Cơ quan điều tra khẳng định dấu hiệu phạm pháp tại dự án Thanh Hà-Cienco 5
Theo cơ quan điều tra, việc Cienco 5 Land huy động vốn liên quan việc kinh doanh các sản phẩm bất động sản thuộc dự án khu đô thị Thanh Hà-Cienco 5 (Thanh Hà A&B) có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Ngày 27/6, nguồn tin của PV cho biết, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã ra văn bản yêu cầu dừng hoạt động huy động vốn liên quan đến kinh doanh BĐS thuộc Dự án Thanh Hà-Cienco 5.
Ngay sau khi thông tin Tập đoàn Mường Thanh của đại gia Lê Thanh Thản thâu tóm thành công các dự án Thanh Hà được lan truyền, giá đất tại khu vực này lại lập tức gây sốt.
Cụ thể, văn bản số 454/CV-ANĐT-P5 nêu rõ: Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đang điều tra, xác minh vụ việc có dấu hiệu cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc thực hiện dự án BT đầu tư đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) và các dự án hoàn vốn: Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 (trước đây là Thanh Hà A, Thanh Hà B), Mỹ Hưng- Cienco 5 do Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5-CTCP (Cienco 5) là nhà đầu tư/chủ đầu tư.
Kết quả điều tra đến nay, xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc Cienco 5 Land huy động vốn liên quan đến việc kinh doanh các sản phẩm bất động sản thuộc dự án khu đô thị Thanh Hà-Cienco 5, ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân liên quan.
Video đang HOT
Từ đó, cơ quan An ninh Điều tra yêu cầu Cienco5 Land dừng ngay việc huy động vốn liên quan đến việc kinh doanh các sản phẩm bất động sản thuộc Dự án khu đô thị Thanh Hà-Cienco5.
Nhiều điểm phân phối trực tiếp chung cư, liền kề, biệt thự mang tên “Thanh Hà – Mường Thanh” đã mọc lên ngay trong khuôn viên dự án.
Liên quan vụ việc này, ngày 13/6, Báo điện tử VTC News đã có bài viết (trong đó dẫn lời một đại diện Cienco 5) phản ánh và đưa ra cảnh báo “việc khách hàng đầu tư mua bất động sản tại các dự án Thanh Hà và Mỹ Hưng với Cienco 5 Land khi chưa có sự đồng ý của Cienco 5 rất dễ gặp rủi ro”.
Lý do, theo ông Lê Quang Vinh (Tổng giám đốc Cienco 5) là bởi, Cienco 5 Land chỉ là doanh nghiệp thực hiện dự án, Cienco5 mới là nhà đầu tư dự án BT, chủ đầu tư dự án đối ứng. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, chỉ có nhà đầu tư – đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất của quỹ đất thanh toán tương ứng với phần giá trị Dự án BT hoàn thành – mới đủ tư cách pháp lý đứng ra làm sổ đỏ cho người mua.
“Trên tất cả các văn bản pháp lý của dự án như: Giấy chứng nhận đầu tư, Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) Dự án Đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây được ký kết với Sở GTVT Hà Tây ngày 18/4/2008, Phụ lục hợp đồng BT được ký kết vào tháng 7/2014 giữa Sở GTVT Hà Nội và Cienco 5, Cienco 5 Land, các quyết định cho phép đầu tư xây dựng dự án hoàn vốn… vai trò nhà đầu tư, chủ đầu tư của Cienco 5 luôn được khẳng định.” – Ông Vinh nói.
Mặc dù đã có loạt bài viết phân tích tính pháp lý, những rủi ro có thể gặp phải của dự án này khi được chuyển giao thiếu căn cứ từ Cienco 5 Land cho Tập đoàn Mường Thanh, nhưng không hiểu sao, nhiều người vẫn lao vào đầu tư “như thiêu thân”. Vì sao vậy?
Theo NTD
Vụ lừa bán đất dự án Thanh Hà - Cienco 5: 2 án chung thân
Ngày 23.6, TAND TP.Hà Nội kết thúc phiên toà xét xử Lê Hoà Bình và các đồng phạm lừa bán đất tại Thanh Hà - Cienco 5 và tuyên phạt 2 án chung thân với các tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các bị cáo đã lừa đảo, chiếm đoạt số tiền gần 800 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, năm 2010, Lê Hoà Bình (SN 1954, ở Ba Đình, Hà Nội), nguyên Chủ tịch HĐQT Cty CP xây dựng và dịch vụ 1/5 ký hợp đồng cho Cty CP phát triển địa ốc Cienco 5 (Cienco 5) vay 200 tỷ đồng. Đổi lại, Cty 1/5 được quyền ưu tiên thực hiện Hợp đồng hợp tác đầu tư tại khu đô thị Thanh Hà A - Cienco 5 với diện tích khoảng 55.000m2.
Sau đó, Lê Hoà Bình đã dùng hợp đồng trên để huy động vốn từ những người có nhu cầu mua đất. Do phía Cty 1/5 không chuyển tiền theo thỏa thuận nên Cienco 5 đã hủy hợp đồng đã ký nhưng ông Bình và đồng phạm tiếp tục dùng hợp đồng trên để đánh lừa khách hàng.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Lê Hoà Bình đã ký 463 hợp đồng giao vốn, thu về số tiền hơn 789 tỷ đồng của 424 khách hàng. Đến nay vẫn còn hơn 208 tỷ đồng chưa khắc phục được.
Kết thúc phiên toà, HĐXX tuyên phạt Lê Hoà Bình án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 15 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ. Tổng hình phạt bị cáo phải nhận là tù chung thân.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Thoa (SN 1965, ở Thanh Xuân, Hà Nội) cũng nhận án chung thân vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, Thoa và Lê Hoà Bình, mỗi bị cáo phải trả hơn 104 tỷ đồng cho các bị hại.
Nguyễn Mạnh Cường (SN 1972, ở Ba Đình, Hà Nội), nguyên Tổng giám đốc Cty 1/5 nhận mức án 17 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hai bị cáo còn lại là Đào Duy Phong (SN 1958, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (SN 1972, ở Bình Thạnh, TP.HCM) lần lượt nhận mức án 6 năm tù và 5 năm tù cùng về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo Xuân Ân (Tiền Phong)
Vụ án Thanh Hà Cienco 5 Land: Có bỏ lọt tội phạm? Sau nhiều năm truy tố, điều tra, xét xử, vụ án lừa đảo xảy ra tại Dự án Thanh Hà Cienco 5 Land đã bị hủy án sơ thẩm để điều tra lại vì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Một phần lớn trong số 800 tỷ đồng huy động của khách hàng tại Dự án Thanh Hà Cienco5 Land được Lê...