hoạt và giao thương. Theo Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM huyện Cần Giờ, ngay từ đầu, Ban chỉ đạo đã tập trung...